Sự “luân hồi” tình yêu loạn luân hay là định mệnh

Một phần của tài liệu Những yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Đồi gió hú của Emily Bronte (Trang 45 - 49)

THẾ GIỚI CỦA NHỮNG NHÂN VẬT BẤT THƢỜNG

2.3. Sự “luân hồi” tình yêu loạn luân hay là định mệnh

“Vượt sang bên kia tính yêu mãnh liệt nhưng bính thường đối với một phụ nữ, văn chương kỳ ảo minh hoạ nhiều biến hoá của ham muốn. Phần lớn những biến hoá này không thực sự thuộc về cái siêu nhiên, mà đúng hơn là thuộc về một cái “kỳ lạ” xã hội. Loạn luân là một trong những biến thể thường gặp nhất” [35; 157].

Chúng ta dễ dàng nhận thấy tinh thần ấy trong tiểu thuyết Đồi Gió Hú. Đây chính là một yếu tố siêu thường được nhà văn vận dụng hết sức tinh tế nhằm xây dựng nên những mối quan hệ lập dị xung quanh những nhân vật kì quặc. Tình yêu giữa Catherine và Heathcliff, Cathy và Linton Heathcliff, giữa Cathy và Hareton Earshaw có tính chất loạn luân hay không? Đó là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Trước hết, chúng tôi nhận thấy rằng họ được nuôi nấng và trưởng thành bên nhau như anh trai em gái. Khả năng Heathcliff là anh em cùng cha khác mẹ với Catherine là một giả thuyết có thể tin cậy được. Giữa đêm mưa to gió lớn, cụ ông

Earnshaw chẳng quản mệt nhọc mà đem theo cái bọc có chứa đứa bé đen nhẻm như quỉ sứ về nhà. Ông cụ không hề giải thích rõ nguồn gốc xuất thân của đứa trẻ (có thể ông không biết thật) và coi nó như cục vàng trong khi ông đã có những đứa con xinh đẹp, đáng yêu để cưng chiều. Chúng ta cũng phải kể đến sự tốt bụng của ông già nhưng vì đứa trẻ mồ côi mà ghét bỏ con đẻ của mình thì cũng là trường hợp xưa nay hiếm. Heathcliff không được cụ công khai nhận là con nuôi một cách chính thức. Nhưng cái cách mà cụ đối xử với cậu chàng không chỉ khiến cụ bà đôi lúc phải bực mình mà còn khơi gợi lòng đố kị ích kỉ ở Hindley - con trai đẻ của cụ. Hễ Hindley tỏ ý không thích thằng bé là cụ trách phạt. Thậm chí cụ còn đẩy Hindley tới một trường nội trú để tránh mọi phiền phức cho Heathcliff. Câu hỏi mà người ta thường đặt ra là liệu Heathcliff có phải là con riêng của ông cụ với một người phụ nữ da đen nào đó? Từ đầu tới cuối truyện, lai lịch của nhân vật này chưa lúc nào được làm sáng tỏ, dù chỉ một vài chi tiết vụn vặt. Như vậy mối tình nảy nở giữa Heathcliff và Catherine khó được thừa nhận.

Câu hỏi thứ ba xoay quanh vấn đề mối quan hệ giữa các nhân vật trong tiểu thuyết này là Cathy (thế hệ thứ hai) có thực sự là con của Heathcliff? Nếu như vậy Cathy và Linton là chị em cùng cha khác mẹ. Và tình yêu ban đầu của chúng cũng là bất hợp pháp.

Ta có thể thấy Ngàn lẻ một đêm thuật lại những câu chuyện yêu đương giữa anh và em gái (Câu chuyện của khất sĩ thứ nhất), giữa mẹ và con trai (Câu chuyện

của Camaralzaman). Câu chuyện của khất sĩ thứ nhất kể về mối quan hệ tội lỗi của hoàng tử và công chúa tại một đất nước nọ. Bị vua cha cấm đoán, ngăn trở, hoàng tử vẫn quyết tâm phá cho được phòng kín giam giữ em gái, đưa nàng trốn tới ngôi nhà mồ nơi chàng đã dày công xây dựng - một toà lâu đài dưới lòng đất - để theo đuổi tình yêu loạn luân. Khi nhân vật tôi cùng vua cha tìm đến thì chỉ còn

lại một cảnh tượng ghê rợn làm cho họ rùng mình: “trên chiếc giường đẹp đẽ có hai xác người chết thiêu” [25; 178; T1]. Chưa hết, người cha còn khinh bỉ nhổ nước miếng lên xác hoàng tử. Chưa hết giận ông còn cởi giầy đập vào mặt xác chết. Tuy đó là con đẻ của mình nhưng vua cha không hề có ý định dung túng cho những tình cảm trái với luân thường đạo lí, ông nói: “…dù cho thế gian có không hay biết thì thượng đế cũng rất thông minh nên khi hắn phá được phòng kín đưa công chúa đến để cùng nhau sống nơi thầm kín này, ngờ đâu thượng đế không dung tội lỗi nên mới trừng phạt chúng như thế” [179 sđd].

Trong Tu sĩ của M.G. Lewis, Ambrosio phải lòng em gái mình là Atonia, cưỡng bức cô và giết chết cô sau khi đã sát hại người mẹ. Ở đây, tính chất loạn luân được đề cập tới như một góc độ thật khủng khiếp. Nó làm người đọc ghê sợ.

Có thể tạm chia Đồi Gió Hú làm hai phần. Phần một kể về mối tình của

Catherine thế hệ thứ nhất. Phần hai kể về câu chuyện tình của Catherine thế hệ thứ hai. Trong hai phần đó, người đọc đều bắt gặp kiểu tình yêu tay ba. Tzevan Todorove cho rằng một biến thể khác nữa của ham muốn có thể được xác định đặc tính là “tính yêu nhiều hơn một đôi”, trong đó tính yêu tay ba là hính thái thông thường hơn cả. Catherine thế hệ thứ nhất đã từng bị huỷ diệt trong tay hai người đàn ông. Sự phức tạp trong tính cảm của cô, những ngóc ngách thầm kìn trong tâm hồn cô là hoàn toàn có thể lì giải. Song chình mối quan hệ tay ba đó đã tạo điều kiện cho tình cách nổi loạn và bất trị của cô được dịp bùng nổ không kím hãm nổi. Kết quả là chỉ có cái chết mới có thể đem lại tự do và thanh thản cho tâm hồn vốn nhiều giông bão này. Phải chăng tính yêu giữa Catherine và Heathcliff là nhục dục? Có đúng là thậm chì khi Heathcliff ôm lấy cô trong vòng tay chúng ta vẫn không dám nghi ngờ sự thuần khiết của cô? Nhiều người đã cho rằng tính yêu của họ là một tính cảm trong sáng, say đắm và nồng nàn. Và một câu hỏi tất yếu được

đặt ra là liệu Heathcliff có thật sự là con ngoài giá thú của cụ Earnshaw? Nếu không phải thí việc Catherine và Heathcliff được nuôi dạy giống như anh em ruột cho nên những cảm xúc nảy sinh giữa họ là loạn luân? Hay chì ìt cũng là những dấu hiệu loạn luân? Luật pháp Anh không chấp nhận hôn nhân giữa anh em ruột, cho dù trong trường hợp này mối quan hệ của họ là anh em nuôi hay không cùng dòng máu bởi vì họ được nuôi dạy dưới một mái nhà; Sự cấm kị này có vẻ như có hiệu lực với Catherine và Heathcliff. Lấy tên cậu con trai đã mất để đặt cho đứa trẻ họ cưu mang, gia đình nhà Earnshaw đã ngầm ngăn cản khả năng y lấy Catherine rồi. Điều này cũng ám chỉ sự loạn luân trong tính yêu của hai người.

Trong mối quan hệ tay ba với Heathcliff và Edgar Linton, chúng tôi thấy quan niệm khác thường của nhà văn áp đặt vào nhân vật Linton. Quan niệm ấy có vẻ khá lạ lùng. Linton là mẫu người lí tưởng trong quan niệm của Emily, một người có ngoại hình đẹp tương xứng với trí tuệ, với sự dịu dàng, lòng chung thuỷ tuyệt vời và một tình yêu sâu sắc không xuy xuyển theo thời gian hay hoàn cảnh. Charlotte không mấy tán thành hình tượng này và cho rằng Emily không hiểu biết nhiều về thế giới con người, trong khi cô lại một mực tin vào những cảm xúc chủ quan. Một người đàn ông được di truyền tất cả mọi đức tính tốt đẹp của Eva chính là Edgar Linton. Chính vì vậy, hai nhân vật nam nằm ở hai thái cực đối chọi nhau đều có sức hấp dẫn đối với Catherine. Cô coi Heathcliff là bản thân cô vì họ có quá nhiều điểm tương đồng, song cô lại tìm thấy ở Edgar những gì mình không thể có. Nếu Heathcliff thể hiện một tình trạng bán khai và táo tợn thì Edgar lại đại diện cho văn minh với tất cả những gì hoàn hảo nhất…

Catherine thế hệ thứ hai là sự phát triển tiếp theo của tính cách Catherine thế hệ thứ nhất. Cô con gái là bản sao của bà mẹ trong nhiều lời nói và hành động, trừ trái tim nhạy cảm và nhân hậu. Giống như mẹ mình, cô mắc vào vòng tình ái với

em trai họ Linton Heathcliff và bị cưỡng ép phải làm đám cưới khi vừa phát hiện ra bộ mặt đểu giả của cha con hắn. Sau cái chết yểu của cậu này, cô lại tiếp tục dấn sâu vào mối quan hệ với người anh họ Hareton Earnshaw. Chúng tôi tin tưởng rằng, kết thúc của mối tình này sẽ là một đám cưới vui vẻ. Như vậy, cô con gái cũng mắc phải một lỗi giống hệt như người mẹ, ấy là tội loạn luân.

Như mở đầu phần này đã nhận định, tình cảm loạn luân được coi như hiện tượng bất thường. Song Đồi Gió Hú đã nâng nó lên mức kì ảo, bởi những chuyện tình loạn luân ở đây có sự lặp lại, “luân hồi” như một định mệnh.

Một phần của tài liệu Những yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Đồi gió hú của Emily Bronte (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)