Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Cải tiến công thức bào chế và đánh giá khả năng ứng dụng của vi nhũ tương lutein trong công nghệ thực phẩm (Trang 32 - 33)

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về vi nhũ tương và ứng dụng của nó trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Việc bào chế vi nhũ tương dầu trong nước sử dụng chất hoạt động bề mặt HLB cao hoặc HLB thấp do Rosano thực hiện năm 1979. Nhưng nghiên cứu này vẫn còn dừng lại ở hai chất nhũ hóa [24].

Trong y học, Belenduik và cộng sự (1995) đã nghiên cứu sự kết hợp các hạt dược phẩm, trong đó các hoạt chất kết hợp chặt chẽ với nhau thành các hạt ở dạng vi nhũ tương. Lớp ngoài các hạt là lớp vỏ chất ưa nước hoặc ưa dầu ngăn cách các hạt với nhau. Hỗn hợp bao gồm chất nhũ hóa polysorbate 80 hoặc glycerol monooleate [24].

Nagahana và cộng sự (2001), nghiên cứu những vi nhũ tương sử dụng trong các loại thuốc tan trong dầu. Hỗn hợp cần có một loại dầu có tính phân cực cao, một loại dầu có tính phân cực thấp, polyglycerol, và alcol chứa nhiều nhóm hydroxyl có khả năng hòa tan trong nước [24].

Van Den Braak và cộng sự (2003) nghiên cứu vi nhũ tương beta carotene sử dụng hỗn hợp hai chất HĐBM. Những vi nhũ tương này cũng có thể sử dụng hỗn hợp ba chất HĐBM. Nghiên cứu chỉ ra rằng acid béo của chất nhũ hóa kết hợp với acid béo của pha dầu tạo thành hỗn hợp đồng nhất [24].

Kahlweit (1982), Lessner và cộng sự (1983), Sottmann & Strey (1997) đã nghiên cứu về khả năng hòa tan và các đặc tính bề mặt của các vi nhũ tương phụ thuộc vào áp suất, nhiệt độ và tính chất, nồng độ của các thành phần [8].

Acosta và cộng sự (2004, 2005) nghiên cứu các mối liên kết, cũng như sức căng bề mặt giữa bề mặt phân cách pha: hydrophilic và các mối liên kết ưa mỡ (ví dụ như hexyl polyglucoside và sorbitan monoleate tương ứng) cùng với các hoạt động bề mặt (ví dụ: lecithin) giảm sức căng bề mặt. Điều này tạo điều kiện hình thành vi nhũ tương và ứng dụng vào khai thác dầu [8].

H.S. Ribeiro, K.Ax, Andh. Schubert đã nghiên cứu độ ổn định của nhũ tương lycopene trong ba loại thực phẩm sữa tách kem, nước cam và nước cho thấy rằng sự ổn định của nhũ tương lycopene phụ thuộc nhiều vào loại thực phẩm, còn chất nhũ hóa sử dụng ít ảnh hưởng đến độ ổn định của nhũ tương lycopen [8].

Vào năm 2003, Hua và cộng sự đã nghiên cứu vi nhũ tương vinpocetin dùng qua da. Vinpocetin là chất hòa tan kém vì vậy nó được điều chế dưới dạng vi nhũ tương để tăng khả năng hòa tan và hấp thu in vitro của thuốc. Pha dầu là acid oleic có khả năng hòa tan và hấp thu tốt qua da. Cremophor RH 40 được chọn làm chất diện hoạt và Transcutol P là chất đồng diện hoạt. Công thức vi nhũ tương tối ưu thu được: 1% vinpocetin, 4% acid oleic, 20% Cremophor RH 40, 10% Transcutol P và 65% nước [18].

Một phần của tài liệu Cải tiến công thức bào chế và đánh giá khả năng ứng dụng của vi nhũ tương lutein trong công nghệ thực phẩm (Trang 32 - 33)