Triển khai, thực hiện và yêu cầu của Bộ luật ISPS trên các tàu

Một phần của tài liệu quản lý khai thác đội tàu của công ty cổ phần vận tải thủy – vinacomin bảo đảm an toàn và hiệu quả (Trang 40 - 43)

3.3.1 Công tác đào tạo, hướng dẫn

Để bắt đầu việc triển khai và áp dụng bộ luật ISPS, đầu tiên Công ty cần chỉ định ra một số cán bộ trên Công ty có trình độ, hiểu biết và kinh nghiệm về hàng hải, đồng thời chỉ định mỗi tàu một sỹ quan để tham gia vào khoá đào tạo Nhân viên an ninh và Sỹ quan an ninh. Ở Việt Nam Cục Đăng kiểm Việt Nam là đơn vị có chức năng và thẩm quyền tổ chức các khoá đào tạo này và cấp chứng chỉ Nhân viên An ninh Công ty và Sỹ quan An ninh phù hợp với các tiêu chuẩn Quốc tế.

Nhân viên an ninh Công ty sẽ được gọi là CSO (Company Security Officer);

Sỹ quan an ninh tàu được gọi là SSO (Ship Security Offcicer);

Sau khi được đào tạo, CSO và SSO có trách nhiệm tổ chức các buổi đào tạo và hướng dẫn về an ninh cũng như các nhận thức và cách thức ứng xử đối với các tình huống, vấn đề về an ninh.

Cần đưa ra cách thức xử lý khi có mâu thuẫn hay xung đột giữa các biện pháp an toàn và các biện pháp an ninh. Trong mọi trường hợp phải ưu tiên áp dụng các biện pháp an toàn trước;

Cần phân loại và hiểu được các đe doạ an ninh hàng hải gồm 6 loại chính là:

- Trộm cắp;

- Người trốn theo tàu và nhập cư trái phép; - Cướp biển và cướp có vũ trang;

- Phá hoại; - Khủng bố.

Cụ thể những người có nhiệm vụ về an ninh trên tàu cần phải nắm được các vấn đề như sau [7]:

- Kiến thức về các mối đe doạ an ninh hiện tại và các dạng của các mối đe doạ đó;

- Nhận biết và phát hiện vũ khí, các chất và thiết bị nguy hiểm;

- Nhận biết các đặc điểm về hành xử, các biểu hiện hành vi của những người có nguy cơ gây ra các đe doạ an ninh;

- Các kỹ năng sử dụng để vô hiệu hoá các biện pháp an ninh; - Kỹ năng quản lý đám đông;

- Kiến thức về các quy trình ứng cứu khẩn cấp và các kế hoạch ứng phó; - Khai thác hoạt động của các thiết bị và hệ thống an ninh;

- Thử, hiệu chuẩn, kiểm tra và bảo dưỡng trên biển đối với các thiết bị và hệ thống an ninh;

- Các kỹ năng điều tra, kiểm soát và giám sát;

- Các phương pháp kiểm thể đối với người, hành lý xách tay, bao kiện, hàng hoá và đồ dự trữ của tàu;

Những người còn lại trên tàu phải nắm được:

- Ý nghĩa và các yêu cầu tiếp theo đối với các cấp độ an ninh khác nhau; - Kiến thức về các quy trình ứng cứu sự cố và kế hoạch ứng phó sự cố; - Nhận biết và phát hiện vũ khí, chất và thiết bị nguy hiểm;

- Nhận biết, trên cơ sở không phân biệt đối xử, các đặc trưng trong biểu hiện của người có khả năng gây ra các đe doạ an ninh;

Kỹ năng để vô hiệu hoá các biện pháp an ninh tham khảo tại các địa chỉ Web trên Internet như sau:

Bảng 2: Các địa chỉ cung cấp thông tin về an ninh hàng hải

Thông tin về các mối đe doạ và các hoạt động tội phạm chống lại các tàu buôn

http://pollux.nss.nima.mil/onit/onit_j_main.html Báo cáo về cướp biển http://www.iccwbo.org

Các thông tin về an ninh http://www.moj.go.jp/KOUAN/NAIGAI/index.html

3.3.2 Triển khai kế hoạch an ninh dưới tàu

Khi đã có Kế hoạch an ninh được duyệt, SSO cần chỉ đạo cho triển khai và áp dụng trên tàu. Tàu cần tiến hành đầy đủ các nội dung và quy trình đã được đề cập trong SSP bao gồm cả việc đào tạo, huấn luyện, thực tập, thử hiệu chỉnh các thiết bị an ninh,…Việc lập biên bản cho các công việc đã thực hiện là cần thiết và nó là cơ sở bằng chứng chứng minh cho việc tuân thủ của tàu.

CSO có trách nhiệm liên hệ với Chính quyền hành chính (ở Việt Nam là Cục Hàng hải Việt Nam) để thu nhận các thông tin và hướng dẫn về cấp độ an ninh hiện tại, thông báo cho tàu về các thông tin này. Khi có các thay đổi về cấp độ an ninh thì phải lập tức thông báo tới tàu ngay.

Trước khi tàu đến các cảng nước ngoài, CSO cũng cần thu nhận các thông tin về bố trí an ninh, các quy định về cấp độ an ninh và hướng dẫn bổ sung cũng như các địa chỉ liên lạc của các cá nhân, đơn vị liên quan đến an ninh của cảng tàu dự định đến sau đó thông tin cho tàu.

Công ty cần chuẩn bị cho tàu các thẻ nhận dạng đối với từng thuyền viên và khách lên tàu cũng như công nhân lên tàu. Hệ thống kiểm soát tiếp cận và kiểm soát người lên xuống tàu phải ngay lập tức được hình thành và ghi chép đầy đủ.

Tàu cần lập ngay sổ kiểm soát chìa khoá và ghi đầy đủ số lượng các chìa, người giữ, ngày bàn giao,…nhất là chìa khoá của các khu vực đã được

định nghĩa là khu vực hạn chế trên tàu.

Mọi nội dung và quy trình đã được nêu trong SSP phải được thực hiện và duy trì tuân thủ theo một cách nghiêm túc. Nếu trong qúa trình thực hiện phát hiện thấy những vấn đề chưa thực sự phù hợp với thực tế của tàu thì mọi thuyền viên trên tàu đều có quyền đề xuất những sửa đổi bổ sung tới SSO. SSO có trách nhiệm thu thập và báo cáo CSO.

Nếu thấy cần thiết CSO sẽ sửa đổi bổ sung và đệ trình RSO xin phê duyệt.

Chỉ sau khi được RSO phê duyệt chính thức, những sửa đổi bổ sung SSP mới được áp dụng trên tàu.

Một phần của tài liệu quản lý khai thác đội tàu của công ty cổ phần vận tải thủy – vinacomin bảo đảm an toàn và hiệu quả (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w