Đối với Vinacafe

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Phân tích thương vụ M A giữa Masan Consumer và Vinacafe Biên Hòa. Bài học rút ra cho bên bán và bên mua (Trang 39 - 41)

Vinacafe có nhiều cái lợi thời hậu sáp nhập

Đầu tiên, chúng ta phải nhắc lại Masan là một người khổng lồ trong ngành thực phẩm. Với Vinacafe, sự giúp đỡ của Masan-doanh nghiệp dạn dày kinh nghiệm- trong các lĩnh vực như sản xuất, tiếp thị, tiêu thụ…sẽ giúp cải thiện tình hình kinh

34

doanh, hiệu quả trong hoạt động. Hậu sáp nhập Masan đã tham gia giúp đỡ Vinacafe rất nhiều trong hoạt động của mình.

Cả hai bên đã thống nhất hệ thống phân phối của mình. Masan là doanh nghiệp có hệ thống đại lý phần phân phối rất lớn. Sau khi các sản phẩm của Vinacafe được hệ thống phân phối của Masan tiếp nhận, số điểm bán hàng đã nâng lên thành 176.000 điểm với 181 nhà phần phối chính. Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt về thị phần sắp tới, việc gia tăng kênh phân phối mà tốn ít chi phí phát triển được coi là lợi thế đối với VCF.

Bằng kinh nghiệm phát triển sản phẩm của mình, Masan đã giúp VCF cho ra đời các loại sản phẩm mới. Trong tháng 6/2012, VCF đã cho ra đời bột ngũ cốc dinh dưỡng Kachi với bao bì mẫu mã cải tiến, nhân tố giúp cho doanh thu bột ngũ cốc năm 2012 tăng 40%, tăng mạnh hơn mức tăng hàng năm 27-28%. Trong năm 2012, Vinacafe lại tiếp tục cho ra đời 2 loại cà phê nữa là Wake-up và New Vinacafe. Wake- up Sài Gòn được tung ra cuối tháng 7, tập trung ở thị trường miền Tây nhằm cạnh tranh với Qcafe của công ty Trần Quang trong khi Wake-up hương chồn và New Vinacafe được tập trung ở miền Bắc và được đánh giá có doanh số thành công nửa cuối 2012.

Là một nhà sản xuất các sản phẩm thực phẩm tiêu dùng gia đình, Masan hiểu được sự cần thiết của công tác Marketing, PR nhãn hiệu sản phẩm. Sau thương vụ, Masan đã tiến hành chiến dịch Marketing mới cho các sản phẩm của Vinacafe theo qui mô lớn hơn, bài bản và chuyên nghiệp hơn. Bắt đầu bằng công thức PR quen thuộc của mình khi đưa ra một đoạn quảng cáo gây tranh cãi bằng việc tuyên bố Vinacafe là sản phẩm cà phê ngon nhất do được sản xuất từ các hạt cà phê chọn lọc từ 8 vùng sản xuất cà phê nổi tiếng nhất cả nước, Masan đã hướng sự chú ý của dư luận, giới truyền thông và người tiêu dùng đến các sản phẩm của VCF. Chiêu thức này đã từng được Masan sử dụng hiệu quả khi vào năm 2008 nước tương và nước mắm Chinsu dính vào vụ bê bối 3-MCPD nhưng sau đó chính họ đã lái thành công dư luận sang các dòng sản phẩm khác của mình là nước mắm Nam Ngư và nước tương Tam Thái Tử. Chính nhờ công tác Marketing rất đồng bộ, bài bản và những nước cờ lạ mà Masan mới có được vị thế như ngày hôm nay. Kinh nghiệm của Masan

35

sẽ giúp quảng bá hình ảnh và định vị thương hiệu của Vinacafe tốt hơn. Trong năm 2012, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của VCF đã tăng 42,1% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do chi phí quảng cáo, tiếp thị và mở rộng hệ thống. Điều này là cần thiết vì sắp tới cạnh tranh sẽ ngày càng trở nên khốc liệt hơn.

Hiệu quả công tác quản trị doanh nghiệp được nâng cao: sau sáp nhập, hội đồng quản trị của VCF đã tăng từ 7 người lên 11 người. Quá trình restructuring diễn ra với sự tăng thêm về nhân sự mà trong đó 2 người đến từ Masan, 2 người đến từ công ty chứng khoán Bản Việt. Việc bổ sung thành viên này giúp cho quá trình giám sát hoạt động của HDQT đến ban điều hành chặt chẽ hơn. Hơn nữa, với kinh nghiệm và kiến thức của những thành viên hội đồng quản trị mới chuyên về Tài Chính, Tiêu Dùng sẽ bổ sung thêm vào cho công tác quản trị và hoạch định chiến lược của Vinacafe

Nhìn chung, trong một năm mà kinh tế suy thoái, thị trường gặp nhiều khó khăn, sức mua tiêu dùng giảm như vậy mà Vinacafe vẫn đạt được mức tăng trưởng ấn tượng 33,4% doanh thu thuần, 41,3% tăng lợi nhuận sau thuế. Đó là giá trị cộng hưởng của VCF sau khi M&A với Masan.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Phân tích thương vụ M A giữa Masan Consumer và Vinacafe Biên Hòa. Bài học rút ra cho bên bán và bên mua (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)