GIẤC MƠ VÀ NHỮNG Ý NIỆM SIÊU HÌNH
3.1. Giấc mơ và ý nghĩa dự báo
“Giấc mơ là một hiện tượng ảo ảnh trì tuệ theo tâm lý học hiện đại, ảo ảnh về cái đã thấy hoặc hội chứng mẫn cảm” (chuyển dẫn theo [1; 93]). Như vậy, giấc mơ chỉ là khả năng liên tưởng, hội tụ tuyệt vời của trì nhớ và sự cảm nhận tiên báo này không tách rời khả năng ngoại cảm mà chúng ta có được. Trong Đồi Gió Hú,
giấc mơ đưa bạn đọc đi vào một thế giới bì ẩn không thể giải thìch. Đây là cú huých lấy đà cho cốt truyện vận động và phát triển. Sự xuất hiện của giấc mơ - một thành tố của cái kí ảo, được xem như như một tính huống quan trọng tạo ra sự chuyển biến của cốt truyện; nó gắn kết các nhân vật cùng tham gia một sự kiện góp phần bộc lộ quan hệ và tình cách các nhân vật. Do “mọi cái kí ảo đều là sự vi phạm
trật tự quen thuộc, một sự đảo lộn của cái không thể tiếp nhận được trong lòng những qui luật bất biến của đời thường” nên khi giấc mơ xuất hiện, nó sẽ tạo ra “sự đứt gãy” của hiện thực khách quan và dòng trần thuật, đặt người đọc vào tâm thế hoang mang, bắt buộc phải động não để có thể tiếp nhận sự kiện đó. Todorov đã rất có lì khi chỉ ra “hiệu ứng thẩm mĩ” của kí ảo mang lại cho người đọc: “yếu tố kỳ ảo ở đây tạo ra khả năng kìch thìch, gây tò mò, gây ra cảm giác sợ hãi hoặc chỉ đơn thuần là đường dây định hướng sự chú ý của độc giả” [1; 143]. Có thể ví giấc mơ như là tấm bản lề khép mở hai không gian mộng - thực. Dù có những cảnh tượng
thực sự gây khiếp hãi thí về cơ bản nó vẫn là sự tiếp diễn của hiện thực. Chỉ có khác là lúc này nó đã được ảo hoá do sự dịch chuyển vào thế giới nội tâm của nhân vật. Gắn với dòng trôi của cảm xúc, tâm lì nhân vật, thế giới của giấc mơ càng trở nên huyền ảo và nhiều sức gợi. Nhờ đó tác phẩm xuất hiện dưới dáng vẻ mới lạ, hấp dẫn.
Giấc mơ thứ nhất của người kể chuyện giống như một điềm báo và cũng là một dạng tiếp xúc với người đã chết. Trong chuyến viếng thăm đầu tiên tới trại Đồi của Lockwood, anh đã trải qua một đêm đầy những ác mộng. Mỗi giấc mơ đều có liên quan tới những thứ Lockwood đã đọc được trên bậu cửa sổ căn buồng luôn khoá trái hay trong nhật ký của Catherine. Mặc dù tất cả những mộng mị đó đều là kết quả của đoạn trìch từ Kinh Thánh và do đó phần nào có thể cắt nghĩa được. Có thể nói rằng, Lockwood đã mơ theo đứng kịch bản. Tính cờ tới được nơi riêng tư của người chủ nhà, anh đã tự ý xem xét sách, nhật ký, bản viết được chạm khắc và những giấc mơ đáng sợ đã xảy đến với anh trong khi đọc. Những chữ cái Lockwood đọc trở về với anh trong trạng thái đứt quãng (nửa liên tục) như một thứ ánh sáng ma trơi lộ ra trong bóng tối, chói loà như một nỗi ám ảnh. Lockwood buồn ngủ ngay tức thí sau khi đã đọc những cái tên viết nhằng nhịt trên bậu cửa sổ. Chúng chẳng tuân theo một trật tự nào mà được viết nguệch ngoạc quanh đó.
Thậm chì, trong giấc mơ, những cái tên cũng hiện ra lộn xộn, chập chờn trước mắt anh cùng với những chữ viết trắng như lân tinh (glare of white letters), lập loè trong bóng đêm đặc quánh. Tuy nhiên, khi tỉnh giấc, Lockwood đã thuật lại theo đúng trật tự “Catherine Earnshaw, Catherine Heathcliff, Catherine Linton”. Đây là một kiểu tiên đoán về những sự kiện Lockwood sẽ được biết và trải nghiệm trong khi ở ấp Thrushcross. Frank Kermode đã chỉ ra rằng dãy chữ cái mã hoá kết cấu kép của tiểu thuyết vì thực ra Lockwood đã đoán biết câu chuyện Nelly sẽ kể cho anh sau này.
“Ôi tôi đâm chán biết nhường nào. Bao lần tôi vặn nguời, tôi ngáp, tôi gà gật, rồi lại choàng dậy! Bao lần tôi tự véo, tự cấu chì mính, và dụi mắt, và đứng lên ngồi xuống, và huých Joseph, thúc lão cho tôi biết liệu ông ta có bao giờ chịu chấm dứt cho không?” Sau đó, một cảm hứng bất thần đến với Lockwood, nó thôi thúc anh bật dậy tố cáo Jabe Branderham là kẻ phạm cái tội mà không người cơ đốc nào cần phải tha thứ. “Thưa cha, ngồi đây giữa bốn bức tường liền tù tì một mạch tôi đã chịu đựng và tha thứ bốn trăm chìn mươi đề mục trong bài thuyết giảng của cha. Bảy mươi lần tôi đã toan nhấc mình lên bỏ đi - Bảy mươi lần bảy cha đã buộc tôi phải trở lại chỗ ngồi một cách vô lý. Đến lần thứ bốn trăm chìn mốt thí thật quá đáng. Hỡi các bạn tuẫn đạo, hãy tấn công y!”. Nhưng Jabe lên đến đỉnh của bài thuyết giảng, bực mính, bằng cách ngừng giảng; Sự tiếp thu khổ sở bài thuyết giảng của Jabe trở nên một tội lỗi không thể tha thứ: “Chình là mi! … Bảy mươi lần bảy mi đã nhăn mặt, ngoác mồm - Bảy mươi lần bảy ta đã thỉnh vấn linh hồn ta - À, đó là sự yếu đuối của con người… Giờ đến tội thứ nhất của loạt thứ bảy mươi mốt. Giáo hữu hãy thi hành sự phán xử đã thành văn đối với hắn! Vinh dự ấy thuộc về mọi người thánh thiện của Chúa!” [11; 34-35]. Với yêu cầu cuối cùng này, Jabe đã chuyển yêu cầu tương tự của Lockwood đến giáo đoàn chống lại anh. Một cuộc hỗn loạn nổ ra: “Cả nhà thờ vang lên vang lên chì chát những đòn tấn
công và phản kìch. Mọi người đều đánh lộn với người bên cạnh”. Giấc mơ đầu tiên ví vậy phơi bày tính trạng xung đột công khai và những lộn xộn về chuẩn mực đạo đức khi bài thuyết giảng khơi lên sức mạnh bằng cách bài trừ những khế ước xã hội trong đó sự liên lạc phải phụ thuộc. Nhà thờ nhỏ ở Gimmerton trở thành một bì ẩn của cuộc sống trong mối quan hệ xã hội nơi sự bất hoà dễ lây lan.
.
Giấc mơ thứ hai cũng là một gạch nối giữa người kể chuyện có thực với thế giới ảo. Trong cơn mộng mị thứ hai, Lockwood và Joseph đang cùng nhau băng qua những dải đồng hoang. Anh hiểu rằng anh cần phải có một cây gậy hành hương để có thể về được nhà mính. Anh quay sang Joseph và thấy rằng lão có một cây gậy như vậy. Điều này có thể biểu trưng cho thân phận thấp kém của Lockwood (chí ít là anh ta cũng đã cảm thấy điều đó) so với Joseph và những người ngụ cư khác của Đồi Gió Hú. Anh cảm thấy họ đang sở hữu cái gí đó mà
anh không có: có lẽ là sự hiểu biết về những sự kiện đã và đang diễn ra ở Đồi. Cây gậy cũng có thể tượng trưng cho những hiểu biết về những sự kiện trong quá khứ của ngôi nhà bì ẩn mà Lockwood đã đặt chân vào. Lockwood cảm thấy rằng, theo nghĩa bóng, anh có thể chẳng bao giờ vào được trung tâm của Đồi Gió Hú nếu
thiếu những hiểu biết này. Trong mơ, Lockwood và Joseph bị buộc phải nghe một bài thuyết giáo, và một trong hai người sắp bị rút phép thông công, cho dù Lockwood không dám chắc kẻ có tội là ai, anh hay Joseph. Điều này liên quan tới những trải nghiệm của Lockwood tại Đồi theo nhiều cách. Anh không thực sự là một phần trong cuộc sống của các cư dân tại trại Đồi. Thậm chì khi anh ở đó và trong lúc giao thiệp với Heathcliff, Catherine thế hệ thứ II, Hareton và Joseph thí anh vẫn không thuộc về nơi này. Anh trở thành một phần trong cấu trúc truyện kể nhưng luôn là một người ngoài (an outsider) tại Đồi Gió Hú. Sau một đêm tại Đồi, Lockwood bị cảm lạnh và bị giữ lại trong ấp Thrushcross. Anh không thể quay lại Đồi cho tới khi bình phục. Theo lẽ tự nhiên, anh không thể trở lại thăm ông
Heathcliff, và theo cách nào đó chúng ta hiểu là anh bị rút phép thông công khỏi
Đồi Gió Hú. Sự phân vân không biết ai sẽ là người bị rút phép thông công trong
giấc mơ này có thể ám gợi cho sự phân vân của anh về việc liệu anh có bị trục xuất khỏi Đồi Gió Hú hay chính anh sẽ rũ bỏ, không quan tâm tới những sự việc của Đồi Gió Hú.
Giấc mơ thứ ba là đỉnh điểm của hoang mang và khủng khiếp, bởi nó kết thúc bằng máu. Sau khi tỉnh giấc sau giấc mơ thứ hai trong đêm, anh bắt đầu ngủ gà gật và nghe thấy một tiếng động phìa cửa sổ. Trong nỗ lực nhằm chấm dứt cái tiếng ồn đó, anh đi ra phìa cửa sổ. Tại đó, anh nhín thấy bóng ma Catherine thế hệ thứ nhất. Con ma nhỏ túm lấy cánh tay anh và nài nỉ xin anh cho nó vào. Lockwood đã mơ thấy cảnh này hay nó thực sự đã xảy ra? Điều này không bao giờ được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, dù đó là hư cấu hay có thật thí Lockwood cũng đã bị đặt vào tính huống khó xử. Anh phải quyết định xem là cho phép hay không cho phép Catherine vào Đồi Gió Hú. Đây là một quyết định quan trọng mà nhà văn đặt vào tay Lockwood trong khi xét ra thí anh chẳng phải nhân vật chình của truyện. Có lẽ, quyết định đó được đặt vào tay anh do anh là người kể chuyện chình. Trong giấc mơ này, Lockwood dường như đã cư xử quá tàn nhẫn đối với một đứa trẻ. “Tay tôi nắm phải những ngón của một bàn tay nhỏ nhắn giá băng… Tôi ngợp trong cái khủng khiếp cao độ của ác mộng, tôi cố rút cánh tay lại, nhưng bàn tay kia níu chặt lấy và một giọng não nùng cất lên… tôi lờ mờ nhận thấy một khuôn mặt trẻ thơ nhìn qua khe cửa sổ. Kinh hoàng khiến tôi đâm độc ác, và thấy có cố gắng xua cái sinh linh ấy đi cũng vô hiệu, tôi kéo cổ tay đó lên ô kính vỡ và cứa đi cứa lại, kỳ đến khi máu chảy giàn xuống, thấm đẫm những đồ trải giường…” [11; 36].
Trong thể loại tiểu thuyết hư cấu truyền thống Anh, hiện tượng chảy máu hiếm khi nào xảy ra. Ở đây, Emily Bronte đã để máu chảy ngay từ chương thứ ba trong tổng số ba mươi tư chương truyện. Điều này có được xem như một cách tân thể loại của nữ văn sĩ? Song có một điều chắc chắn là hính ảnh này đem lại ấn tượng khủng khiếp hơn đối với bạn đọc. Đồng thời nó cũng khiến cho những hính ảnh gây sốc đó giống thật hơn.
Tất cả những giấc mơ Lockwood trải qua suốt đêm dài ở Đồi Gió Hú có cơ
sở từ những thứ Lockwood đã đọc để tiêu khiển và kéo cơn buồn ngủ đến. Điều này lý giải ví sao anh đã mơ nhưng cũng không thể giải thìch những yếu tố kỳ lạ tồn tại trong những giấc mơ của anh. Vì dụ, khi Heathcliff sắp xếp những cái tên Edgar, Heathcliff và Linton theo thứ tự, anh đã xếp chúng thành chuỗi theo trính tự thời gian. Tuy nhiên, cho tới lúc đó, Lockwood không hề hay biết gí về trật tự này, cho nên nó có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay một sự tiên đoán. Trong giấc mơ bị rút phép thông công, anh đang phỏng đoán sự trục xuất khỏi Đồi Gió Hú mà anh đã trải qua khi anh ốm. Khi Lockwood từ chối cho Catherine vào nhà qua lối cửa sổ, con ma nhỏ nói với anh rằng nó đã lang thang khắp những dải đồng hoang hai mươi năm rồi. Nếu đây không phải là một con ma, và thực ra chỉ là một giấc mơ khác, thí hẳn nó là một sự dự đoán tiếp theo của Lockwood? Vào thời điểm giấc mơ xảy đến với Lockwood, anh không hề biết Catherine đã chết cách đó bao lâu. Liệu có thể có nhiều sự trùng hợp ngẫu nhiên như vậy? Lockwood thì coi đó là một “cơn ác mộng nhố nhăng”. Tuy nhiên, vẻ mặt mê tín và hành động lạ lùng của ông chủ trại Đồi Heathcliff lại khẳng định sự tồn tại của bóng ma Catherine là có thật: “… tôi đứng ngây ra, vô tình chứng kiến ở ông chủ nhà một biểu hiện mê tín tương phản kỳ lạ với vẻ khôn ngoan bề ngoài của ông ta. Ông trèo lên giường và giựt mở toang cửa sổ mắt cáo, vừa giựt vừa oà lên khóc trong một cơn xúc động không kiềm chế nổi “Vào đây! Vào đây!” ông ta nức nở. “Cathy, lại đây em. Ôi, vào đây
nào…! Ôi người yêu dấu của trái tim ta; rút cục hãy nghe anh lần này, Catherine!” [11; 40].
Hiệu quả của những giấc mơ, đó là đẩy sự lưỡng lự giữa hư và thực tới cực hạn. Như vậy, độc giả sẽ lưỡng lự trước hai giả thiết: hoặc bóng ma Catherine là có
thực hoặc chỉ là một giấc mơ đơn thuần. Họ sẽ phân vân do bị chi phối bởi những ý nghĩ của Lockwood và Heathcliff và khó có thể không bị kìch thìch trước hiện tượng nọ. Các câu hỏi sẽ lần lượt quấy nhiễu óc tò mò của bạn đọc. Người đàn ông kỳ lạ và cái gia đính lập dị này là cái gí vậy? Catherine này là ai, người đã chết cách đây nhiều năm rồi? Mối quan hệ của cô ta và Heathcliff là thế nào? Cho nên, giấc mơ ở đây là không thể giải thích được và đóng vai trò của một yếu tố siêu nhiên tham gia vào xây dựng cốt truyện. Không có giấc mơ thì Lockwood sẽ không bị kích thích tới mức muốn tìm hiểu về mối quan hệ giữa ông chủ nhà Heathcliff và con ma đã làm phiền anh trong đêm kinh hoàng nọ.
Như vậy cái kì ảo có khả năng tạo ra ấn tượng nhằm lôi cuốn sự chú ý của độc giả. Đó cũng là sản phẩm của sự hoang tưởng của nhà văn - một yếu tố không thể thiếu được trong tư duy nghệ thuật. Ở Emily Bronte chúng ta gặp thế giới hoang tưởng, thế giới của giấc mơ xâm lấn hiện thực. Sự xâm lấn của trì tưởng tượng cực đoan tạo điều kiện xuất hiện thế giới mộng mị, khiến cái kì ảo hiện ra như một sự lồng ghép hữu cơ bền chặt giữa cái ảo và cái thực.
Không dừng ở mức độ giấc mơ, ta có thể nhận thấy Đồi Gió Hú giống như một cuốn tiểu thuyết tràn ngập ý tưởng siêu hình.