Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Cải tiến công thức bào chế và đánh giá khả năng ứng dụng của vi nhũ tương lutein trong công nghệ thực phẩm (Trang 33 - 35)

Trong nước gần đây đã có một số công trình nghiên cứu bào chế các loại thuốc bôi ngoài da dưới dạng vi nhũ tương dầu/nước nhằm tăng độ thấm qua da cho các loại thuốc bôi ngoài da. Ví dụ: nghiên cứu của tác giả Khương Thị Mai Lan (2008) về bào chế vi nhũ tương natri diclofenac dùng qua da [4] . Một số loại dược phẩm sử dụng theo đường uống cũng được nghiên cứu bào chế dưới dạng vi nhũ tương để kéo dài thời gian phóng thích hoạt chất và khả năng hấp thu thuốc trong cơ thể Ví dụ: bào chế hệ nano piroxicam của Nguyễn Thị Mai Anh (2011) [2].

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu ứng dụng vi nhũ tương trong công nghiệp thực phẩm hầu như chưa có. Võ Đình Nguyên Thảo (2015) lần đầu tiên đã nghiên cứu điều chế vi nhũ tương lutein tan trong nước sử dụng hỗn hợp Tween 80 và lecithin làm chất nhũ hóa [7]. Theo nghiên cứu này, tác giả đã xây dựng được quy trình tối ưu điều chế vi nhũ tương lutein tan trong nước như sau:

Cho pha dầu chứa lutein 10% w/w trong dầu nành vào hỗn hợp chất nhũ hóa gồm Tween 80 và lecithin, khuấy đều. Thêm nước cất 2 lần vào pha dầu đã trộn với hỗn hợp chất nhũ hóa và đồng hóa ở 9000 rpm trong 30 phút. Để điều chế được vi nhũ tương lutein có cường độ màu lớn nhất và trong suốt nhất thì tỷ lệ dầu/nước tối ưu là 0,02 % w/w; nồng độ Tween 80 và lecithin trong hệ vi nhũ tương thu được lần lượt là 17,31 và 0,5% w/w.

Quy trình điều chế vi nhũ tương lutein nói trên đơn giản, dễ thực hiện. Kết quả cho thấy hệ vi nhũ tương thu được có màu cam đậm, trong suốt rất đẹp, có kích thước hạt 10 - 25 nm, tan vô hạn trong nước. Sản phẩm có bổ sung 0,1% vitamin E tương đối bền màu trong môi trường acid yếu-trung tính và ở 40C trong tối. Tuy nhiên, khi bảo quản ở nhiệt phòng có ánh sáng chiếu trực tiếp thì cường độ màu suy giảm nhanh (chỉ còn lại là 48,24% sau 1 tháng bảo quản). Do sản phẩm kém bền màu nên sản phẩm chỉ

có thể ứng dụng tạo màu cho các loại thực phẩm bảo quản lạnh hay các thực phẩm ăn trong ngày, thực phẩn có thời gian bảo quản ngắn.

Vì vậy, trong đồ án này sẽ nghiên cứu cải tiến công thức vi nhũ tương (điều chỉnh thành phần chất nhũ hóa, điều chỉnh tỷ lệ bổ sung vitamin E, thay đổi phương pháp bảo quản vi nhũ tương) nhằm cải thiện độ bền và mở rộng khả năng ứng dụng của sản phẩm vi nhũ tương thu được.

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Cải tiến công thức bào chế và đánh giá khả năng ứng dụng của vi nhũ tương lutein trong công nghệ thực phẩm (Trang 33 - 35)