Những thay đổi về tư tưởng thẩm mỹ

Một phần của tài liệu Những biểu hiện của chủ nghĩa hậu hiện đại trong thơ Việt Nam đương đại (Trang 47)

5. Cấu trúc luận văn

2.2 Những thay đổi về tư tưởng thẩm mỹ

Trong bối cảnh thời đại hoài nghi khoa học tự nhiên, khoa học chính xác, cũng như triết học truyền thống… thì trực giác, “tư duy thơ ca” với những liên tưởng, hình tượng, ẩn dụ được các nhà Hậu hiện đại xem như là một phương tiện hữu hiệu để chiếm lĩnh thế giới như nó vốn có. Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi): Biểu tượng như là thuật ngữ của mỹ học, lý luận văn học và ngôn ngữ học còn được gọi là tượng trưng, nó có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Văn học phản ánh đời sống bằng hình tượng nghệ thuật… Nhưng hình tượng cũng là hiện tượng đầy tính ước lệ. Bằng hình tượng, nghệ thuật sáng tạo ra một thế giới hoàn toàn mang tính biểu tượng. Cho nên trong nghĩa rộng, biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu xa về con người và cuộc đời.

Như J.Lemaitre đã từng nói: Một biểu tượng, tóm lại là một sự so sánh kéo dài mà người ta chỉ cho chúng ta phần kết thúc thứ yếu của sự so sánh ấy

[16,trg.24].

Tuy nhiên, chúng ta thường hay dễ bị nhầm lẫn giữa biểu tượng, ẩn dụ và hoán dụ. Bởi trên bình diện “ám thị”, cả ba loại hình này đều tương tự như nhau. Những ẩn dụ và hoán dụ được dùng quen thuộc đến mức dễ dàng có thể nhận ra vật “núp” ở đằng sau ít hay nhiều cũng mang tính biểu tượng. Nhưng thực tế, không phải biểu tượng nào cũng là ẩn dụ hay hoán dụ. Hơn thế, ý nghĩa của biểu tượng còn tồn tại cả ở ngoài văn bản mà chúng ta tiếp xúc. Bởi quá trình tạo nên biểu tượng thường là một lịch sử lâu dài hàng vạn năm, gắn liền với quá trình hình thành quan niệm về thế giới của con người cổ xưa. Bởi vậy mà không phải ngẫu nhiên, chúng ta bắt gặp những yếu tố tương đồng trong các huyền thoại, thần thoại lý giải tự nhiên của các dân tộc trên thế giới.

Xét trên góc độ triết học, nhà triết học người Đức Freud cho rằng tác phẩm văn học là cái vết của “ham muốn” bản ngã bị các thể chế xã hội kìm nén.

Những biểu tượng văn học chứa đựng những yếu tố nguyên sơ, những yếu tố bản năng, những yếu tố thời thơ ấu. Freud đặc biệt khai thác những chấn thương ấu thơ của nghệ sĩ để giải thích tác phẩm. Tuy nhiên những chấn thương ấy không để lại dấu ấn trong tác phẩm một cách đơn giản. Nó được tạo nên bởi một khoảng trống, nó bị ức chế, nó lẫn đi, rồi có khi nó bùng nổ, và nghệ sĩ sáng tạo để lấp chỗ trống ấy.

Bên cạnh đó, lý thuyết phê bình phân tâm học của Charles Mauron nghiên cứu những “ẩn dụ ám ảnh”, dấu hiệu của “nhân cách vô thức” của nhà văn. Mauron dùng phương pháp chồng lên nhau các văn bản và phát hiện những hình ảm đậm, tương đồng, những mạng lưới trùng điệp, những âm vang gần gũi hay xa xôi tỏa ra từ những hình ảnh trung tâm. Ông cho rằng đó là những “ẩn dụ ám ảnh”, những “lực tâm thần”. Văn bản giống như tấm lưới, ở đó hình ảnh chỉ có ý nghĩa, có cuộc sống trong sự liên kết với các hình ảnh khác, hay cấu trúc tinh thần, và nó vận động trong quá trình sáng tác của nhà văn.

Từ đó, những sáng tác hậu hiện đại luôn hàm chứa trong nó những biểu tượng nghệ thuật mang tinh thần nhân loại. Biểu tượng nghệ thuật chính là một hệ chiếu để giải mã những tác phẩm thơ hậu hiện đại.

2.2.2. Từ tư tưởng thẩm mỹ tới biểu tượng nghệ thuật và phong cách nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhà thơ Nguyễn Quang Thiều

Cùng nằm chung trong dòng chảy đổi mới văn học sau chiến tranh, Nguyễn Quang Thiều thuộc lớp nhà thơ trẻ - tức những người cầm bút đã bước ra khỏi ảnh hưởng của dòng văn học kháng chiến trước 1975. Tại sao chúng tôi chọn tác giả này làm đối tượng khảo sát nghiên cứu những biểu hiện của Chủ nghĩa Hậu hiện đại trong thơ đương đại Việt Nam trên phương diện biểu tượng nghệ thuật? Thứ nhất, lý do nêu trên, Nguyễn Quang Thiều thuộc lớp nhà thơ trẻ, với một hệ tư tưởng hoàn toàn mới mẻ sau chiến tranh. Cùng với đó là những luồng văn hóa mới, những cơ hội tiếp cận với nền văn học và lý luận hiện đại thế giới rộng mở hơn nhiều so với thời kỳ trước. Hơn thế, từ Sự mất ngủ của lửa cho đến nay, thơ Việt Nam vẫn đang trên con đường tìm tòi, thử nghiệm và

vẫn chưa có được một sự xuất hiện nào đáng kể gây nên cơn mất ngủ thực sự cho đời sống sáng tác, lý luận và phê bình văn học như Nguyễn Quang Thiều đã từng làm được. Không chỉ là người đề xuất những quan niệm mới mẻ về thơ, tự thoát khỏi những lối mòn của cảm xúc thơ ca đơn điệu, mang đến những cái nhìn mới mẻ về đời sống, về hiện thực. Thơ Nguyễn Quang Thiều tiếp cận gần hơn với nền thơ ca hậu hiện đại thế giới chính ở tư tưởng thẩm mỹ được nâng lên thành những biểu tượng nghệ thuật hiện đại gắn liền với truyền thống dân tộc nhưng vẫn nằm trong tinh thần nhân loại. Xuyên suốt bốn tập thơ Sự mất ngủ của lửa, Những người đàn bà gánh nước sông, Nhịp điệu châu thổ mới, Bài ca những con chim đêm (chúng tôi không khảo sát tập thơ đầu tiên Ngôi nhà mười bảy tuổi) và mới đây là tập thơ Cây ánh sáng, hàng loạt những biểu tượng mang tính “ám ảnh” như biểu tượng người đàn bà (bà nội, mẹ, chị), biểu tượng nước, sông, cá, cánh đồng, những con bò, mùa màng, ngũ cốc, lửa, những cái cây… đã trở thành một hệ thống thẩm mỹ đặc trưng tạo nên phong cách thơ của tác giả. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi xin phép chỉ đi vào khảo sát biểu tượng lửa – cánh đồng, cặp biểu tượng – mã kép trong thơ Nguyễn Quang Thiều qua bốn tập thơ Sự mất ngủ của lửa, Những người đàn bà gánh nước sông, Nhịp điệu châu thổ mới Bài ca những con chim đêm.

2.2.2.1. Biểu tượng “lửa”

Ngay từ nhan đề Sự mất ngủ của lửa, tác giả đã định hình cho tư tưởng của toàn bộ tập thơ và biểu tượng xâu chuỗi các tác phẩm – biểu tượng lửa. Mang ý nghĩa tượng trưng cho sự thanh lọc, tẩy uế, thử thách và hồi sinh; hơn hết còn là biểu tượng cho ánh sáng của trí tuệ, Nguyễn Quang Thiều dường như muốn gửi gắm vào đây tư tưởng khái quát cho cả tập thơ từng gây nhiều tranh cãi – sự mất ngủ của sáng tạo, của cuộc hành trình đi tìm gương mặt mới cho nàng Thơ. Bởi vậy mặc dù không phải là biểu tượng xuất hiện nhiều với tần xuất lớn nhất trong tập thơ (đứng thứ hai sau sự xuất hiện của biểu tượng “nước”) nhưng nó được nhà thơ đặt vào vị trí trung tâm của tác phẩm. “Lửa” chủ yếu xuất hiện mang biểu trưng cho những gì ấm ấp, quen thuộc và gần gũi. Đó là

ngọn lửa xuyên thấu, ngọn lửa của sự hấp thụ chứ không phải ngọn lửa của hủy diệt.

Tiếng bẻ củi vang lên

Ngọn lửa gần gũi và linh thiêng cựa mình thức dậy Có bước chân vô hình đi quanh đống lửa

Làm những tàn tro ấm khẽ bay lên. (Thời gian)

Ngọn lửa đôi khi gợi lại nỗi nhớ, gơi lại ký ức buồn trong tâm hồn nhà thơ. Nỗi buồn giờ đây không còn là một “cánh muỗi” mỏng trong đêm nữa, mà trở nên một ngọn lửa nhỏ âm ỉ và bỏng rát trong tâm hồn.

Đống lá bưởi khô mười năm chưa cháy hết Mười năm dụi vào ký ức tuổi thơ.

(Khúc cảm XI)

Trong tập thơ này ta cũng bắt gặp một ý nghĩ tượng trưng nữa của “lửa” mà chỉ duy nhất lần này được nhắc đến trong thơ Nguyễn Quang Thiều. Ở những tập thơ sau này, chúng ta không còn thấy sự xuất hiện của “lửa” với ý nghĩa này nữa. Theo quan niệm xưa, lửa tượng trưng cho dục tính, lửa cọ sát và tạo ra những đứa con ánh sáng. Thật đẹp, khi Nguyễn Quang Thiều viết về những người đàn bà góa bụa sau chiến tranh và nỗi cô đơn, mất mát của họ trong đời sống bằng hình ảnh những “ngọn lửa giới tính” bấy lâu ngủ quên trong tâm hồn và cơ thể những người đàn bà ấy bỗng một ngày thức dậy, nhóm lên nhưng cũng thật mơ hồ và không thể vươn tới.

Những người đàn bà góa bụa làng tôi từ sau cỏ trở về… Bầu vú họ vươn về phía ngọn lửa giới tính vừa nhóm lên đâu đó. Sau bước chân họ, sau tiếng kẹt cửa trong khuya là bài hát…

(Những ví dụ)

Nhìn chung, trong tập thơ này dù các biểu tượng xuất hiện khá nhiều nhưng vẫn còn phân tán, chưa tạo thành một hệ thống thực sự. Từ Những người

đàn bà gánh nước sông trở đi, các biểu tượng xuất hiện dày đặc hơn, tập trung hơn và chứa đựng nhiều ý tưởng hơn.

Quan niệm thơ là hơi thở của đời sống, là những vẻ đẹp giản đơn toát lên từ chính những gì chúng ta thấy hàng ngày, ngay từ Sự mất ngủ của lửa, Nguyễn Quang Thiều đã nói lên tuyên ngôn nghệ thuật ấy của mình Ta không thể nuôi nhau bằng những ánh sao trời. Trung thành với quan điểm ấy, ta không tìm thấy những dòng thơ ưa sử dụng các từ mang tính khoa trương, to lớn ngay cả khi thơ truyền tải những vấn đề lớn về đời sống trong những sáng tác của Nguyễn Quang Thiều. Thơ anh ngân lên nhẹ nhàng, ấm áp và sâu lắng như ngọn lửa âm ỉ cháy trong viên than hồng chỉ đợi một cơn gió làm cho bùng lên mạnh mẽ. Bởi tính cô đơn, đặc tính này mỗi ngày một rõ hơn trong quá trình sáng tác về sau này của Nguyễn Quang Thiều, nên chúng ta thường thấy hình ảnh lửa với nến hay ngọn đèn. Ít thấy có những lúc lửa cháy bùng lên mạnh mẽ. Tuy nhiên, khi có ngọn lửa rực cháy thì đó thường lại là những ngọn lửa của điều thiêng, ngọn lửa hừng hực và ngọn lửa gây hỏa hoạn. Điều đó cho thấy một tinh thần luôn hướng tìm đến cái tuyệt đích của nhà thơ.

Nhịp điệu châu thổ mới – tập thơ đánh dấu một hành trình tương đối dài trên con đường thơ ca của Nguyễn Quang Thiều. Đến giai đoạn này, những tranh cãi gay gắt xung quanh thơ Nguyễn Quang Thiều đã lắng xuống. Người đọc đã chấp nhận cách viết của anh và không ít người thấy được nó hay và đồng điệu được với tâm hồn thi sĩ. Với sự trưởng thành trong bút pháp, cùng với những trải nghiệm lớn hơn về đời sống, bút lực và trí tưởng tượng của anh cũng dồi dào, táo bạo hơn hẳn. Tần số xuất hiện của các biểu tượng có ít hơn so với tập thơ trước, nhưng “chất lượng”, sự giàu có trong tư suy sáng tạo của nhà thơ lại không hề giảm, mà có phần còn nhạy bén và sâu sắc hơn.

Trường ca Nhịp điệu châu thổ mới là khúc ca tưởng niệm ngày mất của bà nội nhà thơ – người được xem như là có ảnh hưởng lớn đến thế giới quan của tác giả. Biểu tượng “nước” tượng trưng cho nỗi nhớ thương khắc khoải, sự đau đớn, tiếc thương và mất mát. Tâm trạng của Cậu bé trong nghi lễ tiễn đưa được

gửi gắm phần nào vào những biến đổi của “nước”, “những hồ nước” và “không gian nước”. Cùng với đó, biểu tượng “dòng sông” và “lửa” xuất hiện trong tập thơ như là một trong những nghi thức tiễn đưa linh hồn Người Nông Dân Già. Trong cảm hứng về một nghi lễ linh thiêng, không chỉ là tiễn đưa một linh hồn, mà còn là nghi lễ của những điều thuộc về tâm linh, ý niệm về lửa cũng trở nên linh thiêng hơn hẳn.

Nến được đốt lên sớm hơn mọi thế kỷ trước Những vết rạn dương gian chầm chậm tràn đầy Ánh hoàng hôn – đẩy bình minh linh ẩn

Dâng ngập những mái nhà, những vòm cây, những đỉnh núi u trầm Đỉnh sáng dựng lá cờ khải ca, lá cờ bất tử

Là cờ sinh ra không được phép thiếu ngày. … Nến được đốt lên sớm hơn mọi thế kỷ trước

Vầng dương thổn thức trên cánh đồng vải liệm thơm tho … Nến được đốt lên sớm hơn mọi thế kỷ trước

Ra đi như giấc ngủ của cây và hơn thế

Như tan chảy qua những kẽ tay ký ức, và hơn thế

Như hơi thở bất tận ẩm ướt và nóng hổi phủ trên Châu Thổ Và hơn thế,

Ra đi… đó là ánh sáng

Dựng lên tất cả những cái thây của bóng tối đầm đìa. (Chương I)

Gắn chặt với hình ảnh của nến, “lửa” tượng trưng cho tất cả mọi sức mạnh của thiên nhiên đều hoạt động. Sáp, bấc, lửa và không khí hợp nhất trong ngọn lửa cháy bỏng, linh động, có màu sắc, bản thân chúng là một tổng hợp các yếu tố của thiên nhiên. Nhưng các cá thể đó không bị đồng hóa mà cá thể hóa trong một ngọn lửa duy nhất. Biểu tượng của cuộc sống hướng thượng, cây nến là linh hồn của những kỷ niệm chu niên. Bao nhiêu cây nến, từng ấy năm, từng ấy giai đoạn hướng tới sự hoàn thiện và hạnh phúc. Nhưng nhiều hơn, đó là biểu tượng

của một hơi thở sự sống siêu đẳng, trường tồn so với tất cả những gì đã từng tồn tại.

Được xem là tập thơ hay nhất của Nguyễn Quang Thiều từ trước đến nay,

Bài ca những con chim đêm là tập thơ chín về ý tưởng, dồi dào về bút lực, tràn đầy sáng tạo và không ngừng trăn trở về đời sống, không ngừng tìm kiếm là hi vọng về một đời sống trọn vẹn, có ý nghĩa. Không chú trọng đi vào thay đổi cách viết, Nguyễn Quang Thiều coi hành trình sáng tạo của người nghệ sĩ là hành trình đi tìm những cảm xúc mới và nhìn thấy những vẻ đẹp chìm sâu của đời sống. Tràn ngập trong thơ Nguyễn Quang Thiều là những hình ảnh được nâng lên thành biểu tượng nghệ thuật. Cho nên không ít người cho rằng đây là tập thơ khó hiểu và khó tiếp cận nhất của Nguyễn Quang Thiều từ trước tới nay. Mặt khác, nó cũng được xem như là một trong những tập thơ hay nhất của nền thơ ca Việt Nam đương đại.

Như ở những tập thơ trước, biểu tượng “lửa” rất ít xuất hiện so với các biểu tượng khác, tuy nhiên nó cũng là một ám ảnh sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ. Hồi tưởng tháng bảy cho ta cảm nhận về ngọn lửa tượng trưng cho sự thử thách, thanh tẩy tâm hồn, sự đốt cháy vỏ bọc bên ngoài để hóa thân trong một tình thần mới.

Những gã thợ xẻ không bao giờ nghĩ

Chúng ta có thể sống lại trong mùn cưa, phoi bào và những đoạn gỗ thừa

Và thế chúng ta được ném vào lửa, chúng ta bốc cháy Trong cuộc hỏa hoạn này đời sống chúng ta phô bày.

Bên cạnh đó là những ám ảnh về sự sáng tạo, về hành trình đi tìm những vẻ đẹp mới chưa được hiển lộ của người nghệ sĩ. Như là ánh nến trên bàn viết của một người cô độc, nó tượng trưng cho những mộng mơ hướng lên cao hơn, vươn đến bầu trời và những gì hoàn mỹ.

Và một ai đó thắp lên một cây nến

(Đoản ca về buổi tối)

2.2.2.2. Biểu tượng “cánh đồng”

Trong Sự mất ngủ của lửa, đồng hành cùng với biểu tượng “lửa” là sự xuất hiện của những “cánh đồng” – tượng trưng cho những gì mới mẻ, cho một “ban mai” tinh sạch, hứa hẹn.

Những xôn xao lùa qua làn hơi ấm

Vọng về từ cánh đồng rộng lớn mờ sương Tiếng bánh xe trâu lặng lẽ qua đêm

Chất đầy hương cỏ tươi lăn về nơi hừng sáng. (Ban mai)

Cũng bắt đầu từ tập thơ này, ta thấy xuất hiện trong thơ Nguyễn Quang Thiều những cánh đồng cỏ và những cánh đồng hoa, như là biểu tượng cho một thế

Một phần của tài liệu Những biểu hiện của chủ nghĩa hậu hiện đại trong thơ Việt Nam đương đại (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)