Đây có thể coi như một thương vụ thành công vì cả hai đều nhận được giá trị cộng hưởng sau sáp nhập. Có một số bài học được rút ra từ thương vụ giành cho bên mua:
Chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt, nhất là tài chính và lựa chọn nhà tư vấn Sự thành công nhanh chóng của thương vụ đến từ sự chuẩn bị từ rất lâu. Quá trình thẩm định có lẽ diễn ra từ trước giai đoạn 2006-2007. Nhận ra được tiềm năng rất lớn của Vinacafe, Masan đã lên kế hoạch thâu tóm từ lâu. Có thêm được Vinacafe, Masan sẽ có bàn đạp để tiến vào thị trường đồ uống-giải khát.
Thời điểm thích hợp để ra tay là rất cần thiết
Mặc dù lên kế hoạch từ lâu nhưng chỉ đến 2011, khi Tổng công ty cà phê Việt Nam phải thoái vốn, Masan mới có được cơ hội để tiến hành M&A. Lúc này, có nhân tố ủng hộ Masan như: giá cổ phiếu VCF xuống thấp, chỉ vào 50.000-60.000, cơ cấu cổ đông tập trung, tổng công ty cà phê phải thoái vốn… Do tận dụng được thời cơ nên thương vụ đã diễn ra nhanh chóng.
Có kế hoạch chuẩn bị sau hợp nhất
Sau khi thâu tóm công ty mục tiêu, công ty mua thường thực hiện bước cuối cùng là restructuring lại công ty, biến công ty mục tiêu làm việc theo ý mình. ở đây cần rất nhiều sự chuẩn bị về các vấn đề như: sự hợp tác của ban quản trị cũ và mới, kế hoạch sản xuất kinh doanh, chi phí của việc đào tạo nhân sự, hợp nhất các bộ phận sản xuât. Masan đã làm công việc này khá tốt bằng cách trợ giúp cho Vinacafe về tất cả các lĩnh vực như phát triển sản phẩm, quảng cáo, tiêu thụ… Chính vì thế, chỉ sau 1 năm, vinacafe đã thu được những thành công đầu tiên.