Kế hoạch lâu dài, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng
Masan đã chuẩn bị cho kế hoạch mua lại từ năm 2006-2007. Giai đoạn đó Masan đã từng sở hữu 7,7% cổ phần của VCF và đưa được ông Nguyễn Đăng Quang, chủ tịch HĐQT Masan group vào HĐQT của VCF. Tuy nhiên do thời kỳ chứng khoán bùng nổ, giá của VCF lên quá cao nên Masan đã không thực hiện được kế hoạch mua thêm để đạt tới mức 20% sở hữu của mình. Tuy nhiên với tham vọng và chiến lược phát triển qua M&A của mình, Masan vẫn âm thầm chuẩn bị để khi có thời điểm thuận lợi sẽ thực hiện kế hoạch của mình. Sau đó, ông Quang rút khỏi HĐQT của VCF, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của Masan cho ông Vũ Quang Lôc. Năm 2010, chính ông Lộc và một số cổ đông tổ chức đã bầu cho ông Tô Hải, giám đốc công ty chứng khoán Bản Việt vào HĐQT của VCF. Và đến năm 2011, khi Tổng công ty cà phê Việt Nam thoái vốn nhằm bù đắp các khoản lỗ, Masan đã tận dụng rất tốt thời cơ để thâu tóm Vinacafe. Một chặng đường dài, kế hoạch rất chu đáo đòi hỏi một sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt. Sự chuẩn bị về mặt tài chính cho đến việc lựa chọn đơn vị tư vấn cho mình là công ty chứng khoán Bản Việt, tất cả đều tạo nên sự thành công sau cùng của thương vụ
Đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm quốc tế về mua bán sáp nhập:
Trong ban giám đốc của Masan có rất nhiều nhân sự nước ngoài. Tổng giám đốc đốc của Masan là ông Madhur Mainy là người có 13 năm làm việc trong ngân hàng đầu tư lớn như Merry Lynch, Deusche Bank… Masan còn có cả một giám đốc chuyên về nghiên cứu, thẩm định các các cơ hội đầu tư có thể tiến tới M&A. Sử dụng nhân sự trình độ cao có kinh nghiệm làm việc lâu năm ở nước ngoài cũng là một trong
32
những chiến lược của Masan nhằm tiến tới việc niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài. Kinh nghiệm làm việc ở ngân hàng đầu tư, các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 hay những công ty hàng đầu về công nghệ như Oracle sẽ giúp cho việc thẩm định, đánh giá, tìm kiếm cơ hội đầu tư của Masan diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
Sử dụng hợp lý sức mạnh truyền thông:
“Masan là công ty được giới truyền thông hết sức chú ý và săn đón.”
Với vị thế là một trong những công ty FMCG có tốc độ tăng trưởng vào hạng nhanh nhất của Việt Nam, Masan luôn được giới truyền thông, đặc biệt là các nhà báo kinh tế tập trung chú ý. Mọi hoạt động, động thái của Masan đều được cập nhập, phân tích, mổ xẻ khá sâu trên mọi mặt báo. Chính vì thế, Masan tự nhiên có dẫn, sức hút mạnh với các nhà đầu tư trên sàn. Sự tham gia của Masan vào bất cứ thương vụ nào cũng đều được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích lớn cho cổ đông của cả bên mua và bên bán. Dưới con mắt giới truyền thông và nhà đầu tư, Masan là một công ty mạnh, tài chính vững vàng, quản trị tốt và có chiến lược kinh doanh hợp lý. Điều này hứa hẹn sẽ mang lại giá trị cộng hưởng cho các cổ đông tương lai của công ty. Ban giám đốc của bên bán cũng hi vọng vào một sự thay đổi tích cực trong quản trị, chiến lược và kinh doanh hậu M&A. Trong quá trình thực hiện thương vụ, truyền thông đã giúp phần đánh bóng tên tuổi Masan, giúp cho thương vụ diễn ra nhanh chóng.
Sử dụng tình báo doanh nghiệp
Giai đoạn 2006-2007 Masan đã từng có ý định thâu tóm VCF. Tuy nhiên do không thuận lợi về thị trường nên thương vụ đã không diễn ra tại thời điểm đó. Masan không bỏ cuộc và đã bí mật lên kế hoạch “săn voi” cùng với chứng khoán Bản Việt. Đại hội cổ đông 2010 đã bầu ông Tô Hải, giám đốc công ty chứng khoán Bản Việt vào hội đồng quản trị. Sự có mặt của chứng khoán Bản Việt- đơn vị tư vấn cho thương vụ M&A sau này- vào hội đồng quản trị của VCF có ý nghĩa rất lớn. Tình hình tài chính, tiềm năng tăng trưởng, tình hình nội bộ các cổ đông đều được nắm rõ. Đây là tiền đề khá quan trọng để sau này đơn vị này tư vấn cho Masan nhằm thâu tóm VCF.