Những lư uý cần thực hiện để tránh việc vi phạm các quy định về an ninh tàu.

Một phần của tài liệu quản lý khai thác đội tàu của công ty cổ phần vận tải thủy – vinacomin bảo đảm an toàn và hiệu quả (Trang 43 - 45)

ninh tàu.

Kế hoạch an ninh là một tài liệu “mật” của tàu nên không được phổ biến rộng rãi toàn bộ nội dung của nó cho mọi người. Khi đưa xuống tàu thì việc cần thiết là phải xác định được những phần nào của SSP chứa đựng những thông tin nhạy cảm và phần nào chứa đựng những thông tin không cần giữ bí mật. Việc xác định này thông thường do CSO thực hiện dựa vào quy định tại điều 9.8.1 của bộ luật ISPS.

Phô tô thêm một vài SSP sau khi đã loại bỏ những phần có thông tin nhạy cảm (Ví dụ như vị trí đặt các điểm kích hoạt thiết bị cảnh báo an ninh tàu, quy trình vô hiệu hoá các thiết bị an ninh, …), chuyển cho Thuyền trưởng bản gốc của SSP. Trong trường hợp tàu bị các thanh tra viên an toàn PSCO phát hiện và có bằng chứng về việc tàu chưa tuân thủ triệt để theo ISPS Code, các PSCO có thể sẽ yêu cầu xuất trình SSP thì trường hợp này chỉ trình bản phô tô (bản đã loại bỏ các thông tin nhạy cảm) cho họ xem. Nhất định không thể trình bản chính, vì nếu Thuyền trưởng trình bản chính cho họ thì bản thân việc đó đã là một bằng chứng rõ ràng chứng tỏ việc không tuân thủ theo bộ luật ISPS và hậu quả là tàu có thể bị trục xuất hoặc lưu giữ kèm theo các

thông báo cho Chính phủ quốc gia tàu treo cờ. Các thuyền trưởng và SSO cần hết sức lưu ý vấn đề này.

SSO cần nhắc nhở các thuỷ thủ trực ca phải thật nghiêm túc trong việc trực tại cầu thang lên tàu. PSCO lên tàu bắt buộc phải xuất trình thẻ nhận dạng. Ghi chép việc lên xuống của ông ta và phát thẻ VISITOR cho ông ta. Một lưu ý nữa là luôn để mắt không để PSCO tự do đi lại trong tàu, vì như vậy họ có thể tiếp cận đến các khu vực hạn chế và đó chính là một bằng chứng rõ ràng về việc tàu chưa tuân thủ theo ISPS Code.

Khi PSCO lên để kiểm tra về an ninh, thông thường họ sẽ kiểm tra xem tàu đã có Giấy chứng nhận Quốc tế về An ninh tàu biển (ISSC) hay chưa

Các cửa dẫn đến các khu vực hạn chế cần luôn khoá hoặc được chốt từ phía trong như buồng lái, buồng máy, các kho, hầm máy lái,…

Nếu được phỏng vấn về việc xử lý trong trường hợp có xung đột giữa các yêu cầu và biện pháp liên quan đến an toàn và an ninh thì lưu ý là an toàn

luôn được đặt trên hết.

Một chú ý đối với SSO là phải luôn cập nhật danh mục 10 cảng ghé trước đó cùng với cấp độ an ninh tại các cảng đó và các biện pháp an ninh đặc biệt đã thực hiện. Danh mục này phải sẵn sàng để trình cho PSCO khi được yêu cầu. Thậm chí đối với một số cảng họ yêu cầu phải điền bản khai an ninh gồm những thông tin này và gửi cho Chính quyền cảng trước khi làm các thủ tục cho tàu vào cảng.

Khi nhận được các thông báo của Chính quyền cảng về cấp độ an ninh hay thay đổi cấp độ an ninh thì tàu bắt buộc phải xác báo lại là đã nhận được các thông tin đó.

SSO phải luôn cần củng cố trình độ ngoại ngữ.

Bản cam kết an ninh được sử dụng trên tàu được sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt như đã nêu trong ISPS Code.

thực hiện ít nhất một lần trong một năm.

Nhắc nhở mọi thuyền viên về SSO trên tàu, CSO trên Công ty và địa chỉ liên lạc của những người này.

Thuyền trưởng phải nắm được và sẵn sàng chỉ ra được trong SSP phần quy định và tuyên bố của giám đốc Công ty về “Quyền vượt quyền của Thuyền trưởng”

Thuyền trưởng phải luôn nắm được và sẵn sàng chỉ ra được các nội dung liên quan đến Công ty, các đơn vị tham gia và chịu trách nhiệm về khai thác tàu, chỉ định thuyền viên trên tàu, các bên liên quan trong hợp đồng thuê tàu và sẵn sàng trả lời PSCO khi bị phỏng vấn đến các lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu quản lý khai thác đội tàu của công ty cổ phần vận tải thủy – vinacomin bảo đảm an toàn và hiệu quả (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w