Tiềm năng của ngành cà phê Việt Nam

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Phân tích thương vụ M A giữa Masan Consumer và Vinacafe Biên Hòa. Bài học rút ra cho bên bán và bên mua (Trang 29)

Ngành cà phê hòa tan hứa hẹn nhiều triển vọng khi người tiêu dùng ngày càng đánh giá cao sự tiện lợi của dòng sản phẩm này. Do sự tăng trưởng kinh tế và quá trình đô thị hóa, các quốc gia xuất khẩu cà phê như Brazil, Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam…đang dần trở thành nhân tố chính thúc đẩy ngành cà phê thế giới. Trong khi ở Brazil, quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, tỉ lệ tiêu thụ nội địa đạt 6kg/người thì tại Việt Nam mới chỉ có hơn 1kg/người. Với dân số đạt xấp xỉ 89 triệu người trong đó có gần 60% dân số ở độ tuổi lao động, nếp sống công nghiệp hóa đang dần hình thành sẽ là một cơ hội lớn cho tiêu thụ cà phê nội địa. Việt Nam mới chỉ sử dụng 6% sản lượng cà phê sản xuất một năm cho công nghiệp chế biến trong nước. Thói quen uống cà phê của người Việt Nam đang dần được hình thành với sự gia tăng của tầng lớp dân số trẻ, công chức văn phòng. Thị trường cà phê Việt Nam hiện được phân chia thành 2 phân khúc rõ ràng: cà phê rang xay (cà phê phin) chiếm khoảng 2/3 sản lượng cà phê được tiêu thụ tại VN và cà phê hoà tan chiếm 1/3. Nhu cầu trong nước dự kiến sẽ tăng với tốc độ 10.5%/năm trong giai đoạn 2008-2013 do thu nhập bình quân đầu người tăng và sản phẩm ngày càng được giới trẻ ưa chuộng nhờ đặc tính tiện lợi, phù hợp với nhịp sống đô thị hoá. Ngoài những tên tuổi kinh doanh cà phê hoà tan quen thuộc như NesCafe (Nestle), VinaCafe, G7 Coffee (Trung Nguyên) thì cuối năm 2006 thị trường đã xuất hiện thêm các nhãn hiệu mới như Café Moment (Vinamilk), Max Coffee (Singapore)… Tuy nhiên thị trường cà phê hòa tan đang dần trở nên khắc nghiệt. Max Coffe, do không có mạng lưới phân phối cũng như không tự chủ được nguồn cung nên ít có khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong nước. Cafe Moment sau một thời gian không tìm được chỗ đứng đã phải thoái lui, buộc phải chuyển nhượng nhà máy cho Trung Nguyên.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Phân tích thương vụ M A giữa Masan Consumer và Vinacafe Biên Hòa. Bài học rút ra cho bên bán và bên mua (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)