Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến cơ cấu xã hội nhật bản từ thời kỳ tôcưgaoa đến thời kỳ minh trị (1603 1912) (Trang 47 - 55)

Vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nhật Bản đã đạt đợc sự “thần kỳ” trong phát triển kinh tế, vốn là một nớc trớc đây ít gây đợc sự chú ý, nay Nhật Bản đã làm thế giới kinh ngạc bằng việc giành chiến thắng trong hai cuộc chiến tranh lớn và do vậy có quyền đứng vào hàng ngũ các c- ờng quốc. Đằng sau sự thần kỳ ấy là sự phát triển kinh tế vững chắc. Vì vào những năm 70, chính phủ giữ vai trò tích cực trong việc xây dựng xây dựng hạ tầng của đất nớc. Trên cơ sở đó các ngành kinh tế đều có bớc nhảy vọt, mang ý nghĩa cách mạng.

Bớc vào kỷ nguyên công nghiệp hóa, công việc trớc tiên chính phủ Minh Trị tiến hành là xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế. Chính phủ đã tiếp tục đầu t cho xây dựng các tuyến đờng sắt, tiến hành hiện đại hóa vận tải đờng biển bằng cách nhập khẩu tàu chạy hơi nớc từ phơng Tây để đáp ứng nhu cầu vận tải biển ngày càng tăng, hiện đại hóa mạng lới thông tin liên lạc bằng các dịch vụ bu điện và điện báo. "Từ năm 1885 đến 1911, đờng sắt do chính phủ quản lý đã tăng từ 212 dặm lên 4.775 dặm; số bu điện đã tăng từ khoảng 5.000 lên 7.000 và lợng th từ xử lý một năm đã tăng từ khoảng 100 triệu lên 1.500 triệu lá; số văn phòng điện báo đã tăng từ khoảng 50 lên 4.500 và số bức điện xử lý một năm tăng từ khoảng 3 triệu lên 25 triệu..." [27, 20 - 21].

Sự phát triển của cơ sở hạ tầng đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp. Công nghiệp nhẹ là ngành kinh

tế đòi hỏi vốn ít, chu chuyển nhanh phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho đông đảo quần chúng lại vừa có thể tích lũy t bản. những ngành nh công nghiệp dệt, đồ sứ, công nghiệp chè, thuốc lá... phát triển nhanh ở Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đặc biệt là công nghiệp dệt bông. Vào giữa những năm 1880, sợi xe bằng máy vốn chỉ chiếm một phần nhỏ, nhng ngay sau khi các nhà máy xe sợi quy mô lớn đợc thiết lập, việc xe sợi bằng tay đã dần dần mất đi. Trong khoảng thời gian từ 1873 - 1877, sản lợng sợi, tơ lụa xuất khẩu đã đợc 4,5% trong tổng thu nhập quốc dân. Mặt hàng lụa của Nhật Bản thời kỳ này không chỉ đợc xuất khẩu sang thị trờng phơng Tây mà còn cạnh tranh đợc với hàng lụa Trung Quốc nổi tiếng tại thị trờng Trung Hoa. Mặt hàng này đã thu về một khoản ngoại tệ lớn. Nếu trong những năm 1867 - 1877, Nhật Bản có 470 xí nghiệp sợi, dệt lụa thì đến 1886 tăng lên 760 xí nghiệp cùng với máy móc và kỹ thuật dệt tiên tiến của châu Âu. Năm 1889 - 1903, ngành dệt cho ra đời 7,5 triệu kg lụa sống mỗi năm, điều này đã vơn lên thành nớc sản xuất nhiều nhất về mặt hàng này. Vào năm 1897, giá trị sợi xuất khẩu tăng lên tới 13,5 triệu yên, còn nhập khẩu chỉ có 8,8 triệu yên. Đến năm 1902, ở Nhật Bản đã có tới 6.320 xí nghiệp dệt, xe sợi, chế tơ và vào năm 1911, Nhật Bản đã xây dựng đ- ợc một xí nghiệp dệt ở Thợng Hải. Một trong những điểm có ý nghĩa nhất của công nghiệp dệt là khả năng phục hồi nhanh chóng của nó. Việc mở cửa buôn bán với phơng Tây vào giữa thế kỷ XIX đã làm cho ngành công nghiệp dệt truyền thống của Nhật Bản lao đao trớc hàng nhập khẩu. Nhng ngành công nghiệp này đã không chịu khuất phục. Từ chỗ không thể cạnh tranh nổi với hàng nhập khẩu ngay trên chính thị trờng Nhật Bản, nó đã áp dụng kỹ thuật mới và dần dần khôi phục đợc địa vị chủ đạo ở thị trờng trong nớc và cuối cùng đã thành công trong việc loại dần các hàng nhập khẩu mà không cần phải bảo hộ mậu dịch. Đáng chú ý hơn là nó đã trở thành một ngành công nghiệp xuất khẩu quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp sơ chế, công nghiệp hớng vào xuất khẩu vẫn tiếp tục đợc đầu t và hoàn thiện.

Trên lĩnh vực công nghiệp nặng cũng có bớc phát triển, đặc biệt là ngành gang thép. Năm 1901, một nhà máy thép quy mô lớn (nhà máy thép Yawata) đã bắt đầu đi vào hoạt động và vài năm năm sau đó, sản lợng gang đã tăng lên khoảng 200.000 tấn (1900: sản lợng gang là 20.000 tấn). Vào năm 1910, sản xuất trong nớc đã chiếm một nửa lợng gang tiêu dùng và khoảng 1/3 lợng thép tiêu dùng. Một điểm đáng chú ý trong chính sách phát triển công nghiệp của chính phủ Minh Trị là u tiên phát triển công nghiệp quân sự. Ngành công nghiệp này sẽ tăng cờng sức mạnh cho Nhật chống lại sự xâm lợc của chủ nghĩa thực dân phơng Tây, tạo nên sự "thần kỳ" Minh Trị.

Mặt khác, sự chuyển mình mạnh mẽ của Nhật Bản vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX còn đợc đánh dấu bằng một nền công nghiệp hiện đại. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí và quân trang trở thành những ngành công nghiệp quân sự mũi nhọn. Năm 1898, Nhật Bản đã đóng một con tàu bằng thép trọng tải khoảng 6.000 tấn, là con tàu đầu tiên có đủ điều kiện để đợc hởng bảo hiểm của Lloyd, vốn nổi tiếng về tính chặt chẽ của các tiêu chuẩn của nó. Tiếp đó vào năm 1908 đã đóng 2 tàu bằng thép trọng tải 13.000 tấn mỗi chiếc. Năm 1910, Nhật Bản đã có khả năng đóng đợc hầu hết các tàu chiến và hơn một nửa tàu dân sự chạy bằng hơi nớc theo đơn đặt hàng [27, 21]. Công nghiệp điện cũng phát triển mạnh, đến năm 1911,việc cung cấp điện đã đạt mức 322.000 KW giờ.

Trong khoảng thời gian từ chiến tranh Trung - Nhật (1984 - 1895) đến chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) nền kinh tế Nhật Bản, trớc hết là công nghiệp, phát triển nhảy vọt. Bởi vậy, thời kỳ này thờng đợc coi là thời kỳ cách mạng công nghiệp của Nhật Bản. Nhật Bản đợc xếp vào hàng các cờng quốc

thế giới vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Theo tính toán của Yuzo Yamada, thu nhập quốc dân đã tăng ba lần kể từ năm 1890 đến 1912.

Để thúc đẩy sự phát triển công nghiệp và giải quyết khó khăn về vốn, chính phủ Minh Trị bên cạnh chủ trơng tiếp thu tri thức và kỹ thuật phơng Tây, thì đã khuyến khích việc thành lập các công ty cổ phần. Số vốn của công ty cổ phần năm 1883 là 139 triệu yên, năm 1893 lãnh địa 259 triệu yên, năm 1913 là 1.983 triệu yên. Trong quá trình phát triển, do cạnh tranh không nổi nên một số công ty cổ phần đã đi vào con đờng phá sản và số vốn tập trung vào tay một số ít công ty thuộc tập đoàn t bản. Nh vậy, các công ty lũng đoạn ra đời và chiếm số vốn lớn trong các ngành kinh tế nh dệt, sản xuất rợu, xà phòng, đờng, giấy... Những thành tựu to lớn đó là tiền đề quan trọng cho bớc chuyển biến của Nhật Bản lên chủ nghĩa đế quốc ở giai đoạn sau này.

Trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp thì nông nghiệp cũng đã có những thay đổi. Nhng những thay đổi đó vẫn còn trong khuôn khổ truyền thống và không có tính cách mạng nh trong công nghiệp. Tuy nhiên, sự phát triển cũng rất ngoạn mục, góp phần quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa của đất nớc dới thời Minh Trị.

Là một quốc gia có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, Nhật Bản rất chú trọng đến lĩnh vực này. Trớc khi bớc vào cải cách, nền kinh tế tự nhiên của Nhật Bản đã bị phá vỡ mà nguyên nhân chính là do sự xuất hiện những mầm mống kinh tế t bản chủ nghĩa. Nền nông nghiệp bị cuốn hút vào quỹ đạo kinh tế hàng hóa, nó tiếp tục đòi hỏi đợc giải phóng khỏi những rào cản của quan hệ sản xuất phong kiến. Việc giải quyết vấn đề ruộng đất, giải phóng sức lao động trong nông thôn là những vấn đề không hề đơn giản đối với chính phủ Minh Trị bởi quan hệ sản xuất phong kiến đã trở nên "thâm căn cố đế", ăn sâu, bám rễ trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, với những cố gắng và nỗ lực của

mình, chính phủ Minh Trị đã từng bớc đa đất nớc thoát khỏi nền kinh tế tiểu nông. Đến những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tiếp tục những cải cách thời kỳ đầu và đa ra những cải cách mới. Nền nông nghiệp của Nhật Bản đã tiến một bớc dài hơn khi các nhà sản xuất Nhật đã thành lập những tập đoàn sản xuất - tiêu thụ, nh Hội liên hiệp lúa gạo trong nông nghiệp. Đó chính là tổ chức ban đầu đặt nền móng cho sự ra đời của các công ty lũng đoạn sau này. Cùng với những chính sách cải cách nh thay đổi chế độ thuế khóa, khuyến khích phát triển nông trang, đồn điền, chính phủ Minh Trị còn tăng cờng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Việc cho thành lập các trung tâm đào tạo về kỹ thuật nông nghiệp thực sự là một bớc tiến lớn, nó đã đáp ứng đợc nh cầu về kỹ thuật và phơng pháp nhằm biến đổi từ nền kinh tế nông nghiệp tiểu nông sang nền kinh tế nông nghiệp mang tính chất hàng hóa. Nhờ đó, kinh tế nông nghiệp đã đạt đợc những thành tựu to lớn. Việc sử dụng phân bón hóa học đã đa tới năng suất cao, vào thời điểm này nhiều giống lúa nớc đã ra đời thay cho lúa cạn, lúa khô năng suất thấp. Mặt khác, số lợng cây trồng trở nên phong phú hơn. Nếu vào đầu thế kỷ XVII ở Nhật Bản có 177 chủng loại lúa khác nhau đợc trồng thì tới nửa cuối thế kỷ XIX đã có 2.363 loại giống lúa. Ngoài cây lúa,chính phủ củng khuyến khích trồng các loại cây công nghiệp nh chè, đậu, bông, mía…

Sự phát triển của nông nghiệp đã góp phần vào quá trình tích lũy vốn cho công nghiệp hoá. Xuất khẩu tơ (đặc biệt là tơ sống) và chè là mặt hàng chính thu đợc ngoại tệ lớn nhất. Chính vì vậy, chính phủ đã có những chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp nh: thành lập bộ máy quán xuyến việc kiểm tra và cấp đăng ký cho những nhà sản xuất tơ, chè hoặc đa ra chế độ bảo hộ nông nghiệp... Tuy nhiên, sự phát triển của nông nghiệp không có tính cách mạng nh trong công nghiệp. Sự phát triển này đợc biểu hiện bằng tốc độ tăng hàng năm là 2%. Đơng nhiên là sự tăng lên này có chậm hơn trong công nghiệp nhng so với thời kỳ Tôcgaoa thì nó phát triển nhanh hơn rất nhiều.

Thời kỳ này nông sản và lúa gạo tăng lên rất nhanh. Sở dĩ nh vậy là vì ruộng đất đợc tự do mua bán, chủ đất đợc phát thẻ ruộng, ngời canh tác đợc tự do gieo trồng tùy theo nhu cầu sinh hoạt và nhu cầu thị trờng. Điều đó đã kích thích nông nghiệp phát triển hơn trớc. Tuy nhiên, nhiều nông dân vẫn phải đóng thuế nặng, đó là nguyên nhân làm cho nông nghiệp không phát triển kịp với công nghiệp.

Vì nông nghiệp vẫn là lĩnh vực kinh tế chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế, nên sự tăng trởng của nó đã tác động đến toàn bộ những hoạt động của nền kinh tế đất nớc. Vì thế đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chính phủ vẫn coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu có tầm quan trọng hỗ trợ cho công nghiệp hóa đất nớc. Việc u tiên phát triển nông nghiệp đợc thể hiện rất rõ, ví dụ nh 1/2 số thành viên nghị viện là địa chủ hoặc nhà nớc tạo thuận lợi cho các tổ chức, hiệp hội thuộc lĩnh vực nông nghiệp ra đời. Sự phát triển của nông nghiệp đã góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa đất nớc đợc nhanh hơn. Tuy nhiên, tác động ấy mang tính biện chứng. Do công nghiệp đợc mở rộng nên nông nghiệp thu nhỏ lại, ít nhất cũng theo một nghĩa tơng đối, nó đợc thể hiện qua những con số sau đây: “Vào năm 1904 có 64% hộ gia đình Nhật Bản đã tham gia vào sản xuất nông nghiệp, nhng 20 năm sau tức là vào năm 1925 ngời ta thấy chỉ số trên đã tụt xuống chỉ còn 49% .” [27, 24]

Thời kỳ Minh Trị duy tân, với chiến lợc hiện đại hóa đất nớc từ nông nghiệp, nền kinh tế nông nghiệp ngay từ đầu đã đợc chú trọng.Nền nông nghiệp nhìn chung đã có sự phát triển vợt bậc, tuy nhiên đi sâu vào cuộc sống của ngời nông dân thì vẫn còn cha đợc cải thiện đáng kể, một phần do thuế ruộng đất quá cao, một phần do đất đai bị bao chiếm thành các khu công nghiệp, hơn nữa do diện tích đất canh tác của Nhật Bản quá ít, chỉ chiếm 1/10 diện tích lãnh thổ. Tất cả những điều đó đã kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp.

Song song với nông nghiệp và công nghiệp, kinh tế thơng nghiệp dới thời Minh Trị cũng đặc biệt đợc chú ý. Đây là ngành kinh tế không kém phần quan trọng so với nông nghiệp và công nghiệp. Có thể nói rằng, chính thơng nghiệp đã đa nền kinh tế Nhật Bản thoát khỏi sự gò bó của nền kinh tế phong kiến lạc hậu để vơn lên nền kinh tế t bản chủ nghĩa.

Trớc hết chính phủ Minh Trị thấy rằng, đất nớc cần tăng cờng các quan hệ với phơng Tây nhằm tiếp thu những t tởng và tri thức kỹ thuật mới cần cho việc hiện đại hóa đất nớc. Để thực hiện chủ trơng đó, chính phủ Minh Trị đã đề ra nhiều biện pháp nh gửi nhiều sinh viên sang phơng Tây du học, bãi bỏ những luật lệ phong kiến gây trở ngại cho sự tăng trởng của thơng nghiệp... Những chính sách, biện pháp đó đã thúc đẩy thơng nghiệp phát triển, nhất là ngoại thơng. Trong chiến lợc phát triển kinh tế, việc buôn bán với nớc ngoài là một việc hết sức quan trọng, với Nhật Bản một nớc nghèo về tài nguyên thiên nhiên, thì việc nhập khẩu nguyên liệu từ bên ngoài phục vụ cho sự phát triển kinh tế là một điều cần thiết. Nhận thấy vai trò quan trọng của thơng nghiệp, nhà nớc đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển thơng nghiệp. Chính phủ đã trực tiếp trợ giá cho các công ty thơng mại t nhân, các ngành xuất khẩu... nhờ đó cơ cấu hàng xuất khẩu đợc thay đổi đáng kể. Nh chúng ta đã biết, dới thời Tôcgaoa, Mạc phủ đã ký kết với nớc ngoài những điều ớc bất bình đẳng về thuế quan, điều này đã gây thiệt hại cho nền kinh tế Nhật Bản. Hàng hoá của Nhật Bản sản xuất ra không thể nào cạnh tranh đợc với hàng n- ớc ngoài ngay trên thị trờng Nhật Bản, dẫn đến nhiều cơ sở sản xuất bị thua lỗ. Chính vì vậy, dới thời Minh Trị, chính phủ chủ trơng mở rộng ngoại thơng, đồng thời quyết tâm giành lại quyền tự chủ về thuế quan. Đến năm 1911 chính phủ Nhật Bản đã giành lại quyền tự chủ về thuế quan. Điều này có ý nghĩa hết sức to lớn đối với nền kinh tế Nhật Bản, nó đã kích thích nền sản xuất trong nớc phát triển, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa đất nớc.

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thị trờng xuất khẩu của Nhật Bản ngày càng mở rộng, ngoài thị trờng phơng Tây thì một số mặt hàng của Nhật đã bắt đầu cạnh tranh với hàng Trung Hoa.

Có thể nói rằng, nhờ chính sách đúng đắn và phù hợp của chính phủ về việc khuyến khích phát triển thơng nghiệp, nhờ có xuất khẩu và nhờ có sự trợ giá cho các mặt hàng xuất khẩu và mở rộng thị trờng xuất khẩu mà ngành th- ơng mại Nhật Bản ngày càng phát triển mạnh . Nếu nh trong những năm 1873 - 1877 tốc độ phát triển là 111,3% thì đến những năm 1903 - 1907 tăng lên tới

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến cơ cấu xã hội nhật bản từ thời kỳ tôcưgaoa đến thời kỳ minh trị (1603 1912) (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w