Khảo sát tính chất hóa lý của dạng vi nhũ tương loãng, kết quả như sau:
Bảng 3.6. Một số tính chất hóa – lý của hệ vi nhũ tương lutein
STT Tính chất (ở 300C) Đặc tính
1 Cảm quan Trong suốt, màu vàng tươi
2 Cường độ màu (A455 nm) 0,4688 0,0313 3 Chỉ số khúc xạ ánh sáng (RI) 1,33 0,02 4 Độ nhớt (cP) 0,8872 0,0168 5 Tỷ trọng (g/ml) 1,02 0,14 6 Hàm lượng lutein (mg/L) 73 5 7 Phân bố kích thước hạt (nm) 11,58 (70,4%); 329,8 (26,2%); 4846 (3,4%)
Kết quả trên đây cho thấy:
Vi nhũ tương loãng điều chế được theo quy trình này có màu vàng sáng và trong suốt với hàm lượng lutein 73 mg/L, thấp hơn khoảng 90 lần so với mẫu của tác giả Võ Đình Nguyên Thảo (có hàm lượng lutein 6.970 mg/L, có màu cam đậm và trong mờ) [7]. Nguyên nhân là mẫu này đã được pha loãng nhiều hơn (40 lần), hơn nữa hàm lượng lutein/dầu nành ở đây chỉ là 5% w/w, tức là thấp hơn 2 lần so với mẫu của tác giả Nguyên Thảo (10% w/w). Do mẫu pha loãng nhiều nên có độ nhớt cũng thấp hơn nhiều so với mẫu trước đây (0,88 cP so với 44 cP).
Hệ nhũ tương điều chế được theo quy trình này là hệ đa phân tán, trong đó khoảng 79% là các hạt có kích thước ứng với giới hạn dưới của hệ vi nhũ tương (trung bình là 11,58 nm); 26,2% ứng ở giới hạn trên của hệ vi nhũ tương (329,8 nm), ngoài ra còn một phần rất nhỏ các hạt (3,4%) có kích thước rất lớn lớn so với kích thước hạt vi nhũ tương. Kết quả này khác với kết quả đạt được của tác giả Võ Đình Nguyên Thảo: khi sử dụng máy đồng hóa tốc độ cao (9000 rpm, 20 phút) sẽ cho hệ vi nhũ tương có kích thước hạt nhỏ và đồng đều hơn (10-25 nm) [7]. Như vậy, tốc độ đồng hóa ảnh hưởng nhiều đến độ phân tán của các hạt vi nhũ tương. Do vậy, để tạo ra hệ vi nhũ tương nên sử dụng thiết bị đồng hóa tốc độ cao, hay các thiết bị kết hợp vừa đồng hóa vừa siêu âm.