Masan Consumer – người khổng lồ FMCG

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Phân tích thương vụ M A giữa Masan Consumer và Vinacafe Biên Hòa. Bài học rút ra cho bên bán và bên mua (Trang 32 - 35)

Masan Consumer là một công ty con của Masan Group. Việc Masan Consumer mua lại Vinacafe Biên Hòa nằm trong chiến lược M&A dài hạn của của Masan Group. Thế nên việc Masan Consumer tiến hành M&A với Vinacafe Biên Hòa cũng chính là Masan Group mua lại VCF. Nhắc đến Masan, chúng ta nhớ ngay đến một tập đoàn đa ngành với thế mạnh là các sản phẩm thuộc lĩnh vực FMCG. Như đã đề cập tới ở trên, Masan hiện nay có 2 công ty con và 1 công ty liên kết. Tất cả các công ty con của Masan đều có chỗ đứng vững chắc trong các ngành đầy tiềm năng, là mũi nhọn trong nền kinh tế Việt Nam như đồ tiêu dùng nhanh, khoáng sản và tài chính ngân hàng. MSN cũng là một trong những mã cổ phiếu Blue chip có vốn hóa lớn nhất, luôn được các quỹ, công ty đầu tư nước ngoài săn đón. Masan cũng luôn được coi như một trong những ông vua tiền mặt với hoạt động tài chính vững mạnh.

27

Vài năm trở lại đây, sau khi đã có chỗ đứng vô cùng vững chắc tại các thị trường truyền thống như mỳ tôm, nước chấm…Tuy nhiên khi thị trường này ngày càng cạnh tranh và đạt đến mức bão hòa, Masan bắt đầu đổ tiền đi thực hiện các các thương vụ M&A để hiện thực hóa chiến lược sáp nhập đa ngành của mình (conglomerate integrations). Theo chiến lược này, Masan sẽ đi săn những công ty thuộc FMCG đạt được một số tiêu chí như sau:

 Các ngành hàng tiêu dùng nhanh hoặc có tính chất quan trọng không thể thay thế trong nền kinh tế

 Các ngành có lợi thế ưu đãi của chính phủ, các công ty nhà nước đang bị định giá thấp hơn giá trị thật của mình.

 Thị trường tiềm năng, còn nhiều cơ hội để phát triển và đạt ít nhất 500 triệu USD.

 Các thương hiệu mạnh, đã tạo được chỗ đứng. Các công ty có vị thế độc quyền hoặc các công ty có thị phần lớn, thị trường có tính thống nhất cao

 Tình hình tài chính lành mạnh, ROA >30%, không có các dự án mang tính mạo hiểm

 Các thị trường có thể nội địa hóa sản phẩm, sản phẩm phục vụ cho thị trường trong nước. Các sản phẩm có thể bảo vệ sức khỏe.

Các thương vụ M&A dựa trên tình hình tài chính cực kỳ tốt của Masan với dòng tiền mạnh. Tại thời điểm xảy ra thương vụ, Masan đang có một lượng tiền mặt rất lớn.

Bảng 3.4. Tình hình tiền và tương đương tiền của Masan Group

Năm Đơn

vị

2009 2010 2011

1. Tiền và các khoản tương đương tiền Tỷ đồng 1,123.616 3,395.575 9,573.953 2. Tổng tài sản Tỷ đồng 7,017.094 21,129.538 33,672.819 3. Tỷ trọng (1) trong (2) % 16.01 16.07 28.34

28

Đến cuối năm 2010, Masan đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ là gần 3400 tỷ. Không chỉ có vậy, giai đoạn 2008-2010 Masan còn huy động được một lượng vốn rất lớn từ các định chế tài chính quốc tế.

Bảng 3.5. Khả năng huy động vốn từ các nguồn của Masan

Đơn vị: triệu USD

Năm Nhà đầu tư Hình thức Số tiền

2008 Bank Invest Góp vốn cổ

phần

20

2009 Viet Nam Azalea Fund Góp vốn cổ

phần

9

Bank Invest and TPG Góp vốn cổ

phần

50

House Food Corporation Góp vốn cổ

phần

20

2010 Mount Kellet Góp vốn cổ

phần

100

Richard Chandle Corporation Vay 50

IFC vay 40

Goldman Sachs Vay 30

2011 VDB Vay 113 Vietcombank Vay 90 JP Morgan Vay 108 KKR Góp vốn cổ phần 159

Nguồn: Báo cáo phân tích MNS của VCBS

Trước khi Masan chính thức chào mua công khai VCF, tháng 4/2011 KKR & Co Investment đã đầu tư 159 triêu USD vào Masan khiến tiềm lực tài chính của Masan tăng mạnh, sẵn sàng cho một cuộc đi “săn voi”. Đồng thời, do cầm quá nhiều vốn trong tay nên Masan cũng phải tìm đường đầu tư nhằm tối ưu hóa nguồn lợi thu được.

29

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Phân tích thương vụ M A giữa Masan Consumer và Vinacafe Biên Hòa. Bài học rút ra cho bên bán và bên mua (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)