NHU CẦU VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ TRẦM HƯƠNG:

Một phần của tài liệu kỹ thuật cấy tạo trầm trên cây gió bầu (Trang 31 - 34)

Như cầu tiêu thụ Trầm hương và tinh dầu Trầm trên thế giới hiện nay rất lớn, nhưng do hạn chế về vùng nguyên liệu nên lượng cung cấp chỉ đạt khoảng 40% so với nhu cầu.

Trên thế giới, các nước có nhu cầu nhập khẩu Trầm hương lớn bao gồm Đài Loan, Ả Rập Saudi, Hồng Kông, Ai Cập, Ấn Độ, Nhật, Oman, Trung Quốc và một số quốc gia khác. Trong đó, thị trường nhập khẩu Trầm hương lớn nhất là Đài Loan, kế đến là Ả Rập Saudi và Hồng Kông. Chỉ tính từ 1993 đến 1998, Đài Loan đã nhập khẩu 4.500 tấn Trầm hương từ các quốc gia như: Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Thái Lan… nhưng nhiều nhất là từ Indonesia (2829,5 tấn) và Việt Nam (531,8 tấn).

Trước đây Trầm hương là sản vật của các nước Nam Á, nhưng theo thời gian, vùng nguyên liệu cứ thu hẹp dần. Cách đây chừng 10 năm chỉ còn một số quốc gia như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Myamar… có Trầm và gần đây thì sản lượng Trầm hương ở các nước thấp hẳn do nguồn khai thác hầu như đã cạn kiệt.

Hiện chỉ còn một vài nước cung cấp trầm hương cho thị trường thế giới, trong đó trầm hương Việt Nam được đánh giá là có chất lượng cao nhất. Trước năm 1991,

Hình 3.5: Tinh dầu

Việt Nam xuất khẩu khoảng 10 – 15 triệu USA Trầm hương mỗi năm nhưng chỉ xuất thô hoặc xuất theo dạng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ nên giá trị không cao.

Qua khảo sát thị trường tại TPHCM vào thời điểm 2005, Trầm hương được phân thành 6 loại với giá trung bình như sau:

Bảng 3.7. Bảng giá Trầm hương (2005).

LOẠI GIÁ (USD/kg)

1 6.000 - 10.000 2 4.000 - 6.000 3 2.000 - 4.000 4 600 - 2.000 5 300 - 600 6 100 – 300

- Tinh dầu Trầm: 10.000 – 14.000 USD/lít

-Kỳ nam (loại đặc biệt): 30.000 – 35.000 USD/kg

*Hiệu quả kinh tế:

a.Chi phí đầu tư và lợi nhuận:

Các chi phí cho việc trồng cây Dó Bầu: - Chuẩn bị mặt bằng, đào hố

- Tiền cây giống - Phân dùng để bón - Nước tưới, hệ thống tưới

- Công chăm sóc, dọn cỏ và phí trông coi bảo vệ.

Sau đây là một ví dụ về chi phí đầu tư cho một ha (trồng 1000 cây).

1. Công phát băng giải phóng mặt bằng 2. Công giăng dây, đào hố(40x40x40m)

3. Cây giống 1000 cây x 6.000 đồng/cây 4. Công trồng

5. Công dọn cỏ và chăm sóc

6. Hệ thống nước tưới (khoan giếng, ống dẫn, máy bơm) 7. Công tưới nước

8. Phân bón lót và bón thúc

- Công lao động

- Phân bón lót (5 tấn phân chuồng) - Phân bón thúc (400 kg N-P-K) 9. Phòng trừ sâu bệnh

- Công phun thuốc - Tiền mua thuốc

10. Công trông coi bảo vệ

11. Phát băng phòng chống cháy Tổng cộng:

( bao gồm [5] + [10] +[11] )

9 năm x ( 2 triệu + 1,5 triệu + 1.5 triệu )

= 1.500.000 = 1.500.000 = 6.000.000 = 1.000.000 = 2.000.000 = 5.000.000 = 1.000.000 = 3.700.000 = 1.000.000 = 1.500.000 = 1.200.000 = 1.000.000 = 500.000 = 500.000 = 1.500.000 = 1.500.000 = 25.700.000 = 45.000.000 * Tiền mua chế phẩm tạo Trầm năm thứ 8.

( Đây là ước tính trung bình tùy theo cây lớn nhỏ mà lượng chế phẩm khác nhau)

* Tổng chi phí/1ha (từ khi trồng đến khi thu hoạch)

25,7 triệu + 8.2 triệu + 45 triệu + 300 triệu = 378.900.000 * Tiền sau khi thu hoạch được.

1.000 cây x 4 triệu = 4 Tỷ VNĐ

* Ghi chú:

- Giá một cây tính ở trên 11 năm tuổi sau 3 năm xử lý hóa chất, 4 triệu đồng là giảm nhiều.Vì hiện nay giá một cây như vậy tối thiểu là 7 triệu đồng (giá có thể thay đổi theo thị trường).

- Trường hợp sau 11 năm chưa muốn khai thác mà để lâu hơn thì lượng Trầm sẽ tăng lên, giá trị cây càng tăng lên rất nhiều.

* Hiệu quả kinh tế.

Tiền sau khi thu hoạch – chi phí đầu tư

4 tỉ VNĐ – 378.9 triệu VNĐ = 3.6211 tỉ VNĐ

Một phần của tài liệu kỹ thuật cấy tạo trầm trên cây gió bầu (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w