Định nghĩa cái “tôi” trữ tình

Một phần của tài liệu Những biểu hiện của chủ nghĩa hậu hiện đại trong thơ Việt Nam đương đại (Trang 33 - 34)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Định nghĩa cái “tôi” trữ tình

Khái niệm cái tôi là một khái niệm có nội hàm rộng đến nỗi khó xác định được toàn bộ ý nghĩa của nó. Cái tôi cá nhân vừa có ý nghĩa bản thể bất biến vừa mang tính xã hội – lịch sử và vận động phát triển qua các thời đại.

Tôn giáo nói chung không thừa nhận cái tôi cá nhân và nếu có nói đến chăng nữa cũng chỉ là để hòa tan nó vào những quan niệm siêu hình. Cơ đốc giáo quy tất cả các giá trị vào linh hồn. Triết lý Phật giáo xây dựng trên căn bản thuyết Vô ngã (không có Ta). Tức là không có cái ta thường tại, cái Ta mà ta tưởng đang tồn tại thực ra chỉ là giả tưởng và do vậy mọi sở hữu của ta cũng chỉ là giả tưởng. Tư tưởng Nho giáo cũng không dành chỗ cho cái tôi cá nhân. Theo Nho giáo, cá nhân hiện diện không phải như hình ảnh của chính bản thân nó, mà trong sự chế định của tự nhiên và xã hội. Cá nhân hòa tan vào một bản chất chung của con người – tự nhiên, con người – chức năng, con người – cương thường, và không có ý nghĩa như một cái tôi tồn tại độc lập. Các triết học duy tâm hiện đại cũng rất chú trọng đến phương diện cái tôi cá nhân. Theo Kant, cái tôi bao gồm hai phương diện: chủ thể tư duy và khách thể của chính nhận thức. Như vậy, cái tôi đó cũng bắt đầu sự tự kỷ ý thức, bản thân nó cũng chính là một đối tượng để khám phá, tìm hiểu. Còn Hegel một mặt coi cái tôi như là sự tha hóa của ý niệm tuyệt đối, một mặt nhấn mạnh vai trò to lớn của cái tôi, coi cái tôi là trung tâm của tồn tại, cái tôi có khả năng, khát vọng và sức mạnh để thể hiện mình trong hiện thực. Những quan niệm này của Kant và Hegel đã có đóng góp quan trọng vào việc khẳng định vai trò của chủ thể sáng tạo trong hoạt động nghệ thuật.

Tâm lý học mác-xít chú ý đến cái tôi ở nhiều phương diện: cái tôi cá nhân khác với cá thể; cái tôi như là sự tự ý thức của cá nhân, là trung tâm định hướng

và điều chỉnh nhận thức, xúc cảm, hành vi của con người. Trong khi đó, phân tâm học của Freud lại phát hiện ra thế giới vô thức trong cái tôi.

Khảo sát qua các tư tưởng triết học và nhân văn về cái tôi cá nhân, có thể nhận ra một số tư tưởng chính, có ảnh hưởng đáng kể tới nghệ thuật, thơ ca. Sự vận động và các biểu hiện đa dạng của quan niệm cái tôi trong thực tiễn lịch sử chính là căn nguyên của sự vận động cái tôi trữ tình trong thơ với những biến thái phong phú của nó. Cái tôi trữ tình như là một nhân tố khởi sự và hoàn tất của sáng tạo trữ tình. Cuốn Thuật ngữ văn học và phê bình Mỹ 1993 đưa ra quan điểm lý luận cho rằng bài thơ trữ tình là một bài thơ trong đó nhà thơ viết về những suy nghĩ và cảm xúc của mình, trong đó nhà thơ cố gắng điều khiển và tổ chức cảm xúc và ấn tượng của mình.

Cái tôi trữ tình có thể hiểu là sự thể hiện một cách nhận thức và cảm xúc đối với thế giới và con người thông qua lăng kính cá nhân của chủ thể và thông qua việc tổ chức các phương tiện của thơ trữ tình, tạo ra một thế giới tinh thần riêng biệt, độc đáo, mang tính thẩm mỹ, nhằm truyền đạt năng lượng tinh thần ấy đến người đọc.

Một phần của tài liệu Những biểu hiện của chủ nghĩa hậu hiện đại trong thơ Việt Nam đương đại (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)