So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây Dó bầu với cây trồng khác:

Một phần của tài liệu kỹ thuật cấy tạo trầm trên cây gió bầu (Trang 34 - 38)

Bảng 3.8. Bảng so sánh hiệu quả kinh tế STT Loại cây Chi phí đầu tư

(triệu/VNĐ)

Thời gian thu hoạch(năm) Lợi nhuận (triệu/ha/năm) 1 Cao su 26 7 15 - 20 2 Cây tếch 45 30 35 3 Keo lai 15 5 6 4 Bạch đàn 18 5 6,8 5 Dó bầu 150,7 10 141

Dó bầu là cây đa dụng, có thể cho những sản phẩm như: + Gỗ làm đồ gia dụng, làm bột giấy, bột nhang

+ Lá làm dược liệu + Vỏ làm sợi

+ Sản phẩm chính của cây Dó bầu là Trầm hương, phần có giá trị nhất. Hiệu quả kinh tế của trồng cây Dó bầu, tạo Trầm hương, chế biến, xuất khẩu rất khả quan.

3.3. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TRẦM HƯƠNG

3.3.1. SỰ HÌNH THÀNH TRẦM HƯƠNG TRONG TỰ NHIÊN:

Sự tạo Trầm trong tự nhiên của cây Dó bầu là sự biến đổi của các phần tử gỗ do tác động bệnh lý bởi vết nứt gãy, sự xâm nhập của các loài nấm…xảy ra một cách tự nhiên năm này sang năm khác. Khi bị nhiễm bệnh ở một vùng nào đó cây sẽ tích tụ nhựa đến đây để tự băng bó vết thương, xem như một khả năng tự đề kháng để chống lại bệnh nên tạo ra Trầm hương, Kỳ nam.

Trong tự nhiên không phải bất kỳ thân cây Dó bầu nào cũng có Trầm hương, chỉ có những cây bị bệnh mới chứa Trầm ở phần lõi thân. Ở phần này nếu quan sát kỹ qua kính lúp ta thấy các tế bào gỗ thoái hóa, biến dạng mất mộc tố, chứa một chất nhựa thơm (tinh dầu) biến thành những khối hình thể không đều, lồi lõm có rãnh dọc, trong màu sậm đó là Kỳ nam. Xung quanh Kỳ nam gỗ cũng biến chất ít nhiều đó là Tóc. Khi đốt cháy, Tóc tỏa ra mùi thơm (dùng làm nhang đốt).

Trầm hương thường tìm thấy ở những cây Dó bầu bị bệnh sau thời gian từ 10 – 20 năm hoặc lâu hơn. Cây bị bệnh lá có màu vàng và nhỏ dần, thân cây có nhiều u bướu, xuất hiện những điểm nâu đỏ. Gỗ cây trở thành một chất bóng như đá sỏi có những nếp nhăn giống như cánh chim ưng, đó là những cây có Trầm hương và Kỳ nam.

3.3.2. KỸ THUẬT CẤY TẠO TRẦM:

3.3.2.1. Cơ sở lý luận của việc cấy tạo Trầm:

Trầm là tên gọi bao gồm tinh dầu và gỗ của cây Dó bầu. Sự tạo Trầm là quá trình tích lũy tinh dầu ở một số khu vực của mô gỗ bên trong thân cây dưới tác động của yếu tố tự nhiên, theo cơ chế đặc biệt của cây. Quá trình này xảy ra trong một thời gian dài đến hàng chục năm. Nói cách khác, hiện tượng tụ Trầm là kết quả của tiến trình bệnh lý diễn ra trong mô gỗ của cây dó bầu. Gỗ cây dó bầu có cấu trúc những tế bào Libe tập trung bên trong mạch gỗ và sẽ phản ứng với các tác nhân kích thích bên ngoài để tạo thành hợp chất Sesquiteipones tạo thành mùi đặc trưng cho gỗ Trầm. Để cấy tạo Trầm, trước hết phải tạo được vết thương đặc biệt trên tế bào Libe bên trong mạch gỗ. Việc làm này có thể dùng nhiều biện pháp như vật lý, hóa học, sinh học…

Với những tác động vết thương bằng tác nhân thông thường không mang lại hiệu quả như mong muốn mà phải có chất xúc tác và tác nhân sinh học kèm theo.

3.3.2.2.Các phương pháp cấy tạo Trầm.

Mặc dù mỗi người có cách làm riêng, không ai giống ai nhưng nhìn chung việc cấy tạo trầm chỉ dựa trên 3 phương pháp cơ bản sau đây:

+ Phương pháp vật lý (Gây vết thương cơ giới):

Đây là phương pháp tác động cơ giới vào thân cây Dó bầu, phương pháp này chỉ là điều kiện cần cho quá trình hình thành Trầm của cây, qua vết thương các loài vi sinh vật sẽ dễ xâm nhập vào trong thân cây để ký sinh. Phương pháp này rất đơn giản, dễ thực hiện nhưng xác suất thành công thấp.

+ Phương pháp hóa học (Xúc tác hóa chất):

Một số hóa chất khi tiêm vào thân cây qua vết thương có tác dụng kích thích tạo Trầm. Phương pháp này rất hiệu quả, có thể tạo được nhiều trầm trong khoảng thời gian rất ngắn. Tuy nhiên phương pháp này có một số nhược điểm là trong sản phẩm nếu còn lại các thành phần hóa chất độc hại như Cl-, SO42-, NO2- và, PO43-…sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và không được người tiêu dùng ưa chuộng. + Phương pháp sinh học (Men vi sinh):

Như chúng ta đã biết, khi cây Dó bầu bị bệnh, tức là do nấm hoặc vi khuẩn ký sinh trong thân cây, cây có phản ứng đề kháng bằng cách tiết ra nhựa để cô lập vết thương, trên cơ sở đó Trầm được hình thành. Phương pháp cấy tạo trầm bằng men vi sinh, thực chất chỉ là phương pháp gây bệnh cho cây bằng một loại nấm hoặc vi khuẩn nào đó đã được xác định. Hiện nay việc nghiên cứu phương pháp này đã có những kết quả rất khả quan với các ưu điểm như tỷ lệ thành công cao và không để lại dư lượng độc hại trong sản phẩm.

3.3.2.3. Đặc điểm một số loài nấm có liên quan đến sự tạo Trầm.

Aspergillus spp (Jaladaddin, 1970): Có cuống sinh bào tử gọi là túi đỉnh, túi đỉnh có hình cầu, hình bầu dục hoặc hình thùy. Cuống sinh bào tử phát triển từ tế bào khuẩn ty. Đầu túi đỉnh mọc ra các tế bào hình ống gọi là thể bình, thể bình có thể ở dạng đơn hoặc đôi. Các bào tử đơn hình cầu nối tiếp nhau sinh ra từ thể hình. Khi chín các bào tử tách rời ra và phát tán ra môi trường ngoài.

Penicillium sp (Jaladaddin, 1970): Bào tử hình cầu hoặc hình trứng, có màu sáng hoặc trong suốt. Báo tử nối tiếp nhau đính lên cuống sinh bào tử. Cuống sinh bào tử có thể sinh nhánh 1, 2 hoặc 3 tầng trên thể bình. Khi chín bào tử tách rời nhau và rời cuống sinh bào tử để phát tán ra ngoài.

Botryodiplodia sp (Gidson, 1977): Bào tử có hình trứng, khi còn non không có màu, trong suốt, không có vách ngăn, khi chín có màu nâu đen bào tử có vách ngăn. Các bào tử được chứa đựng trong một cái túi gọi là Pycnidia. Thường thì các

Pycnidia tập trung tạo với nhau tạo thành những ổ nấm. Khi chín thì các Pycnidia vỡ ra cho các bào tử phát tán ra ngoài.

Cladosporium sp (Blanchette, 2002): Bào tử thường biến đổi từ 1 đến 2 tế bào. Thường bào tử có hình dạng không ổn định hình cầu hoặc hình trứng không đều, hoặc hình trái chanh. Bào tử đính lên cây sinh bào tử. Loại nấm này thường sống ký sinh và hoại sinh trên thực vật bậc cao.

Diplodia sp (chưa biết tác giả tuy nhiên có nhiều tài liệu nói đến khả năng tạo Trầm từ nấm này): Có bào tử đơn khi còn non trong suốt, khi chín có màu nâu đen và có vách ngăn. Bào tử có hình trứng hoặc hình bầu dục. Khi chưa chín bào tử nằm trong Pycnidia. Các Pycnidia mọc đơn độc không mọc thành cụm như Pycnidia của

Botriodiplodia sp. Các Pycnidia cũng chứa ít bào tử. Khi chín Pycnidia vỡ ra cho bào tử phát tán ra ngoài. Bào tử thường ít và đơn độc.

Macrophoma sp (chưa biết tác giả): Sinh sản bằng bào tử đơn. Bào tử có màu trong suốt giống như Botriodiplodia còn non. Bào tử cũng bao bọc bởi Pycnidia. Pycnidia cũng mọc đơn lẻ như Diplodia.

Rhizoctonia sp (Gidson,1977): Khuẩn ty là những tế bào không nhân, có vách ngăn giữa các tế bào. Bào tử nhỏ không nhân, thường có màu tối hoặc đen, hình dạng không ổn định. Bào tử được sinh ra từ những khuẩn ty.

Trichoderma sp (Gidson, 1977): Cuống bào tử đính trong suốt và có nhiều nhánh. Bào tử có một tế bào trong suốt không nhân hình trứng. Thường thì dễ nhận biết bằng sự tăng trưởng nhanh, thường có đốm xanh ở cuống bào tử.

Torula sp (Blenchette 2002): Cuống sinh bào tử ngắn, đôi khi không có. Bào tử hình cầu nối tiếp nhau gắn trên đỉnh sinh bào tử, đôi khi có phân nhánh. Bào tử đôi khi có một hoặc nhiều tế bào.

Phialophora sp (Gidson, 1977): Cuống bào tử ngắn, đôi khi có nhánh. Có thể bình đôi khi tròn, đầu cuống sinh bào tử hơi bè ra và bào tử mọc ra từ đây. Bào tử hình cầu, bào tử đơn có màu tối.

Ngoài ra còn có rất nhiều loài nấm khác có ít nhiều liên quan đến sự tạo Trầm nhưng với giới hạn của đề tài nên chưa thể thống kê hết được. (Theo Illustrated genera of imperfect fungi của H.L: Barnett division of plant sciences Wets Virginia University Morgantown West Virginia and Barry B. Hunter Department of Biologi California State College California, Pennsylvania).

Một phần của tài liệu kỹ thuật cấy tạo trầm trên cây gió bầu (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w