CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN:

Một phần của tài liệu kỹ thuật cấy tạo trầm trên cây gió bầu (Trang 48 - 49)

4.1. KẾT LUẬN:

- Việc phát triển cây Dó bầu trong những năm qua rất lớn, với những mục tiêu tốt, nhất là có sự trợ giúp lớn của chính quyền địa phương và sự hưởng ứng mạnh của nông dân.

- Nhu cầu tiêu thụ Trầm hương và tinh dầu Trầm trên thế giới hiện nay rất lớn, lượng cung cấp chỉ đạt khoảng 40% nhu cầu. Do đó trong 5-10 năm tới việc tiêu thụ các sản phẩm từ cây Dó bầu tạo Trầm hương trong vườn nhà là không đáng lo. - Việc trồng cây Dó bầu cần nắm vững quy trình trồng và chăm sóc.

- Việc tạo Trầm hương cho cây Dó bầu có kết quả tốt qua nhiều thử nghiệm tại các trang trại và công ty kinh doanh Trầm hương.

- Cây Dó bầu có thể thay thế dần các cây trồng hiệu quả thấp bằng xen canh vào sau 2-3 năm, mới phá bỏ vườn cũ. Không nên phá toàn vườn để trồng thuần cây Dó bầu, ảnh hưởng đến kinh tế.

4.2.KIẾN NGHỊ:

- Các công trình nghiên cứu cần được tiếp tục theo dõi nhằm đánh giá một cách khách quan nhất khả năng tạo Trầm hương của các nghiệm thức, và các chế phẩm từ đó tìm ra được phương pháp gây tạo Trầm hương tối ưu nhất .

- Đầu tư nhiều hơn về thời gian và tài chính để có thể tìm được những giống Dó bầu có khả năng cho Trầm hương hiệu quả nhất.

- Cây Dó bầu là cây phù hợp với khí hậu nước ta đặc biệt là vùng rừng núi, nơi có phần lớn người dân tộc thiểu số sống. Đời sống của họ còn đang gặp rất nhiều khó khăn. Nên việc gây tạo thành công Trầm hương băng phương pháp nhân tạo được xem là hướng đi mới nhằm xóa đói giảm nghèo và tiến tới phát triển kinh tế ở những địa phương này. Vì vậy, các cơ quan tổ chức có thẩm quyền cần có chính sách quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa để các nhà khoa học yên tâm vào nghiên cứu để cho ra một quy trình công nghệ ổn định, có thể chuyển giao rộng rãi ra ngoài để sản xuất.

Một phần của tài liệu kỹ thuật cấy tạo trầm trên cây gió bầu (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w