Thế giới tâm thần của ngƣời độc tƣởng (Monomaniac)

Một phần của tài liệu Những yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Đồi gió hú của Emily Bronte (Trang 37 - 43)

THẾ GIỚI CỦA NHỮNG NHÂN VẬT BẤT THƢỜNG

2.1. Thế giới tâm thần của ngƣời độc tƣởng (Monomaniac)

Ngay từ hình hài, Heathcliff đã được miêu tả như một vật kì dị, không giống với con người, thậm chí như một “quỷ sứ”, từ lúc: “cái vật nhỏ nhoi, tóc đen, da ngăm u ám như thuộc dòng dõi quỷ sứ” được cởi ra lần đầu từ cái bọc và đặt chân lên nền bếp ngôi nhà trại, cho đến cái giờ mà Ellen Dean thấy cái thi thể vạm vỡ, nằm ngửa trong chiếc giường quây ván với đôi mắt mở to nhín trừng trừng như “giễu những cố gắng của bà nhằm khép nó lại và cặp môi hé mở cùng hàm răng trắng nhọn cũng đang cười giễu”.

Cái ngày cụ Earnshaw nhân hậu đem về một “đứa bé tóc đen, rách rưới, bẩn thỉu vào cỡ mới biết đi, mới biết nói… đen đến độ tưởng như ở chỗ quỷ sứ chui ra”

là một mốc thời gian quan trọng đánh dấu sự chấm dứt những tháng ngày êm đềm ở trại Đồi và từ đây bóng dáng ảm đạm bắt đầu che phủ lên lâu đài này. Heathcliff (cái tục danh đã trở thành cả họ lẫn tên) bằng cách nào đó đã chiếm được tình thương mến của cụ Earnshaw và nắm chắc trái tim ông già trong tay. Điều tất yếu khiến nó trở thành kẻ thù trong mắt Hindley và Catherine vì đã thoán đoạt những đặc quyền và tình thương yêu của cha mẹ chúng. Từ đây, cuộc đời ba đứa trẻ bắt đầu bước sang một trang mới với những hận thù ngấm ngầm. Cùng lớn lên dưới một mái nhà, được nuôi nấng và dạy dỗ đầy đủ song Heathcliff luôn bị con trai cụ Earnshaw hành hạ. Điều đáng nói là nó không bao giờ bận tâm hay phàn nàn về những vụ xô xát mà bao giờ nó cũng chịu phần đau đớn, miễn là nó có được cái nó muốn, tưởng như nó không hề có bụng thâm thù. Còn cô bé Catherine thì thích nó mê đi. Hình phạt nặng nề nhất đối với cô là bị tách ra khỏi người bạn nhỏ của mình. Rồi người bảo trợ của Heathcliff qua đời vào một tối tháng mười trong khi “gió lồng lộn quanh chính sảnh và gào rú trong ống khói; nghe man rợ và hãi hùng”. Không có người cai quản, hai đứa bé tai ngược và bất trị đó càng có cơ lớn lên trong sự mông muội, vô đạo hoàn toàn và mỗi ngày một thêm táo tợn. Hứng thú duy nhất của chúng là lang thang trên những dải đồng hoang cả ngày, hoặc nằm thong dong lên trên những ngôi mộ trong nghĩa trang và thách nhau gọi ma đến. Khoảng thời gian thơ ấu tự do chạy nhảy làm những điều mình muốn ấy đã nuôi dưỡng trong chúng những tình cảm sâu sắc và sự gắn bó không gì chia rẽ được.

Khi Hindley cùng Francis vợ mình trở về cai quản trại Đồi sau cái chết của cụ Earnshaw, Heathcliff giống như cái gai trong mắt họ. Một vài lời từ miệng Francis tỏ ra không ưa Heathcliff cũng đủ đánh thức dậy trong cậu mối hận thù cũ với thằng bé. Cậu tống cổ nó xuống đám gia nhân, không cho học cha phó nữa và khăng khăng rằng nó phải lao động ngoài trời và buộc nó phải lao động cật lực

ngoài đồng như bất cứ một lao công nào khác ở trại. Ban đầu thằng bé chịu đựng khá tốt sự giáng cấp này vì Catherine dạy lại nó những gì cô học được, cô còn cùng làm hoặc cùng chơi với nó ở ngoài đồng. Cho tới cuộc phiêu lưu không may xảy ra, quan hệ giữa hai đứa trẻ bắt đầu có những vết rạn. Heathcliff hậm hực với những người bạn mới lịch thiệp và duyên dáng mà Catherine đã tình cờ quen biết lúc gặp phải sự cố tại ấp Thrushcross. Nó bắt đầu biết so sánh thân phận thấp hèn và bộ dạng di gan của mình với những đứa trẻ nhà Linton và buồn phiền khi nhận ra những yếu thế của mình. Một đứa bé mồ côi, bị ngược đãi tàn nhẫn đến thế, lại có cơ lớn lên xa rời văn minh, sống trong một môi trường u ám, tách biệt với thế giới xung quanh thì như là một hệ quả tất yếu, Heathcliff lớn lên méo mó, dẹo dọ về mặt tâm hồn, nếu như còn may mắn lành lặn về thể chất. Không có lí do gì khả dĩ thuyết phục người đọc tin rằng Heathcliff vẫn trưởng thành giống như những đứa trẻ bình thường khác bất chấp mọi tác động của hoàn cảnh sống.

Đồi Gió Hú tập trung vào câu chuyện tình của một kẻ bị căn bệnh độc tưởng. Bởi vậy, tình cảm thông thường này đã in đậm dấu ấn của kẻ mang “tâm hồn quỷ”. Theo Charlotte: khát vọng hợp nhất với người yêu của Heathcliff “… không phải là tính yêu của y đối với Catherine, đây là một tính cảm dữ tợn và phi nhân: một thứ đam mê như có thể thấy sôi sục và cháy rực trong bản chất độc ác của một hung thần nào đó, một ngọn lửa có thể tạo ra thành một trung tâm quằn quại - cái linh hồn vĩnh viễn khổ đau của một chức quyền ở cõi âm ty, và bằng sự thiêu phá không ngừng và không thể dập tắt, ngọn lửa đó thực thi cái bản án buộc y phải mang Địa Ngục theo cùng với mính ở bất cứ chốn nào y lang bạt tới. Cái sợi dây duy nhất còn nối liền Heathcliff với loài người, là chút thương mến, được thú nhận một cách thô lỗ, của y đối với Hareton Earnshaw, rồi đến lòng trân trọng nửa bộc lộ nửa hàm ẩn ý của y đối với Ellen Dean. Bỏ những nét đơn lẻ ấy đi thí phải

nói rằng y chẳng phải con cái thuỷ thủ Ấn, cũng chẳng phải dòng dõi Digan, mà là một hính người hồn quỷ - một con ma cà rồng - một con quỷ hồi”. [51]

Mặc dù quan điểm Heathcliff và Catherine yêu nhau sâu sắc được đông đảo đồng tính nhưng chúng ta vẫn cần phải đặt ra câu hỏi liệu họ có thực sự yêu nhau? Câu hỏi này cũng gợi ra thêm một câu hỏi khác: kiểu tính yêu hay kiểu cảm xúc mà Emily đang miêu tả là gí? Chị gái cô, Charlotte, đã gọi những cảm xúc của Heathcliff “sự đam mê trụy lạc và sự trụy lạc đầy đam mê” (perverted passion and passionate perversity).

Tính yêu của họ là một nỗ lực nhằm phá vỡ những ranh giới của cái tôi và nhằm kết nối với một đối tượng khác để vượt ra ngoài tình chất cố hữu của thân phận con người; Việc kết nối với người khác sẽ tạo ra cái trọn vẹn và có được những cảm giác tương đồng, một con người thống nhất và hoàn chỉnh (bằng cách thống nhất hai cá thể chưa hoàn chỉnh). Nhu cầu kết nối này thúc đẩy Heathcliff quyết tâm lôi cuốn thi thể Catherine vào mính và họ muốn hòa tan vào nhau trọn vẹn đến nỗi Edgar sẽ không thể phân biệt được Catherine với Heathcliff. Freud đã giải thìch ham muốn mạnh mẽ này là một phần cố hữu trong tính yêu. Lúc người ta yêu nhau say đắm nhất, ranh giới giữa cái tôi bản ngã và khách thể (đối tượng) có nguy cơ bị tan biến đi. Chống lại mọi dấu hiệu của ý thức, một người đang yêu tuyên bố: “Tôi và em là một và sẵn sàng tin điều đó là sự thật”[53]. Tính yêu đã trở thành một tôn giáo trong Đồi Gió Hú, thứ bảo vệ con người trước nỗi sợ hãi cái

chết và sự hủy diệt ý thức hay bản thân con người cá nhân. Cách xây dựng tình cảm đam mê như vậy sẽ giải thìch mối liên hệ không gí lay chuyển được giữa tính yêu và cái chết trong ngôn ngữ và hành động của các nhân vật.

Stanton Peele tranh luận rằng tính yêu lãng mạn hay tính yêu say mê chình là nằm trong sự nghiện ngập. Ông ta ngụ ý chình xác điều gí khi sử dụng thuật ngữ “addiction”? Sự nghiện ngập tồn tại khi sự gắn bó xúc cảm, gắn bó với một đối tượng hoặc với một người khác của một con người là để làm giảm bớt khả năng nhận thức hoặc khả năng giải quyết những vấn đề khác trong môi trường sống của anh ta hay trong chình bản thân anh ta để mà anh ta ngày càng phụ thuộc vào những kinh nghiệm đó như là phần thưởng duy nhất của mính. Những cá nhân thiếu phương hướng và sự tận tâm, dễ thay đổi hoặc đơn độc và có ìt mối quan tâm đặc biệt dễ bị sự nghiện ngập làm tổn hại. Một tính yêu nghiện ngập muốn phá vỡ mọi rào cản giữa hai cơ thể và hòa nhập với người mính yêu ở trong một thể thống nhất [53]. Thiếu thốn niềm vui tinh thần, những kẻ nghiện yêu tím kiếm ý nghĩa và mục đìch ở những người tương tự họ. Dù là niềm vui ban đầu và cảm giác trọn vẹn hay thỏa mãn không kéo dài những người nghiện yêu vẫn bị dẫn dắt bởi khoái lạc và liều mạng trung thành với mối quan hệ ấy và người yêu thương. Vì dụ, Catherine gọi mối quan hệ của mính là “nguồn vui sướng ngắn ngủi nhưng cần thiết” (a source of little visible delight, but necessary). Sự mất mát người yêu, có thể là sự cự tuyệt hay cái chết, gây ra ở người nghiện những dấu hiệu của việc cai nghiện, thường là những biểu hiện cực độ như đau ốm, bỏ ăn và ngất xỉu. Người nghiện muốn chiếm hữu người mính yêu bất chấp mọi hậu quả có thể xảy đến với người được yêu. Một tính yêu lành mạnh, trái lại, có chiều hướng đặt những nhu cầu của người được yêu lên trên hết. Cứ theo cách lập luận này thì tình cảm giữa Catherine và Heathcliff rõ ràng là kiểu tình yêu ích kỉ. Nó dẫn đến cái chết của nhân vật nữ và sự tự hành hạ bản thân của người nam.

Chúng tôi nhận thấy ở nhân vật này có nhiều triệu chứng của một bệnh nhân tâm thần. Suốt đời mình, Heathcliff chỉ theo đuổi một mục đìch duy nhất: trả thù. Một con người lúc nào cũng mang trong mình một khối hận thù âm ỉ cháy liệu có

thể là một con người có tâm lí ổn định? Thiên hướng sống tự do, gần với thiên nhiên hoang dã càng khiến cho tính cách ấy độc ác hơn gấp bội. Y căm ghét kẻ thù và tàn nhẫn với cả thế hệ tiếp theo. Ngay với con trai mình y cũng chẳng có bụng xót thương. Y dùng thằng bé ốm yếu làm công cụ để thực hiện những ý định đê hèn. Mục đìch của y là có thật nhiều tiền và chiếm đoạt được tài sản của những người đã từng (dù gián tiếp hay trực tiếp) làm thay đổi cuộc đời hắn bằng bất cứ giá nào. Hắn công khai chống lại mọi định kiến xã hội, xa lánh thế tục và hằn học, thô lỗ với tất cả mọi người. Đối với y, lương tri chẳng có giá trị gì

Vào thời kỳ mà chị em Bronté sinh sống, một tên gọi dành cho Heathcliff có lẽ là “người độc tưởng” (monomaniac). Graeme Tytler lập luận rằng Heathcliff đáp ứng những chẩn đoán y học về bệnh độc tưởng đương thời (theo Jean Etienne Dominique Esquirol, người sáng lập tâm thần học hiện đại). Esquirol đã xác định bệnh độc tưởng là “căn bệnh của việc đạt tới những thái cực, sự khác người, sự

phiến diện” [50]. Việc áp dụng định nghĩa này vào Heathcliff quá hiển nhiên đến

mức chẳng cần thêm bất cứ một bính luận nào.

Bệnh độc tưởng về cơ bản là một căn bệnh cảm giác. Nó hính thành trên cơ sở yêu thương, chỗ đứng của nó là trong trái tim con người. Có bao nhiêu trường hợp bệnh độc tưởng do tính yêu ngang trái, sự sợ hãi, lòng tự cao tự đại, lòng tự ái bị tổn thương hay khát vọng không thành. Heathcliff rõ ràng có những tiêu chuẩn lí tưởng đáp ứng căn bệnh này. Y lang thang trong vườn hàng đêm chỉ vì muốn được ở gần hơn và dò tìm tin tức về người yêu dấu. Khi Catherine ốm, y lo lắng, bồn chồn và tìm cách gặp cô “ông nghiến răng kèn kẹt với tôi, sùi bọt mép như một con chó điên và vơ lấy mợ về mình, với vẻ tham lam bo bo giữ của quí. Tôi cảm thấy như mình không phải đang ở bên một sinh vật cùng giống” [11; 200]. Catherine đã không vượt qua được cú sốc tinh thần và qua đời. Y khác nào con thú dữ bị tước

mất mồi, trầm mình trong đau đớn: “Heathcliff không nhìn về phía tôi… cơ hồ gương mặt ấy đã biến thành đá: trán hắn - mà có lúc tôi đã từng cho là rất mực trượng phu, nhưng giờ đây lại thấy đến là ma quái - vẩn lên một bóng mây nặng nề; cặp mắt mãng xà tinh gần như tắt ngấm vì mất ngủ và có lẽ vì khóc nhiều nữa, mi hắn lúc ấy vẫn còn ướt. Đôi môi vắng nét giễu cợt độc ác, mím chặt trong một vẻ buồn khôn tả” [11; 223]. Ở nhân vật này người đọc nhận thấy những sự phi lí đời thường. Yếu tố kì ảo được nhà văn tạo ra không phải bằng hiện tượng siêu nhiên không thể giải thích nổi mà bằng việc cường điệu, phóng đại một số chi tiết của hiện thực. Cũng là cảm xúc tiếc thương vì mất đi một người thân thiết, nhưng với Heathcliff thì đó là một mất mát quá lớn không gì bù đắp được. Catherine là người duy nhất coi trọng y và cho y tình thương yêu. Do đó, chúng ta hoàn toàn có khả năng giải thích mọi hành động điên cuồng và những suy nghĩ tâm thần của Heathcliff trong giới hạn của hiện thực.

Một phần của tài liệu Những yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Đồi gió hú của Emily Bronte (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)