Ngày 23 tháng 01 năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức cuộc họp trực tuyến với các tỉnh thành trong cả nƣớc để triển khai Chiến lƣợc Phát triển Giáo dục 2011-2020 kèm theo Quyết định số 77/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hƣớng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nƣớc, xây dựng nền văn hóa và con ngƣời Việt Nam". Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã định hƣớng: "Phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lƣợng cao là một đột phá chiến lƣợc". Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011 - 2020 nhằm quán triệt và cụ thể hoá các chủ trƣơng, định hƣớng đổi mới giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của đất nƣớc. Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011-2020 đã đề ra những mục tiêu cụ thể về giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học: Phấn đấu đến năm 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ khả năng tiếp nhận 30% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học khoảng 70%; tỷ lệ sinh viên tất cả các hệ đào tạo trên một vạn dân và khoảng 350-400.
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, chiến lƣợc đã đề ra 8 giải pháp cụ thể nhƣ đổi mới quản lý giáo dục; đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh
72
giá chất lƣợng giáo dục; tăng nguồn lực đầu tƣ đổi mới cơ chế tài chính giáo dục; tăng cƣờng gắn đào tạo với sử dụng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội; tăng cƣờng hỗ trợ phát triển giáo dục đối với các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và đối tƣợng chính sách xã hội; phát triển khoa học giáo dục; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục. Trong đó, giải pháp đổi mới quản lý giáo dục là giải pháp đột phá và giải pháp đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lƣợng giáo dục là giải pháp then chốt.
Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011-2020 còn đƣợc chia làm 02 giai đoạn để triển khai thực hiện:
Giai đoạn 1 (2011-2015): Thực hiện đổi mới quản lý giáo dục; hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân; xây dựng khung trình độ quốc gia; triển khai xây dựng một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học chất lƣợng cao và trƣờng đại học theo định hƣớng nghiên cứu; đổi mới nội dung và phƣơng pháp đào tạo ở các trƣờng đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; đào tạo bồi dƣỡng và thực hiện các chính sách tạo động lực phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Tập trung chuẩn bị các điều kiện để thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông sau năm 2015; triển khai các bƣớc xây dựng xã hội học tập. Đánh giá điều chỉnh các mục tiêu và giải pháp chiến lƣợc vào cuối năm 2015; tổ chức sơ kết Chiến lƣợc giai đoạn 1 vào đầu năm 2016.
Giai đoạn 2 (2016-2020): Triển khai thực hiện đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông; tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục nghề nghiệp, đại học và một số nhiệm vụ của giai đoạn 1 với các điều chỉnh bổ sung; tập trung củng cố và nâng cao chất lƣợng giáo dục. Đánh giá kết quả thực hiện Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011-2020 vào cuối năm 2020 và tổng kết vào đầu năm 2021.