CÔNG DỤNG CỦA TRẦM HƯƠNG:

Một phần của tài liệu kỹ thuật cấy tạo trầm trên cây gió bầu (Trang 27 - 28)

Cây Dó bầu và sản phẩm chính của nó là Trầm hương đã có lịch sử từ lâu đời của Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Đó là việc Trầm hươngthường có mặt trong các tác phẩm văn học, trong tín ngưỡng tôn giáo, trong các đền đài.v.v… (Nguyễn Hiền và Võ Văn Chi -1991). Theo tài liệu khảo cổ học thì từ thời cổ đại xa xưa ông cha ta đã biết khai thác và sử dụng Trầm hương Đời nhà Hán (206-220TCN) nhiều nước trên thế giới đã đến Giao Châu để mua bán mà chủ yếu mua các sản vật từ Phương Nam đặc biệt quý hiếm như sừng Tê Giác, Ngà Voi, Trầm hương để đóng những chiếc rương đựng gia bảo như Long Bào của Hoàng Đế.

Trầm hương còn là sản vật dùng để cống nộp hoặc là tặng phẩm của vua chúa ở nhiều nước trên thế giới. Như là ở các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, IRan, IRắc, Hy Lạp.v.v…Những người theo đạo Phật, đạo Hồi, đạo Ky Tô…đều tôn sùng Trầm hương trong những buổi cúng lễ. Hầu hết các tín đồ theo các đạo kể trên đều coi Trầm hương là vật linh thiêng, giao lưu truyền cảm giữa người sống và tâm linh.

Trầm hương đã được đề cao đặc biệt trong văn học Phương Đông cũng như trong nền văn học Việt Nam, cả văn học dân gian cũng như văn học chính thống. Như Nguyễn Du đã nói đến Trầm hương trong Truyện Kiều, Nguyễn Gia Thiều trong “Cung Oán Ngâm Khúc”.v.v…Và cả trong ca dao tục ngữ.

Ngày nay cùng với tiến bộ của khoa học kĩ thuật con người không ngừng tôn vinh giá trị của Trầm hương. Đó là việc chiết xuất tinh dầu Trầm để làm nước hoa đã và đang được phụ nữ trên thế giới ưa

chuộng. Việc chiết xuất các chất thứ cấp có trong tinh dầu Trầm để làm dược liệu .v.v… chính vì những vấn đề đó mà Trầm hương ngày càng có giá trị kinh tế cao, và được sử dụng trong các lĩnh vực sau:

Một phần của tài liệu kỹ thuật cấy tạo trầm trên cây gió bầu (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w