Câu chuyện về tình yêu hay một cuốn tiểu thuyết thần bí

Một phần của tài liệu Những yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Đồi gió hú của Emily Bronte (Trang 67 - 75)

GIẤC MƠ VÀ NHỮNG Ý NIỆM SIÊU HÌNH

3.2. Câu chuyện về tình yêu hay một cuốn tiểu thuyết thần bí

Khao khát mạnh mẽ muốn có nhau của Catherine và Heathcliff, sự đấu tranh tuyệt vọng của họ để đạt đến sự hòa hợp và sự không khoan nhượng trong việc theo đuổi tím kiếm đó làm nảy sinh những ý nghĩa sâu xa hơn; Kết quả là, tiểu thuyết được đọc dưới hính thức của một cuốn sách tôn giáo và siêu hính và Emily Bronté thí được gọi là một người thần bì (danh tiếng là một nhà thần bì của Emily Bronté cũng còn do thơ ca đem lại).

Mặc dù thuật ngữ thuyết thần bì (mysticism) thường được sử dụng gần đúng để chỉ sự huyền bì hoặc thuyết duy linh nhưng nó vẫn có một ý nghĩa rất cụ thể trong Thiên chúa giáo và văn hóa phương Tây. Evelyn Underhill chỉ rõ thuyết thần bí là “khả năng tri giác trực tiếp hay kinh nghiệm về Chúa trời” hoặc “là cuộc sống xoáy vào việc tái hợp với Chúa” và một người thần bì là “một người, ở mức độ ít hay nhiều, có kinh nghiệm trực tiếp như vậy - một người mà tín ngưỡng và sự sống của họ được coi là trung tâm, không chỉ đơn thuần là một niềm tin hay thông lệ được đông đảo thừa nhận mà là điều mà anh ta xem như kiến thức riêng mắt thấy tai nghe” [52]. Người thần bì này một cách truyền thống trải qua ba giai đoạn:

(1) rửa tội hay một sự tẩy uế của cá nhân và sự giải thoát khỏi những chuyện trần thế; (2) sự soi sáng, hay sám hối trước sức mạnh của Chúa và sự tuân theo ý trời; (3) sự tái hợp với Chúa. Những người thần bì điển hính trải qua những cảm giác vô tận trong quá trính tái hợp với Chúa. Ellen Moers chỉ rõ những cảm giác vô tận, cảm giác vị tha và giải thoát khỏi những ham muốn và hướng tới khả năng nhận thức về tình duy nhất của vũ trụ. Moers tin rằng đối với Bronte sự phát triển của những đồi hoang đã tạo ra những cảm xúc vô tận thường thấy trong thơ và tiểu thuyết của cô.

Tuyên bố rằng Bronte là một người thần bì thường do dựa vào (trước hết và thậm chì hoàn toàn) những bài thơ của cô. Những dòng này trong bài thơ Hight

waving heather, neath stormy blasts được trìch dẫn nhằm chứng minh thuyết thần

bì của cô và ìt nhất là những khuynh hướng thần bì của cô:

Trái đất vươn lên tới Thiên đường, còn Thiên đường đi xuống Linh hồn của con người rời xa ngục tối thê lương

Đập tan mọi xiềng xìch và bẻ gãy mọi chấn song [52]

Hoàn toàn dựa vào thơ ca, Caroline F. E. Spurgeon xác định Emily Bronte là một kiểu người thần bì khác thường. Trong thơ của cô thuyết thần bì được xem xét chủ yếu theo hai hướng: trong sự nắm bắt chình xác những giá trị, đặc tình không thực tế của những sự vật hữu hính, thậm chì của tự nhiên mà cô mê đắm, với tầm nhín chắc chắn về một thực tại phìa sau tất cả mọi hính thức. Trong The Prisoner, người nói, một phụ nữ, bị “giam giữ trong ba bức tường”, dù cho có bij giam giữ sau những chấn song và then cửa hay ngục thât tối tăm, ảm đạm thí cô vẫn giữ trong mính một niềm vui không gí có thể làm tiêu tan và sự tự do vô biên mà một người đưa tin đem lại cho cô hàng đêm.

Hãy để tên bạo chúa của tôi biết, tôi không bị bắt phải chịu đựng Năm này qua năm khác trong u ám và sự tuyệt vọng sầu não

Bởi hàng đêm, sứ giả của Niềm Hy Vọng vẫn tới bên tôi Cho tôi biết về sự sống ngắn ngủi và tự do bất diệt

[44]

Bên cạnh đó, còn những ý tưởng khác khiến cô có đủ tiêu chuẩn là một người thần bì. Theo con mắt của Spurgeon, thực tế, Emily Bronte biết những sự việc bính thường nắm giữ bì mật về vũ trụ và rằng cô có cảm giác về tình liên tục

của cuộc sống và tình duy nhất của Chúa và loài người, như cô đã bộc lộ trong “No coward soul is mine” (tạm dịch là Không một linh hồn nhát gan nào là của tôi)

Chúa trong lồng ngực tôi Thượng đế toàn năng Sự sống trong tôi đang nghỉ ngơi

Ví tôi, sự sống bất diệt, có sức mạnh trong ngươi!... … Với vòng tay rộng lớn của tính yêu

Tinh thần ngươi cổ vũ những năm dài vô tận Tràn ngập khắp và nghiền ngẫm nhiều hơn về Đổi thay, duy trí, làm tan biến, sáng tạo và nuôi dưỡng…

… Cho dù trái đất và mặt trăng không còn nữa Và ánh mặt trời cùng vũ trụ ngừng tồn tại

Và ngươi bị bỏ lại phìa sau

Nhưng mỗi sự sống vẫn sẽ tiếp tục ở trong ngươi… [44]

Tương tự, Winnifred Gerin giải thìch “Trên sườn đồi đầy nắng tôi nằm cô đơn” (On a sunny brae alone I lay) là bản mô tả một kinh nghiệm thần bì mà trong đó mỗi chi tiết đều được xem xét kỹ lưỡng dưới dạng thị giác, cảm giác và thình giác. Những “linh hồn tráng lệ”, hát cho nhà thơ của sự xuất thần, tiết lộ rằng, cái chết, cách xa bi kịch của cuộc sống, là một niềm vui chắc chắn. Một vài ý tưởng thần bì mà Spurgeon và Gerin nhận ra có thể cũng được tím thấy trong Đồi Gió Hú,

Đây là suy nghĩ khó hiểu của Catherine khi bị đặt vào trong một lựa chọn quan trọng có ý nghĩa thay đổi cuộc đời cô “… ắt phải có một sự hiện hữu của ta bên ngoài ta. Tạo hoá sinh ra em để làm gí, nếu như em hoàn toàn bị chứa trong cái vỏ xác này?... Nếu tất cả mọi người khác chết mà anh ấy còn thí em sẽ còn tiếp tục tồn tại; nếu tất cả mọi người khác còn mà anh ấy mất, thí vũ trụ sẽ thành một cái gí hết sức xa lạ và em sẽ không còn có vẻ như là một bộ phận của nó” [11; 105].

Đồi Gió Hú không hẳn là một cuốn tiểu thuyết tôn giáo theo ý nghĩa nó ủng hộ một

tôn giáo cụ thể (Thiên chúa giáo) hay một bộ phận của Thiên chúa giáo (đạo Tin Lành), một giáo phái Tin Lành đặc biệt (nhà thờ Anh). Đúng ra là, tôn giáo trong tiểu thuyết thể hiện ở ý thức hay niềm tin về sự tồn tại của đấng tối cao và linh hồn của con người sau khi chết. Những cảm giác về sự hiện diện của một thực tại lớn hơn đã khiến Rudolph Otto gọi Đồi Gió Hú là một vì dụ quan trọng nhất về “tài xuất quỷ nhập thần” trong văn học [52]. Otto đã đề cập đến sự thần bì vô lý phìa

sau tất cả mọi tôn giáo và những trải nghiệm tôn giáo; Ông ta gọi yếu tố nền tảng này hay sự thần bì là sự bì ẩn. Sự bì ẩn này lôi cuốn hay khuấy động tâm trì mạnh mẽ đến nỗi một trong những phản ứng nó gây ra là nỗi sợ hãi bì ẩn. Nỗi sợ hãi bì ẩn đó bao hàm ba đặc điểm: sự khó gần, sức mạnh sự khẩn nài hay sức mạnh tiềm tàng.Việc hiểu sai về những đặc điểm này cũng như về nỗi sợ hãi bì ẩn của người đọc đương thời làm tăng thêm nỗi sợ hãi siêu hính. Otto đã nhận ra điều này là giai đoạn đầu tiên trong sự phát triển tôn giáo. Trong lúc mà người đọc cảm thấy sợ hãi thí họ cũng vẫn bị lôi cuốn bởi sức hấp dẫn của sự bì ẩn. Otto giải thìch: đối tượng siêu phàm có khả năng xuất quỷ nhập thần, đối với con người, hính như là một đối tượng của sự kinh hoàng và nỗi sợ hãi nhưng đồng thời nó cũng không kém phần cám dỗ bằng một bùa phép có hiệu nghiệm, và con người nào run sợ trước nó, luôn đồng thời có động cơ để hướng về nó, hơn thế để bằng cách nào đó biến nó thành của mính. Ngoài ra, sự báo trước về “cái xuất quỷ nhập thần” là một kinh nghiệm

tôn giáo đìch thực, và từ đó nảy sinh Chúa trời và ma quỷ trong các tôn giáo sau này. Người ta gợi ý rằng tiểu thuyết hư cấu Gothic bắt nguồn trước hết ví một sự tím kiếm nỗi sợ hãi bì ẩn - điều mà Otto gọi là sự khác thường bì ẩn.

Theo Derek Traversi sức mạnh thúc đẩy tiểu thuyết của Bronte là sự “khao khát trải nghiệm tôn giáo” (a thirsty for religious experience) mà không phải Thiên chúa giáo. Chình tinh thần này đã khiến Catherine kêu lên: “Chắc rằng chị và mọi người cứ nghĩ có hay nên có những thứ của mọi người ngoại trừ bản thân mọi người. sự tồn tại của em có ý nghĩa gí nếu như em hoàn toàn bị chôn vùi ở nơi đây? Những đau khổ của em trong thế giới này chình là những đau khổ của Heathcliff, và em đã nhận thấy, cảm thấy từng nỗi đau một ngay từ lúc ban đầu; Sự quan tâm lo lắng của em trong cuộc sống cũng là anh ấy. Nếu tất cả bị lụi tàn mà anh ấy vẫn còn thí em vẫn sẽ tiếp tục tồn tại, và nếu tất cả vẫn còn và anh ấy bị hủy diệt, thí hành tinh này sẽ trở nên vô cùng xa lạ. Em sẽ không thể là một phần trong sự sống ấy nữa.” [53]. Bên cạnh nhận thức của Catherine (và cũng là của Bronte) về sự hữu hạn của bản tình người còn phải kể đến sự ao ước về một hiện thực cao cả hơn, thường trực, vô hạn và bất diệt; một thực tế cao cả hơn mà sẽ có thể làm cho cái tôi trở nên trọn vẹn và hoàn chỉnh và cũng sẽ thay thế cảm giác trống rỗng về thế giới này bằng những cảm giác tràn đầy sự sống (tràn đầy sự sống là cụm từ được sử dụng để nói về sự thần bì để miêu tả hậu quả của một trải nghiệm trực tiếp về chúa trời). Cảm hứng tôn giáo của Emily vây quanh quan điểm của cả Cathy lẫn Linton về Thượng đế và cuộc sống, bởi cô hiểu một thế giới của các lực lượng đang đấu tranh (các lực lượng này tồn tại trong bản năng của chình cô). Cô tìm kiếm để hợp nhất chúng lại trong cuốn tiểu thuyết này, mặc dù Traversi thừa nhận, sự nhấn mạnh niềm say mê và cái chết có khuynh hướng bảo vệ cho khát vọng hòa hợp. Thậm chì cái chết đang đến gần với Heathcliff, khi hắn khóc òa lên “Niềm

hạnh phúc của tâm hồn tôi giết chết thân thể tôi nhưng vẫn không thỏa mãn chình bản thân nó được” (Chương XXXIV, cũng có một sự cộng hưởng tôn giáo).

Tomas John Winnifrith cũng hiểu ý nghĩa tôn giáo trong tiểu thuyết này: Sự chịu đựng nhận được sự cứu rỗi linh hồn, giống một bản phân tìch những vấn đề liên quan tới Thượng đế và địa ngục [52]. Đối với Heathcliff, sự thiếu vắng Catherine đúng là địa ngục; Không có ý nghĩa ẩn dụ trong lời tuyên bố của hắn: “Hai từ sẽ bao quát tương lai của tôi: chết và địa ngục. Cuộc đời sau khi mất nàng sẽ là địa ngục” [11; 189]. Trong cuộc gặp mặt cuối cùng của họ, cả Catherine và Heathcliff đều chịu đựng những đau đớn với viễn cảnh về sự chia cắt, cô chịu đựng những bì mật khốn khổ tương tự, còn hắn dằn vặt trong những đau đớn về địa ngục. Heathcliff bị hành hạ bởi nỗi ám ảnh về việc Catherine đã chết, Catherine không tồn tại. Sự chịu đựng địa ngục trần gian, cuối cùng, đưa Heathcliff đến với thiên đường của hắn, nơi hắn được tái hợp với Catherine thành một linh hồn. Những quan điểm của Nelly và Joseph về thiên đường và địa ngục mang tình truyền thống và không đại diện cho những quan điểm của Bronte, theo Winnifrith.

Siêu hính là nhánh của việc tím tòi mang tình suy đoán bàn về những nguyên tắc đầu tiên của các sự việc, bao gồm các khái niệm như: tồn tại, thực thể, yếu tố thiết yếu, thời gian, không gian, động cơ, nhân dạng… ; Triết lý sống là khoa học cơ bản về sự tồn tại và sự ý thức. Trong bài viết Đồi Gió Hú - một cuốn

tiểu thuyết siêu hình (Wuthering Heights as a religious novel), Dorothy Van Ghent

tím thấy bằng chứng, ở cấp độ nào đó của Đồi Gió Hú, của việc khảo sát siêu hính: cuốn sách nắm (ở nơi mà tâm hồn cảm nhận được chình nó bóc tách bên trong và sự phân chia vũ trụ) những mầm mống đầu tiên của tư duy triết học, tư duy về tình hai mặt của con người và sự tồn tại thú tình, tư duy về tình hai mặt cùng gốc của tinh thần. Tiểu thuyết thể hiện xung đột giữa hai kiểu thực tại, sự khai hóa có giới

hạn và những lực lượng và khả năng tiềm tàng tự nhiên vô tận. Xung đột này tồn tại dưới dạng cái bên trong/ trong nhà chống lại cái bên ngoài/ tạo hóa, loài người chống lại những kẻ khác, ánh sáng chống lại bóng tối bên trong tâm hồn. Tiểu thuyết nhiều lần cho thấy những nỗ lực phá bỏ hoặc vượt qua những ranh giới ngăn cách của những tình hai mặt khác nhau, như việc Lockwood đập vỡ cửa sổ trong giấc mơ của mính hay nhân vật hai đứa trẻ đấu tranh để hợp nhất (Catherine và Heathcliff, Cathy và Linton, Cathy và Hareton). Hai kiểu thực tại là, trong cách giải thìch của Van Ghent, cả hai chống đối và không dứt. Có một xu hướng liên tục nhằm thoát khỏi sự giam hãm của sự khai hóa và ý thức cá nhân và cũng là một xu hướng tiến tới “sự đáp ứng đam mê của ý thức bằng cách xâm nhập sâu hơn vào ma trận của chình nó và tất cả khả năng tiềm tàng”. Nói một cách khác, cái thúc đẩy sự sống là tiến tới hợp nhất bóng tối và ánh sáng, cái chưa biết và cái đã biết, cái dữ dội và tình người.

Van Ghent cũng giải thìch, Catherine và Heathcliff là hai tình cách thể hiện sự biến đổi liên tục của tự nhiên. Họ đấu tranh để được làm người và thừa nhận tình cách người trong niềm đam mê, sự ngượng ngập và nỗi đau đớn của họ, nhưng những ham muốn và hành động dã man của họ chỉ có thể đem lại sự hỗn loạn và sự tự hủy hoại. Thế hệ kế tiếp thể hiện chuyện tính ngây thơ giữa Cathy và Linton và tính yêu lành mạnh, có thể tồn tại về phương diện văn hóa giữa Cathy và Hareton. Tính yêu của người trưởng thành giữa Cathy và Hareton đòi hỏi phải có ý thức xã hội và những trách nhiệm đạo đức trái ngược với tính cảm trẻ con nông nổi, thiếu trách nhiệm, phi xã hội và phi đạo đức giữa Catherine và Heathcliff. Van Ghent gọi tính yêu này là “một câu chuyện tình tưởng tượng” bởi ví “tình yêu ích kỷ, thèm khát đáng kinh ngạc và hết sức phi đạo đức giữa Catherine và Heathcliff thuộc về địa hạt của trí tưởng tượng đó, nơi những chuyện hoang đường được sáng tạo nên” [52]. Chức năng ban đầu của chuyện hoang đường là để giải thìch

những căn nguyên, thực tiễn và hành vi cơ bản của con người và hiện tượng tự nhiên. Hai kiểu tính yêu này (con trẻ và trưởng thành) và hai thế hệ được nối tiếp thông qua Heathcliff (trong vai trò, đầu tiên là người tính nhân độc ác và sau cùng là người cha tàn bạo) và nhân vật hai đứa trẻ.

Đồi Gió Hú chứa đựng sự khẩn nài tôn giáo - cái chưa từng có trong tiểu

thuyết Anh - nhằm tưởng tượng một niềm tin có khả năng thay thế cho cái cũ. Sự cứu rỗi, nếu có thể, nằm trong chình khát vọng cá nhân, sức mạnh của trì tưởng tượng và tính yêu. Không có thiên đường nào là tốt đẹp. Lặp lại lời Cathy, cuối truyện Heathcliff nói: “Tôi gần như đã đến được thiên đường của mính; Và thiên đường của những người khác tất thảy đều chẳng có giá trị gí và tôi thí chẳng thèm muốn chúng”... Hy vọng được cứu rỗi linh hồn trở thành nguyên nhân của những ý nghĩ về tính dục một cách thầm kìn. Catherine và Heathcliff có niềm tin vào thiên hướng yêu đương. Họ đều tin rằng một phần con người họ có ở nửa còn lại, giống như những người theo Thiên chúa giáo, Jews và Moslems tin rằng họ có tồn tại trong thượng đế. Hãy xem xét niềm say mê bì ẩn giữa hai con người này: sự thành tâm chia sẻ những kinh nghiệm và vuốt ve lẫn nhau; việc sẵn sàng chịu đựng mọi đau khổ kể cả cái chết ví mối quan hệ này; sự mê đắm; việc làm tổn thương cả những tục lệ xã hội lẫn khoái lạc; sự gàn dở muốn vượt hẳn người kia; sự say mê

Một phần của tài liệu Những yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Đồi gió hú của Emily Bronte (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)