Cách thức thực hiện khi có tổn thất, sự cố liên quan đến tàu

Một phần của tài liệu quản lý khai thác đội tàu của công ty cổ phần vận tải thủy – vinacomin bảo đảm an toàn và hiệu quả (Trang 55 - 58)

a. Thông báo sự cố:

Khi tàu được bảo hiểm xảy ra tai nạn, tổn thất, Người được bảo hiểm và thuyền viên cần bằng các biện pháp và hình thức nhanh nhất thông báo tới Người bảo hiểm về sự cố. Báo cáo ban đầu nếu chưa thể chứa đựng đầy đủ các thông tin thì tối thiểu cũng cần phải nêu ra được những thông tin cơ bản bao gồm ngày giờ, địa điểm, tính chất của sự cố cũng như đánh giá sơ bộ ban đầu chủ quan về sự cố. Sau đó yêu cầu Người bảo hiểm hỗ trợ hay cử người trực tiếp xuống hiện trường để khắc phục, ngăn ngừa tổn thất cũng như tìm hiểu về nguyên nhân của sự việc.

Việc báo cáo kịp thời và có người đại diện của Người bảo hiểm tại hiện trường sẽ rất có lợi vì hiện trường sự việc chưa bị xáo trộn, tránh được các

tranh chấp về sau.

Người được bảo hiểm nên dành cho mình quyền bổ sung các thông tin về sau và không nên đưa ra các tuyên bố hay nhận định khi chưa có cơ sở vững chắc về nguyên nhân cũng như mức độ tổn thất thực tế.

b. Thu thập hồ sơ

Ngay sau khi xảy ra sự cố, Công ty cần chỉ đạo cho các thuyền viên cũng như nhân viên trên bờ thu thập các nhiều các thông tin càng tốt liên quan đến vụ việc. Các hồ sơ thu thập tối thiểu phải bao gồm:

- Kháng cáo hàng hải theo đúng quy định,

- Trích sao các Nhật ký hay sổ ghi chép khác liên quan đến sự cố,

- Sơ đồ vị trí xảy ra tai nạn càng chi tiết càng tốt, thể hiện được cả các yếu tố địa văn, khí tượng, thuỷ văn,…

- Báo cáo sự cố chi tiết của Thuyền trưởng và những bộ phận có liên quan đến sự cố,

- Biên bản đối tịch có xác nhận của hai tàu nếu xảy ra đâm va, - Các ảnh chụp hiện trường và tình trạng của các sự cố.

c. Giám định và khắc phục sự cố

Sau khi xảy ra sự cố, dẫn tới phải sửa chữa tàu thì Chủ tàu cần có văn bản gửi Người bảo hiểm về dự kiến nơi và địa điểm sửa chữa tàu và yêu cầu có văn bản xác nhận trả lời. Trừ những trường hợp đặc biệt cần ngay lập tức sửa chữa để đảm bảo an toàn cho tàu cũng như tránh các tổn thất nảy sinh, còn lại các sửa chữa khác chỉ nên tiến hành sửa chữa khi đã được sự chấp nhận của Người bảo hiểm, nếu không sẽ rất có thể có những tranh chấp về sau liên quan đến đơn giá và chi phí sửa chữa, khắc phục sự cố.

Giám định tổn thất thông thường do Người bảo hiểm chỉ định là các nhân viên của họ hoặc thuê các cơ quan giám định khác. Cần lưu ý là Người được bảo hiểm nếu thấy không tin tưởng vào những người này thì có quyền đề xuất với Người bảo hiểm sử dụng những Giám định viên độc lập khác.

d. Giải quyết bồi thường

Thời hiệu khiếu nại liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hai năm, tính từ ngày phát sinh vụ việc [9].

Khi yêu cầu Công ty bảo hiểm bồi thường, Người được bảo hiểm phải cung cấp cho Công ty bảo hiểm các tài liệu bao gồm nhưng không giới hạn bởi các loại sau:

- Công văn yêu cầu bồi thường; - Biên bản giám định tổn thất;

- Biên bản quyết toán sửa chữa và các hợp đồng sửa chữa liên quan, - Kháng cáo hàng hải hợp lệ;

- Các báo cáo sự cố, báo cáo tai nạn hoặc tổn thất;

- Các biên bản do Chính quyền địa phương hoặc Công an lập; - Trích sao các Nhật ký liên quan.

Sau khi Công ty bảo hiểm nhận được các hồ sơ trên và các tài liệu khác nếu sau 30 ngày (đối với Bảo việt) [9] không có yêu cầu gì bổ sung thì coi như khiếu nại đã được chấp nhận.

Người bảo hiểm có trách nhiệm giải quyết bồi thường trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ các hồ sơ khiếu nại có căn cứ pháp lý của Người được bảo hiểm

Trong trường hợp Công ty bảo hiểm có văn bản từ chối bồi thường thì trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được giấy từ chối, nếu Người được bảo hiểm không khiếu nại gì thì coi như đã chấp nhận sự từ chối bồi thường của Công ty bảo hiểm.

Nếu Người bảo hiểm chỉ chấp nhận một phần của toàn bộ số tiền khiếu nại thì Người bảo hiểm phải thanh toán trước phần chấp nhận đó, số tiền còn lại sẽ được tiếp tục tranh chấp khi người khiếu nại có chứng cứ chứng minh thêm hoặc thoả thuận với Công ty bảo hiểm về số tiền bồi thường.

thì sẽ được thanh toán bồi thường bằng loại tiền đó.

Nếu giá trị tàu tham gia bảo hiểm vượt quá giá trị thực tế thì Người bảo hiểm sẽ chỉ thanh toán bồi thường tổn thất toàn bộ theo giá trị thực tế của tàu. Ngược lại nếu giá trị thực tế tàu cao hơn giá trị mua bảo hiểm thì Người bảo hiểm chỉ hanh toán bồi thường theo tỉ lệ giữa giá trị bảo hiểm với giá trị thực tế của tàu được bảo hiểm [16].

3.9 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý an toàn đội tàu của công tyCPVT thủy VINACOMIN

Một phần của tài liệu quản lý khai thác đội tàu của công ty cổ phần vận tải thủy – vinacomin bảo đảm an toàn và hiệu quả (Trang 55 - 58)