Giai cấp công nhân

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến cơ cấu xã hội nhật bản từ thời kỳ tôcưgaoa đến thời kỳ minh trị (1603 1912) (Trang 65 - 71)

Cùng với sự xuất hiện của giai cấp t sản thì giai cấp công nhân cũng ra đời và phát triển theo quy mô của nền kinh tế công nghiệp. Quy mô công nghiệp lớn thì giai cấp công nhân ngày càng đông. Giai cấp công nhân Nhật Bản đợc hình thành từ những thị dân, thợ thủ công, những ngời thợ phụ, thợ bạn, những công nhân của các công trờng thủ công, những nông dân bị bần cùng hóa. Một trong những nét đặc trng của giai cấp công nhân Nhật Bản là không rời bỏ nông thôn. Họ chỉ đến nhà máy làm việc theo hợp đồng trong một số năm (từ 5 năm đến 10 năm) rồi trở về quê, vì vậy rất khó tổ chức lại. Hơn nữa, do tổ chức cha hoàn chỉnh trong giai đoạn đầu của phát triển công nghiệp, nên cấu trúc giai cấp công nhân Nhật cũng có những điểm riêng biệt: số lợng không nhiều, vô sản lại lu chuyển qua nhiều nhà máy, số lợng công nhân trong các xí nghiệp, công trờng thủ công nhỏ và vừa rất đông, công nhân gắn liền với kinh tế nông nghiệp, lao động nữ và trẻ em đợc sử dụng rộng rãi trong sản xuất sợi và dệt (60% là nữ), công nhân không có quyền đầy đủ, ngày làm việc từ 10 - 12 giờ, tiền lơng thấp (đàn ông 10 xen, phụ nữ nhận 3 - 4 xen mỗi ngày).

Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghiệp, số lợng công nhân cũng không ngừng tăng lên. Năm 1882 có 51.819 ngời. Trong những năm 1895 - 1899, chỉ kể công nhân các xởng t doanh trên 10 công nhân, đã lên tới 435.602 ngời. Số công nhân phân bố không đều trong các ngành công nghiệp, chứng tỏ sự phát triển không đều của nền kinh tế Nhật Bản: công nhân mỏ chiếm 35%, công nhân dệt 17%, công nhân ấn loát 1,5%, công nhân cơ khí 0,35% [13, 107].

Đời sống của các công nhân trong thời kỳ công nghiệp hóa không mấy sáng sủa, lơng của nam công nhân dệt vào năm 1885 chỉ có 15 tiền/ ngày (1 yên bằng 100 tiền), của nữ công nhân chỉ 9 tiền/ ngày. Công nhân sắp chữ và thợ rèn đợc hởng lơng cao nhất cũng chỉ 20 tiền/ ngày. Công nhân phải làm

việc trong điều kiện rất thiếu thốn, không có bảo hộ lao động, không đợc hởng bảo hiểm xã hội...

Tình cảnh cơ cực ấy đã thúc đẩy giai cấp công nhân đứng lên đấu tranh. Hành động phản kháng tự phát đâu tiên của giai cấp công nhân diễn ra vào những năm 70 của thế kỷ XIX. Năm 1872, ở mỏ than Takashima (Nagazaki) đã diễn ra cuộc đấu tranh tự phát của thợ mỏ. Vào năm 1881, tổ chức công đoàn đầu tiên ra đời. Tiếp tục những năm sau đó, phong trào đấu tranh của công nhân bùng nổ không ngớt chống lại sự hà khắc đòi tăng lơng, giảm giờ làm. Phong trào ngày càng phát triển, công nhân đợc tập hợp dới các tổ chức công đoàn, rồi sau đó đợc tập hợp trong Đảng xã hội chủ nghĩa Nhật Bản. Năm 1912, có 46 cuộc đấu tranh với 5.736 ngời tham gia, cứ mỗi năm phong trào đấu tranh này càng tăng lên. Song giai cấp công nhân Nhật cha có một đảng chân chính, vì vậy hầu hết các phong trào công nhân đều bị chính phủ đàn áp và đi đến thất bại.

Ngoài những giai cấp cơ bản trên, xã hội Nhật Bản thời Minh Trị còn có những tầng lớp khác nh : Tiểu t sản, ng dân, s sãi, những ngời làm nghề tự do…

Tóm lại, đến thời kỳ Minh Trị, tính đẳng cấp khép kín của từng tầng lớp ở thời kỳ Tôcgaoa đợc thay thế bằng sự bình đẳng khá toàn diện. Xã hội biến chuyển sâu sắc, cùng với sự biến chuyển của các đẳng cấp cũ là sự ra đời của một số giai tầng xã hội mới. Tuy nhiên, ý thức đẳng cấp nh trên đã nói vẫn còn mạnh cho nên nguyện vọng nâng cao địa vị giai cấp vẫn là một mong muốn mãnh liệt. Điều này đã làm cho công cuộc hiện đại hóa xã hội nh Nhật Bản đợc tiến hành thuận lợi.

Tiểu kết

Trong vòng hơn hai thập kỷ từ năm 1868 - 1912, các nhà lãnh đạo Minh Trị đã thành công trong việc xây dựng một đất nớc giàu và một quân đội

mạnh. Không những Nhật đã tự bảo vệ mình tránh khỏi âm mu xâm lợc của t bản phơng Tây, mà còn nhanh chóng giành đợc quyền đứng vào hàng ngũ các cờng quốc. Nhật Bản đã xây dựng đợc một lực lợng quân sự to lớn, nó đợc thể hiện ngay trong cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895), và Nga – Nhật (1904 - 1905). Nhờ đó, Nhật Bản đã nâng cao đợc đáng kể uy tín của mình trên thế giới. Sở dĩ Nhật Bản đạt đợc sự thần kỳ này là do nhiều nhân tố tác động. Cùng với sự vận động của quy luật phát triển tự nhiên, những chuyển biến kinh tế - xã hội thời Minh Trị duy tân, còn chịu ảnh hởng trực tiếp từ những chính sách và thiết chế chính trị mới do Thiên hoàng tạo lập ở Nhật Bản.

Ngay sau khi lên nắm chính quyền, chính phủ Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách nh chính trị, văn hóa - giáo dục, quân sự... tạo tiền đề vững chắc cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc. Đặc biệt những cải cách về mặt thuế khóa, tiền tệ, ngân hàng... đã tạo ra những thể chế mới phù hợp và giúp đỡ cho phơng thức kinh doanh t bản chủ nghĩa đợc thuận lợi. Mỗi chính sách cải cách đều đợc đa ra bàn định và thực hiện một cách nghiêm túc, điều này đã tạo đợc niềm tin, sự ổn định trong phát triển kinh tế ở Nhật Bản. Đặc biệt hơn, với sự ra đời của Hiến pháp Minh Trị 1889 đã thiết lập ra một nhà nớc quân chủ lập hiến, lấy Thiên hoàng làm trung tâm. Một thiết chế bộ máy hành chính đợc thiết lập trên cơ sở sự thỏa hiệp giữa giai cấp t sản Nhật với quý tộc địa chủ t sản hóa. Thiết chế bộ máy hành chính này đảm bảo cho nớc Nhật có thể tiếp tục phát triển trên con đờng t bản chủ nghĩa, mà không cần phá vỡ các cơ cấu truyền thống. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và sự thay đổi của thể chế chính trị đó là sự phân hóa sâu sắc của xã hội Nhật Bản. Sự phát triển của kinh tế đã làm phân hóa các giai tầng trong xã hội một cách rõ rệt. Quá trình phân hóa đó đã gây nên những xáo trộn căn bản trong cơ cấu xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ. Trong xã hội vừa tồn tại những yếu tố của xã hội truyền thống vừa xuất hiện những yếu tố của xã hội hiện đại, từ đó tạo nên một xã hội mới – xã hội tiền hiện đại. Nhng nhìn chung, bộ mặt

xã hội Nhật Bản đã có nhiều biến đổi theo chiều hớng tích cực, tạo điều kiện cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc thành công, đa nớc Nhật trở thành cờng quốc t bản chủ nghĩa ở khu vực Đông á.

Kết luận

Sự phát triển của kinh tế t bản chủ nghĩa đã tạo cơ sở để đa Nhật Bản từ chế độ phong kiến sang chế độ t bản chủ nghĩa. Đó cũng là quy luật phát triển chung của lịch sử nhân loại. Sự chuyển đổi từ hình thái xã hội này sang hình thái xã hội khác, tất nhiên sẽ kéo theo những thay đổi trong cơ cấu xã hội. Tuy nhiên, ở Nhật Bản sự thay đổi ấy không diễn ra một cách nhanh chóng mà từ từ, trải qua một quá trình lâu dài.

Đầu thế kỷ thứ XVII, sau thắng lợi trong trận Sekigahara (năm 1600) tập đoàn phong kiến Tôcgaoa đã nắm đợc quyền lực thực tế ở Nhật Bản và cầm quyền liên tục cho đến đầu năm 1868 khi tớng quân Keiki phải tuyên bố giao trả đất cho Thiên hoàng. Trong khoảng thời gian 267 năm ấy, chính quyền Tôcgaoa với hàng loạt chủ trơng giàu tính sáng tạo đã giải quyết tơng đối thành công nhiều vấn đề đặt ra trong xã hội Nhật Bản lúc đó, đa Nhật Bản bớc vào thời kỳ hoà bình, ổn định lâu dài nhất trong lịch sử đất nớc này. Môi trờng hoà bình ấy đã tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi cho sự vận động và biến chuyển của xã hội Nhật Bản dới thời kỳTôcgaoa. Trên cơ sở Nho giáo, xã hội Nhật Bản đợc chia làm bốn đẳng cấp rõ rệt với thứ tự từ trên xuống là : sĩ (shi), nông (nò), công (ko), thơng (Sho). Ranh giới phân biệt đẳng cấp hết sức rõ ràng, trong đó "Võ sĩ" là đẳng cấp cao nhất trong xã hội. Còn thơng nhân là đẳng cấp thấp hèn nhất, họ bị xem là tầng lớp ti tiện và không có một đặc quyền đặc lợi gì, bị đẳng cấp trên khinh rẻ. Vị thế của các đẳng cấp đợc quy định chặt chẽ tởng chừng nh bất biến nhng trớc sự tác động của kinh tế hàng hoá - tiền tệ, rốt cục cũng không thể tránh khỏi những xáo trộn nhất định trớc sức mạnh của đồng tiền. Vào cuối thời kỳ Tôcgaoa nền kinh tế Nhật Bản có nhiều chuyển biến lớn kéo theo sự chuyển biến thang bậc trong xã hội. Ranh giới giữa các đẳng cấp dần dần bị lu mờ. Các tầng lớp trong hệ thống đẳng cấp có sự đan xen hoà lẫn nhau. Thơng nhân - đẳng cấp thấp hèn nhất trong xã hội - có thể trở thành tầng lớp trên, nếu họ có thế lực về kinh tế và ngợc lại các Samurai vì nhu cầu cuộc sống đã phải "tạm quên" đi địa vị cao quý của mình để tham gia vào hoạt động buôn bán. Có thể nói rằng xã hội

Nhật Bản cuối thời kỳ Tôcgaoa có những biến chuyển to lớn. Đó chính là cơ sở và tiền đề cho bớc phát triển nhảy vọt của Nhật Bản trong thời kỳ Minh Trị để rồi đa Nhật Bản phát triển theo con đờng t bản chủ nghĩa.

Ngay sau khi lên nắm chính quyền, chính phủ Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách về kinh tế, chính trị, văn hoá - giáo dục, quân sự... tạo tiền đề để nền kinh tế Nhật Bản phát triển. Quá trình biển đổi kinh tế đã tác động một cách sâu sắc tới xã hội Nhật Bản, tạo nên bớc chuyển biến lớn trong toàn xã hội. Trật tự xã hội thời kỳ Tôcgaoa đã đợc thay đổi hoàn toàn, xã hội không còn tồn tại chế độ đẳng cấp nh trớc mà đã hình thành những giai cấp và tầng lớp mới mang tính chất của một xã hội hiện đại - xã hội t bản chủ nghĩa. Tuy nhiên ở Nhật Bản những yếu tố của xã hội cũ vẫn tồn tại. Trong xã hội hình thành nên một tầng lớp quý tộc t sản hoá, cùng với các giai cấp khác nh : t sản, tiểu t sản, nông dân, công nhân. Trong số các giai cấp đó giai cấp t sản ngày càng giàu lên nhanh chóng, tạo ra một hố ngăn cách lớn giữa họ với đại bộ phận nhân dân lao động. Một bộ phận lớn nông dân ở nông thôn phần thì ruộng đất ít, phần thì bị phá sản phải ra thành thị làm công ăn lơng, họ bị bóc lột cho đến kiệt quệ. Giai cấp công nhân cũng lâm vào cảnh tơng tự. Tầng lớp Samurai cũng phân hoá thành nhiều bộ phận khác nhau. Nhiều ngời trong số họ giữ vững cơng vị lãnh đạo chính quyền trong những thập kỷ đầu thời kỳ Minh Trị, một bộ phận khác thì trở thành những nhà doanh nghiệp hay thậm chí là những ngời buôn bán nhỏ. Song đáng kể nhất là bộ phận Samurai cha tìm cho mình một công việc thích hợp thì bất mãn với chính phủ, nên họ thờng xuyên gây bạo loạn chống lại chính phủ, nhng bị chính phủ đàn áp. Tuy nhiên có thể nói rằng Samurai là những ngời có vai trò to lớn trong công cuộc cải cách, chính họ đã làm nên nét đặc trng cho lịch sử Nhật Bản thời cận đại.

Tóm lại, cùng với dòng chảy của thời gian cơ cấu xã hội Nhật Bản từ thời Tôcgaoa đến thời Minh Trị (1603- 1912) có những chuyển biến sâu sắc. Sự chuyển biến ấy đánh dấu bớc phát triển của lịch sử Nhật Bản từ xã hội phong kiến sang xã hội t bản chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến cơ cấu xã hội nhật bản từ thời kỳ tôcưgaoa đến thời kỳ minh trị (1603 1912) (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w