MỘT SỐ THÀNH TỰU VỀ NGHIÊN CỨU CẤY TẠO TRẦM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC:

Một phần của tài liệu kỹ thuật cấy tạo trầm trên cây gió bầu (Trang 42 - 43)

Cladosporium sp

3.3.4. MỘT SỐ THÀNH TỰU VỀ NGHIÊN CỨU CẤY TẠO TRẦM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC:

TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC:

Hiện nay nhu cầu Trầm hương trên thế giới ngày càng gia tăng, trong khi đó lượng Trầm tự nhiên gần như đã cạn kiệt do việc khai thác bừa bãi. Giống Aquilaria cho Trầm Kỳ được liệt kê trong sách đỏ của IUCN (The International Union for the Conservation of Nature and Natural Resources) và một số loài, trong đó có cây Dó bầu, được xem có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo tồn và phục hồi. Sự hình thành Trầm hương tự nhiên trong thân gỗ cây Dó bầu là một quá trình lâu dài phải mất một thời gian từ vài chục năm trở lên và không phải bất cứ cây nào cũng cho Trầm.

Ở Việt Nam, song song với việc nhân giống cây Dó bầu để trồng (trong vườn hộ gia đình hoặc ở trang trại…) việc cấy tạo Trầm cũng đã xuất hiện ở một số địa phương như: Hà Tỉnh, Quảng Nam, Đồng Nai, Khánh Hoà, Phú Quốc, Bình Định… Nhưng đây là cách làm có tính bộc phát theo kinh nghiệm của mỗi người. Có nơi người ta dùng đinh hoặc mẫu sắt hình tam giác được cắt ra từ thùng phuy cũ đóng trực tiếp vào thân cây. Có nơi người ta dùng khoan điện khoan vào thân cây ở nhiều vị trí khác nhau, sau đó bơm hóa chất vào các lỗ đã khoan. Các hóa chất đó có thể là H2SO4 loãng, HCOOH, KMnO4, HCl, NaHSO3, FeCl3 hoặc FeSO4…

Trên thế giới, việc nghiên cứu cấy tạo Trầm đã được các nhà khoa học theo đuổi hơn 40 năm qua và đã có những thành công đáng kể. Đến năm 1994-1995 trường ĐH Kyoto (Nhật), nghiên cứu thành công phương pháp cấy tạo Trầm bằng men vi sinh và phương pháp này tiếp tục được GS Gishi Honda thử nghiệm tại Trung Quốc với tỉ lệ thành công trên 80%. Những năm gần đây, GS. Gishi Honda (Nhật) và GS TS Trần Kim Qui (Việt Nam) đã ứng dụng quy trình công nghệ sinh học này để gây tạo Trầm trên thân gỗ của cây Dó bầu tại Lâm Đồng - Việt Nam, kết quả bước đầu cho thấy sau cấy men từ 6-12 tháng lượng Trầm thu được trên một cây vào khoảng 700gr.

Tại Việt Nam, tổ chức Rừng Mưa Nhiệt Đới (The rain forest project -TRP ) đây là một tổ chức phi chính phủ của Hà Lan, được sự tài trợ của liên minh Châu Âu, kết hợp với trường Đại Học Quốc Gia TP HCM đã tiến hành nghiên cứu các phương pháp cấy tạo Trầm khác nhau trên cây Dó bầu tại hai địa phương là An Giang và Kon Tum từ năm 1992 đến nay. Công trình nghiên cứu này mang lại nhiều kết quả

rất khả quan, trong đó cho thấy sự hình thành Trầm có thể xảy ra trên những cây Dó bầu 4-5 năm tuổi sau khi xử lý chất xúc tác từ 6 đến 17 tháng. Nhà khoa học Nguyễn Hồng Lam (Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản) đã nghiên cứu chế phẩm sinh học Lt và chế phẩm này rất có triển vọng trong việc ứng dụng vào thực tế. Ngoài ra, một số nhà khoa học ở Việt Nam, thuộc các tổ chức khác nhau, cũng đang tiếp tục nghiên cứu đề tài này.

Tuy nhiên, cho đến nay các kết quả nghiên cứu nói trên vẫn chưa được công bố rộng rải, có lẽ đây là vấn đề độc quyền về bí quyết nghề nghiệp và kỹ thuật của mỗi người.

Một phần của tài liệu kỹ thuật cấy tạo trầm trên cây gió bầu (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w