Sự liên hệ của ngƣời sống với ngƣời yêu đã chết

Một phần của tài liệu Những yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Đồi gió hú của Emily Bronte (Trang 43 - 45)

THẾ GIỚI CỦA NHỮNG NHÂN VẬT BẤT THƢỜNG

2.2.Sự liên hệ của ngƣời sống với ngƣời yêu đã chết

Tình yêu giữa Catherine và Heathcliff nảy sinh trên cơ sở đồng cảm. Hai người tương xứng về nhiều mặt nên họ được coi là đồng nhất. Catherine tuyên bố một câu hết sức nổi tiếng: “Em là Heathcliff”, trong lúc đó Heathcliff, trong cái chết của Catherine, than van rằng hắn không thể sống thiếu “tâm hồn” mình, ý nói Catherine. Tình yêu của họ từ chối sự khác biệt, và vô tính đến kỳ lạ. Hai con người này không hề hôn nhau trong góc tối hay hẹn hò bí mật giống như những người đang yêu khác. Điều này được lý giải là do tình yêu của họ dựa trên sự khước từ những thay đổi theo thời gian và đi theo một hướng khác mọi người khác. Về cơ bản, Đồi Gió Hú đưa ra một ảo tưởng về cuộc sống giống như một quá trình thay đổi và tán dương quá trình này so sánh với những cảm xúc mãnh liệt hão huyền của các nhân vật chính trong truyện.

Đây cũng là một motif của văn chương kì ảo phương Đông (Liêu trai chì dị, Tam mộng kì, Sưu thần kì, Việt điện u linh, Truyền kí mạn lục…). Ở Đồi Gió Hú, nhà nghiên cứu Tytler phân biệt các giai đoạn phát triển trong căn bệnh độc tưởng của Heathcliff. Y thể hiện tính trạng bệnh tăng lên sau cái chết của Catherine qua hành vi như vậy: quyết định duy nhất là được liên hệ với cô sau cái chết của cô. Không phải cho đến mười tám năm hay sau cái chết ấy mà hắn có dấu hiệu của bệnh điên. Những điều y nói và làm sau chương XXIX là triệu chứng của bệnh độc tưởng, ảo giác và chứng mất ngủ, nói chuyện với chình mính hoặc với bóng ma của Catherine, sự ưu tư trong các bữa ăn và trong khi trò chuyện, tiếng thở dài và rên rỉ, việc đối xử tàn nhẫn với Cathy và Hareton và sự ám ảnh bởi hính ảnh Catherine. Cái đêm Heathcliff túc trực trong vườn nhà Edgar, cảm nhận được cái chết đã đến với Catherine, y dậm chân rền rĩ trong một giận dữ tột đỉnh không kiềm chế nổi, y “đập đầu vào thân cây xù xì những mấu và vừa ngước mắt vừa gào lên, không phải như một con người, mà như một con thú dữ đang bị giáo gươm đâm xỉa đến chết vậy. Tôi nhận thấy nhiều vết máu lấm tấm quanh vỏ cây và cả tay lẫn trán ông ta đều vấy máu; có lẽ cái cảnh tôi vừa chứng kiến chỉ là lặp lại những cảnh đã diễn đi diễn lại nhiều lần trong đêm qua. Điều đó chẳng mấy xúc động lòng thương nơi tôi - nó làm tôi kinh hãi” [11; 209]. Đôi khi người ta thực sự thương hại những kẻ không hề biết thương cả bản thân mình lẫn người khác.

Giống như nhân vật chính của thể loại Gothic truyền thống, Heathcliff là một nhân vật bì ẩn. Hắn hủy diệt người phụ nữ đẹp, theo đuổi và chiếm quyền thừa kế; và với sự cường điệu (excess) đặc trưng của thể loại Gothic hắn có những hành động hung dữ bán khai. Sau ba năm biệt tích trở về, Heathcliff dồn tâm sức vào việc trả thù Hindley, Edgar và thậm chí cả người hắn thương yêu nhất là Catherine. Qua miêu tả của Ellen Dean và Isabella, Heathcliff giống như một con thú hoang hung bạo cả trong suy nghĩ lẫn hành vi. Y dùng thủ đoạn bỉ ổi để lấy cho được em

gái kẻ thù rồi sau đó mới lộ nguyên hình là một tay đểu giả. Sự ghê tởm và khiếp sợ lên đến tột bậc khi Isabella phải sống trong một ngôi nhà quái dị với những con người hết sức kì quặc và hàng ngày phải đối mặt với kẻ mà cô đã từng yêu say đắm đến nỗi sẵn sàng từ bỏ người anh ruột thịt và cuộc sống nhung lụa để đi theo. Cô viết thư hỏi Ellen Dean: “ông Heathcliff có phải là người không? Nếu phải thì ông ta có điên không? Và nếu không thì phải chăng ông ta là một con quỉ?... tôi xin chị hãy giải thích, nếu chị có thể, là tôi đã kết hôn với cái gì?... Để tìm cách làm cho tôi ghê tởm, ông ta thật tài tình và không mệt mỏi! Đôi khi tôi ngạc nhiên về ông ta tới mức quên cả sợ, vậy mà, tôi cam đoan với chị, một con hổ hay một con rắn độc cũng không thể khiến tôi khiếp hãi bằng ông” [11; 172 - 182].

Một phần của tài liệu Những yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Đồi gió hú của Emily Bronte (Trang 43 - 45)