Sự chuyển biến cơ cấu giai cấp ở Nhật Bản (trong nửa đầu thế kỷ

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến cơ cấu xã hội nhật bản từ thời kỳ tôcưgaoa đến thời kỳ minh trị (1603 1912) (Trang 25 - 36)

thế kỷ XIX

Những biến động trong kinh tế nông nghiệp đã làm xáo trộn các mối quan hệ cộng đồng truyền thống, là nguyên nhân căn bản dẫn đến các cuộc nổi dậy của nông dân thời kỳ này. Ngời ta tính đợc rằng, trong khoảng thời gian từ 1813 - 1868 có tới 400 cuộc nổi dậy của nông dân, trong đó có những cuộc lôi cuốn đến hàng nghìn ngời tham gia. "Tháng 3/1823, 100.000 nông dân ở Wakayama đã nổi dậy, tấn công vào những kẻ cho vay nợ lãi, chủ hiệu cầm đồ và giới cầm quyền địa phơng. Nhiều nơi Mạc phủ đã phải huy động quân đội từ các lãnh địa láng giềng để trấn áp các cuộc "phiến loạn" đó" [10, 200].

Tình trạng bần cùng hóa của bộ phận dân c nông nghiệp đã đẩy họ khỏi cuộc sống nông thôn. Không còn con đờng nào khác để kiếm sống, ngời ta đành tham gia vào các hoạt động kinh tế công - thơng nghiệp. Một bộ phận nông dân đã rời bỏ làng quê, địa bàn c trú trớc đây tìm đến những nơi tập trung dân c để kiếm sống. Điều đáng chú ý là sự mở rộng của nhiều ngành sản xuất tập trung trong các thành thị đã đủ sức cuốn hút một lực lợng lao động d thừa lớn từ nông thôn. Các chủ xởng đã cạnh tranh nhau, khiến cho giá thuê công nhân không ngừng tăng lên. Từ cuối thế kỷ XVIII, ở Nhật Bản lao động làm thuê đã từng bớc thay thế cho truyền thống lao động phục vụ. Ngời công nhân làm việc chủ yếu theo những hợp đồng, thỏa thuận hết sức chặt chẽ. Điều đó để lại hệ quả là Nhật Bản đã sớm hình thành nên một thị trờng nhân công rộng lớn, là tiền đề cho sự phát triển các ngành kinh tế mới hiện đại sau này.

Dới tác động của những điều kiện xã hội mới, nông thôn Nhật Bản đã diễn ra một quá trình tự điều chỉnh. Kinh tế nông nghiệp đã đợc đa dạng hóa. Nông dân không chỉ sống dựa vào nguồn thu nhập từ nông nghiệp mà đã trở thành những ngời lao động kiêm nhiệm - tức là vừa làm nghề nông vừa sản

xuất thủ công hay kết hợp với buôn bán. Khảo cứu thành phần kinh tế của làng Uda - Otsu, một làng phụ cận Osaka, có thể thấy vào năm 1843, trong số 277 hộ của làng này chỉ có 40 hộ (chiếm tỷ lệ 14%) là còn làm nông nghiệp. Số còn lại (86%) chủ yếu làm nghề dệt và buôn bán [10, 201]. Tơng tự nh vậy, có rất nhiều làng vốn làm nghề nông nghiệp đã chuyển sang làm hàng thủ công hay vận tải, buôn bán. Nhiều nông dân đã trở thành thơng nhân buôn bán chuyên nghiệp. Hoạt động của họ phục vụ đắc lực cho nhu cầu sản xuất, cuộc sống thờng ngày ở nông thôn cũng nh góp phần thơng mại hóa các sản phẩm nông nghiệp. Thị trờng nông thôn đã trở nên gắn kết chặt chẽ với thị trờng chung, đem lại sức sống mới cho kinh tế nông nghiệp.

Đầu thế kỷ XVIII, kinh tế thơng mại và thủ công nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế quốc dân. Thành thị Nhật Bản thực sự trở thành những trung tâm sản xuất, thơng mại và tài chính của cả nớc. Th- ơng nhân thị dân xuất hiện ngày một nhiều và chính họ đã nắm giữ những nguồn lực kinh tế trọng yếu. Dới thời kỳ Tôcgaoa, tình trạng di dân, bỏ làng diễn ra thờng xuyên, chính quyền Edo và các lãnh chúa địa phơng đã phải đề ra những sắc lệnh quy định việc cấm di dân, bỏ làng. Nhng bất chấp những mệnh lệnh đó, nông dân và những ngời sống ở các vùng quê nghèo khổ vẫn rời bỏ nông thôn kéo vào thành phố. Họ làm đủ nghề để kiếm sống nh phục vụ trong các gia đình võ sĩ, cơ sở kinh doanh, nhà trọ, quán ăn, mở quầy hàng tạp hóa... với hy vọng tìm đợc việc làm có thu nhập cao hơn sản xuất nông nghiệp. Mặc dầu luồng di c đó đã gây ra không ít những hậu quả xã hội phức tạp, nhng cùng với sự phát triển của thành thị Nhật Bản, c dân các vùng thôn quê đã nhanh chóng đợc thị dân hóa, hòa nhập với cuộc sống mới và chính họ đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đô thị. "Không bị ràng buộc chặt chẽ bởi nghiêm lệ của đạo đức phong kiến, cộng đồng thị dân với đời sống kinh tế - xã hội của mình đã tự xây dựng nên một lối sống mới theo

tiêu chí riêng: trần thế, năng động, phóng đạt và chính họ đã sinh ra dòng văn hóa thị dân hấp dẫn, đầy sức sống ở Nhật Bản" [10, 202].

Trong xu thế phát triển chung của nhiều ngành kinh tế, khuynh hớng quý tộc hóa, đua theo lối sống xa xỉ, coi thờng phong tục tập quán, địa vị xã hội là "căn bệnh" chung của xã hội Nhật Bản lúc đó.

Sự phát triển của nền kinh tế, mà đặc biệt là sự ra đời của nền kinh tế tiền tệ đã có tác động sâu sắc đối với xã hội phong kiến Nhật Bản lúc bấy giờ. Tiền tệ đã len lỏi vào từng tế bào của thể chế phong kiến quan liêu và đã th - ơng mại hóa các quan hệ xã hội. Tiền bạc và những nguồn lợi từ buôn bán đã khiến tất cả mọi đẳng cấp, kể cả đẳng cấp Samurai phải từ bỏ những t tởng bảo thủ, quên đi nguồn gốc xuất thân, địa vị của mình để tham gia vào các hoạt động kinh tế, và họ thực sự bị cuốn hút vào nền kinh tế tiền tệ. Tình trạng đó đã gây nên những phẫn uất cho các nhà đạo đức Khổng giáo và chính quyền. Bản thân chính quyền Mạc phủ Tôcgaoa đã phải nhiều lần ban hành những quy định khắt khe để kiểm soát đời sống, sinh hoạt của các tầng lớp bình dân nh cấm họ không đợc xúc phạm, phỉ báng những Samurai mắc nợ hay thất hẹn trả tiền mua hàng, phải tằn tiện chăm chỉ làm ăn, không đợc mặc quần áo lụa, không đợc dùng đồ gia dụng bằng sơn màu dát vàng, không đợc làm nhà lớn và lấy vàng bạc để trang trí nhà cửa... Tuy nhiên, nhìn chung cuộc sống của nhiều tầng lớp bình dân, mà đặc biệt là thơng nhân vẫn không ngừng đợc cải thiện. Những biện pháp hành chính của chính quyền phong kiến đôi khi cũng tỏ ra bất lực trớc thực tiễn sinh động của đời sống.

Việc phân chia xã hội thành 4 đẳng cấp là nhằm để ổn định chính trị, khẳng định địa vị, bổn phận của từng đẳng cấp nhng cũng không thể nào ngăn đợc khuynh hớng phân hóa tự nhiên. Những ngời theo triết lý Khổng giáo dù có đề cao nghề nông, tinh thần cần kiệm... nh là những giá trị đạo đức cao quý đến đâu thì cũng không thể quay lng trớc uy lực và sức mạnh của đồng tiền. Trớc sức mạnh của nền kinh tế tiền tệ, lúa gạo không còn là loại "bản vị" duy

nhất để đo sự giàu có nữa. Mặc dù nhiều Daimyô vẫn có nguồn thu nhập lớn từ nông nghiệp nhng những khoản thu nhập đó không còn đủ trang trải cho nhu cầu cuộc sống ngày càng một tăng và thực hiện nghĩa vụ với chính quyền trung ơng. Không ít lãnh chúa, kể cả những lãnh chúa có thế lực phải nhờ cậy đến nguồn tài chính của các thơng nhân giàu có và mặc nhiên họ ngày càng phụ thuộc vào các thơng nhân đó.

Để xây dựng một chính quyền phong kiến tập trung và đủ sức đảm đ- ơng những công việc phức tạp nảy sinh trong điều kiện xã hội mới, một bộ phận võ sĩ đã trở thành những viên chức hành chính chuyên nghiệp. Nhu cầu quản lý hành chính đã làm đông đảo thêm đội ngũ thống trị quan liêu ở Nhật Bản. Một số nhà nghiên cứu cho rằng thời Tôcgaoa, Nhật Bản là nớc có tỷ lệ những ngời thuộc giai cấp thống trị cao nhất so với các nớc Đông Nam á

khác. Tình trạng này càng làm cho xã hội Nhật Bản càng trở nên khủng hoảng. Có thể nói, đó vừa là hệ quả vừa là tiền đề cho sự chuyển biến của xã hội Nhật Bản dới thời Tôcgaoa.

Nguồn sống chủ yếu của giới võ sĩ chủ yếu là dựa vào "lơng" (lúa gạo) do chính quyền cung cấp. Sự hiện diện đông đảo đội ngũ những ngời phi sản xuất thực sự là gánh nặng cho xã hội nếu nh chúng ta nhìn nhận vấn đề đó dới góc độ kinh tế. Đội ngũ này đã tiêu tốn một khối lợng lớn sản phẩm của xã hội. Đặc biệt với lối sống xa xỉ của họ đã làm đảo lộn trật tự đạo đức Khổng giáo, đảo lộn trật tự xã hội. Tuy nhiên, quá trình tập trung hóa một số lợng lớn giới quý tộc võ sĩ trong các đô thị cũng cho thấy sức phát triển của sản xuất, khả năng kinh tế của các cấp chính quyền trong việc chu cấp cho các ch hầu của mình và đồng thời cũng phản ánh những biến chuyển quan trọng thiết chế chính trị thời kỳ này nhằm hớng tới xây dựng một chính quyền phong kiến tập trung trên cơ sở luật lệ hóa mọi quan hệ xã hội. Mặc dầu đều đợc gọi chung là võ sĩ nhng sự phân tầng giữa các bộ phận trọng đẳng cấp Samurai rất sâu sắc.

Sự khác biệt đó không chỉ đợc thể hiện ở sự giàu có, ảnh hởng chính trị, cơ hội học tập mà còn ở khả năng tăng tiến và sự kính trọng của xã hội.

Trong chính quyền trung ơng, lãnh chúa ở các Han, đặc biệt là bộ phận Samurai lớp dới đã phải thờng xuyên đơng đầu với những khó khăn về kinh tế. Cơ chế chính trị thời Edo đã sản sinh ra bao nhiêu mối quan hệ phức tạp, đồng thời kéo theo một lực lợng đông đảo những ngời phi sản xuất tham gia vào cơ chế đó. Khoản lơng mà các võ sĩ đợc nhận không chỉ để chi dụng cho bản thân, gia đình mình mà còn phải "phân phối" lại cho những ngời phục vụ bên dới. Nhìn chung trong suốt thời kỳ Edo, những khoản chu cấp cho từng loại võ sĩ ít thay đổi, trong khi đó mức sống chung vẫn ngày một tăng khiến cho nhiều võ sĩ lâm vào tình trạng bần cùng hóa. Đại bộ phận giới thống trị phong kiến, nhất là những ngời lớp dới, đều rơi vào cảnh nghèo túng phải phụ thuộc vào các thế lực kinh tế mới. Chế độ Mạc phủ tồn tại trên cơ sở thực hiện quyền phân cấp về ruộng đất và kinh tế nông nghiệp đã mất dần đi chỗ dựa căn bản nhất của mình. Do vậy mà cũng không còn đủ uy quyền để kiểm soát các lãnh chúa và duy trì trật tự xã hội nữa. Điều tự nhiên là các đẳng cấp bình dân bắt đầu thay thế đẳng cấp võ sĩ trong việc nắm giữ sức mạnh kinh tế đất nớc và sau này chính họ cùng với các võ sĩ cấp tiến, là một lực lợng tiên phong lật đổ chế độ phong kiến ở Nhật Bản.

Để đảm bảo những chi dụng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày theo đúng danh phận, hầu hết các võ sĩ đều phải bán một phần trong khoản thu nhập bằng lúa gạo đợc cấp. Nhng giá thóc gạo thời Edo luôn biến động. Mặc dù xu hớng chung là giá gạo ngày một tăng nhng giá nhu yếu phẩm cũng không ngừng tăng lên. Phần lơng thực mà các Samurai muốn bán đi phải qua tay các thơng nhân và do họ định đoạt giá cả. Vì danh dự, ngời võ sĩ không thể mua bán trực tiếp trên thơng trờng. Thêm vào đó, những khoản vay nặng lãi từ trớc đó đã làm thâm hụt thu nhập của đẳng cấp này. Điều đáng chú ý là phần lớn các Samurai thời kỳ này sống ở thành thị. Đời sống xa hoa của đô thị đã

làm thay đổi phong cách sống tằn tiện vốn có của giới võ sĩ và tạo ra mức độ chênh lệch ngày một lớn giữa thu nhập thực tế và chi dụng hàng ngày. Ngay cả các Daimyô cũng lâm vào hoàn cảnh tơng tự. Chế độ Sakin Kotai là một gánh nặng đối với nhiều lãnh chúa cho dù họ có thể là những ngời giàu có nhất. Chế độ Sakin Kotai bắt họ phải để vợ con lại Edo trong khi đó bản thân các Daimyô cứ mỗi năm lại phải đến sống ở đó với rất nhiều tùy tùng. Nói tóm lại, họ phải trả một khoản tiền lớn cho việc đi về Edo. Trong thời kỳ hòa bình, mức sống của các Daimyô ở Edo từng bớc đợc tăng lên, bao gồm giá cả và chi phí cho sinh hoạt. Nhng thói quen xa xỉ của họ cũng ảnh hởng đến lối sống ở địa phơng. Vì vậy mà tổng số chi phí của các lãnh chúa tăng lên nhanh chóng. Hơn một nửa thu nhập hàng năm của các lãnh chúa phải chi phí cho cuộc sống ở Edo và họ phải vay tiền của thơng nhân. Do vậy mà loại thơng nhân ở Edo đợc gọi là "những kẻ hút lơng của Samurai" tích tụ thêm của cải cho mình và đẩy các Daimyô vào tình trạng khánh kiệt. Cuối thời kỳ Tôcgaoa, nhiều lãnh chúa đã phải thực hiện chế độ Hachinoho, tức là chế độ chỉ trả một nửa lơng cho các bề tôi của mình. Trên thực tế, ở một số Han, các võ sĩ chỉ nhận đợc khoảng 1/4 đến 1/3 mức "lơng" mà Daimyô đã hứa mà thôi.

Chúng ta biết rằng, Khổng giáo Nhật Bản với tinh thần võ sĩ đạo coi lòng trung thành là giá trị cao quý nhất của ngời võ sĩ. Các Samurai đã gửi gắm cuộc sống của mình và của gia đình mình vào chủ. Sự trung thành trong xã hội truyền thống Nhật Bản tồn tại theo kiểu phả hệ. Các võ sĩ cấp dới trung thành với các Daimyô, các Daimyô trung thành với Thiên hoàng. Kiểu quan hệ theo thứ bậc này đợc hình thành qua nhiều thế hệ. Ngoài đạo đức, mối quan hệ này còn đợc ràng buộc bằng luật pháp, kinh tế và hàng loạt các nghi thức quy định chặt chẽ khác.

Đến đầu thế kỷ XIX, kinh tế tiền tệ đã thơng mại hóa các quan hệ xã hội. Tình trạng bần cùng hóa của đẳng cấp võ sĩ là một trong những nguyên nhân làm rung chuyển thiết chế chính trị phong kiến. Thu nhập hàng năm mà

ngời võ sĩ nhận đợc không chỉ là nguồn sống cho bản thân, gia đình mà còn chứa đựng trong đó lòng biết ơn mà họ phải đền đáp bằng sự phục vụ tận tụy và đôi khi ngay cả tính mạng của mình, thì giờ đây trong nhiều trờng hợp, khoản chu cấp đó chỉ đợc coi là sự trả công thuần túy. Nếu nh trớc đây ngời ta rất coi trọng mối quan hệ này thì giờ đây trong nhiều trờng hợp các Samurai cấp dới chỉ coi đây là một phơng thức kiếm sống, thậm chí họ còn so sánh với những nghề mà trớc đây họ coi rẻ và khinh thờng.

Cuối thời kỳ Tôcgaoa, nhiều Samurai phải thờng xuyên sống trong cảnh túng thiếu nợ nần, không ít ngời đã phải đem đồ gia bảo, trang phục, thanh kiếm và những vật báu của cha ông để lại đến hiệu cầm đồ. Truyền thống thiêng liêng của họ tộc cũng đợc đem ra đổi bán. Do nghèo túng, nhiều Samurai đã không cần quan tâm đến thể diện hay danh dự của mình, họ đã nhận con của các gia đình thơng nhân làm "con nuôi" để đổi lấy một khoản tiền hoặc để đợc vay nợ. Ngợc lại, các thị dân, thơng dân giàu có cũng sẵn sàng chấp nhận cuộc mua bán này nhằm mong cho gia đình mình, con cái mình đợc dễ bề làm ăn hay có cơ hội tiến thân. Trên thực tế, con của một số thờng dân đã trở thành võ sĩ, thậm chí là những võ sĩ cao cấp. Thực tế đó đã làm giảm đi sự thuần khiết trong dòng máu Samurai vẫn đợc giữ gìn cẩn trọng từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Cuối thời kỳ Tôcgaoa phần lớn các lãnh chúa đều có cơ sở buôn bán và đại diện của mình ở Osaka hay một vài thành phố khác. Nhng trớc những hoạt động hết sức đa dạng và phức tạp của đời sống kinh tế đô thị, các thơng nhân địa phơng đó không thể cạnh tranh nổi với thơng nhân chuyên nghiệp. Bởi

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến cơ cấu xã hội nhật bản từ thời kỳ tôcưgaoa đến thời kỳ minh trị (1603 1912) (Trang 25 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w