Kết quả quan sát phản ứng của cây sau khi bố trí nghiệm:

Một phần của tài liệu kỹ thuật cấy tạo trầm trên cây gió bầu (Trang 40 - 41)

Cladosporium sp

3.3.3.2. Kết quả quan sát phản ứng của cây sau khi bố trí nghiệm:

Sau 1-2 tuần theo dõi thì thấy phần lớn các cây được bố trí thí nghiệm có các phản ứng mạnh mẽ ở các nghiệm thức khác nhau.

Đối với các nghiệm thức được bố trí bằng hợp chất hóa học thì có phản ứng mạnh hơn những nghiệm thức được bố trí bằng vi sinh. Ở các nghiệm thức này thì vùng mô chết lớn hơn. Diện tích của vùng mô chết không đồng đều giữa các nghiệm thức cũng như giữa các cây. Trung bình diện tích vùng mô bị chết là 6,5cm * 2cm.

Đối với các nghiệm thức bố trí bằng vi sinh thì hầu như không có phản ứng. Vùng mô chết quanh các nghiệm thức là do kết quả của quá trình khoan cây mang lại.

Do đó có nhiều dấu hiệu hình thành mô mới để hàn gắn vết thương. Kết quả này có được là do sự đối chứng với các nghiệm thức khoan đối chứng, là chỉ khoan mà không tác động gì thêm.

Về khả năng sinh sản, khả năng cho ra hoa của cây bố trí thí nghiệm và cây không bố trí thí nghiệm là như nhau. Nhưng khả năng kết trái của cây không bố trí thí nghiệm cao hơn cây có bố trí thí nghiệm là rõ rệt. Đối với một số cây có bố trí thí nghiệm thì cho hoa rất nhiều nhưng đến khi bắt đầu đậu quả thì quả non bị rụng nhiều.

Quan sát bên ngoài thì thấy các nghiệm thức hóa học có phản ứng mạnh với cây hơn so với các nghiệm thức vi sinh. Điều này cũng đúng với các trường hợp khác. Vì phần lớn các chất có nguồn gốc từ sinh học. Ngược lại các nghiệm thức bằng sinh học tuy có tác dụng chậm nhưng có tác dụng lâu dài và thân thiện với môi trường, không để lại dư lượng các hóa chất trong các sản phẩm Trầm hương sau này.

Một phần của tài liệu kỹ thuật cấy tạo trầm trên cây gió bầu (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w