Đóng góp về giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật

Một phần của tài liệu Truyện ngắn võ thị hảo trong bối cảnh đổi mới của truyện ngắn việt nam sau 1986 (Trang 95 - 99)

3.3.1. Giọng điệu nhiều sắc thái

Giọng điệu là "thái độ tình cảm, lập trờng t tởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tợng đợc miêu tả thể hiện trong lời văn, quy định cách xng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm"[21]

Nếu nh trong đời sống ta thờng chỉ nghe giọng nói là nhận ra ngời nói, thì trong văn học giọng điệu không chỉ đơn giản là một tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù để nhận ra ngời nói, mà nó còn mang nội dung tình cảm, thái độ ứng xử trớc hiện thực của nhà văn. Khi giọng điệu phản ánh lập trờng xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả thì nó trở thành một phạm trù thẩm mỹ, có vai trò quan trọng trong việc kiến tạo phong cách nhà văn. Không chỉ tạo nên cái riêng cá biệt của một tác giả văn học, giọng điệu còn làm thành bản sắc riêng của một trào lu, một trờng phái hay một giai đoạn văn học.

Trong văn học Việt Nam 1945 - 1975, giọng điệu khẳng định, ngợi ca với thái độ in tởng, lạc quan bao trùm hầu khắp các tác phẩm. Giọng điệu này phù hợp với những vấn đề của cộng đồng, dân tộc mà văn học tập trung phản ánh. Hiện thực đời sống sau chiến tranh cùng với những đổi mới của cuộc sống sau Đại hội VI đã tạo nên bớc chuyển trong giọng điệu của văn học. Có thể nói giọng điệu trong văn học Việt Nam nói chung, trong truyện ngắn nói riêng sau 1986 hết sức đa dạng. Đó là giọng tự tin tự hào, giọng hoài nghi, giọng chất vấn đay đả, giọng từng trải chiêm nghiệm và giọng điệu giễu nhại xuất hiện trong nhiều sáng tác của lớp nhà văn trẻ.

Giọng điệu trong truyện ngắn Võ Thị Hảo là thứ giọng đa thanh phức điệu. Với cái nhìn đa chiều, đa diện về cuộc sống và con ngời, nữ nhà văn đã bày tỏ những cảm xúc khác nhau trớc hiện thực phản ánh. Và mỗi sắc thái cảm xúc ấy đã tạo nên sự đa dạng trong giọng điệu của tác giả. Không khó để nhận ra ba sắc điệu chính trong truyện ngắn của Võ Thị Hảo đó là giọng chua chát bỡn cợt, giọng trữ tình sâu lắng, giọng triết lý thâm trầm.

Giọng chua chát bỡn cợt không chỉ xuất hiện trong truyện ngắn Võ Thị Hảo mà chúng ta có thể gặp trong sáng tác của nhiều tác giả truyện ngắn sau 1986 nh Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ, Hồ Anh Thái... ở truyện ngắn của Võ Thị Hảo, giọng điệu này thờng xuất hiện khi tác giả viết về mặt trái của cơ chế thị trờng, về sự phức tạp xô bồ của cuộc sống thời kỳ mở cửa,

về những chuẩn mực đạo đức đang bị xô lệch. Hãy xem tác giả "bỡn cợt" một buỗi lễ trang trọng "Hôm tiếp nhận bò, rầm rộ lắm. Cấp trên trực tiếp về chỉ đạo lễ đón nhận. Phải làm sao cho long trọng. Bò tập thể chứ chả chơi. Ngời ta chuẩn bị làm lễ "khánh thành bò!". Nghĩa là chú bò mợt nhất đợc dắt ra giữa sân vận động buộc vào cọc dán giấy xanh đỏ". (Ngời chăn bò thần thánh). Để rồi từ đó ngời viết chua chát thừa nhận một hiện thực đầy phi lý: "giám đốc một công ty chúa chổm lại lập tức trở thành một giám đốc năng động" (Ngời

chăn bò thần thánh). Giọng điệu chua chát bỡn cợt bao giờ cũng xuất phát từ

một chủ thể luôn đấu tranh gay gắt với những biểu hiện tiêu cực trong xã hội. Cùng với việc phản ánh chân thực bức tranh đời sống, nhà văn đồng thời công khai bày tỏ thái độ của mình trớc bức tranh đó. Bởi vậy, sự bỡn cợt chính là một cách thức để lật tẩy bản chất thực của vấn đề hiện tợng. Khi nhà văn miêu tả thực trạng của một Bệnh viện Lao "đó là một dãy nhà dột nát quét vôi trắng toát (...), trong đó giam hãm mấy chục bác sĩ và hộ lý gầy guộc, áo quần cóc cáy, hầu nh không có một mối quan hệ thần thế nào với cấp trên. Nên bệnh viện chẳng đợc rót đồng tiền bát gạo nào đáng kể" (Đờng về trần); hay ghi lại một cuộc đối thoại hết sức bình thờng "chỗ này là nhà nghỉ cuối tuần của ông Y, ông Z, bà A. Toàn cỡ lớn cả. Mỗi ngời cỡ vài ha", "Họ giàu thế cơ à ? Đất đây nghe nói đang lên lắm!", "Đó là bây giờ sau khi công bố. Còn ngời ta mua là khi đất đang giá bèo, năm triệu một ha. Mua trớc khi hạ bút ký duyệt" (Tiếng Vạc đêm), ngời đọc có thể nhận ra sau giọng chua chát bỡn cợt kia là sự lên án, phê phán gay gắt của tác giả trớc tệ nạn tham ô nhũng nhiễu, trớc lối sống ích kỷ cá nhân của những kẻ bị đồng tiền chi phối.

Trữ tình sâu lắng là giọng điệu chủ đạo trong các truyện Khói mang màu

nớc biển, Goá phụ đen, Mắt miền Tây... ở các truyện ngắn này, những rung

cảm tinh tế của đời sống nội tâm đã đợc diễn đạt bằng thứ ngôn ngữ mang đậm sắc thái trữ tình. Theo dõi diễn biến của câu chuyện, ngời đọc đợc mở lòng mình cùng nếm trải những d vị phong phú của đời sống tình cảm. Đó là tình yêu với xúc cảm rất thực đợc tạo nên bởi sự hoà hợp của linh hồn và thể

xác của Thuận và Đang trong Goá phụ đen. Sự bon chen giả tạo, hận thù, cái chết, tất cả đều vô nghĩa trớc tiếng gọi của trái tim chan chứa tình yêu. Khám phá cái thế giới tinh thần bí ẩn của ngời đàn ông đàn bà khi yêu ngời đọc nh quên hết thế giới thực tại để tôn thờ thành kính trớc tình yêu nguyên sơ của loài ngời. Giọng trữ tình sâu lắng nh một chất men say tô đậm thêm sức hấp dẫn của vùng đất và con ngời miền Tây sông nớc trong truyện ngắn Mắt miền

Tây. Dẫu cha một lần đặt chân đến xứ sở ấy nhng độc giả hẳn không thể

không xúc động bởi vẻ đẹp của "con sông trắng bạc ờn mình biếng nhác dới trăng, con nớc lớn đang uể oải xuống để lộ những chùm rễ cây nh bàn tay nông phu chằng chịt gân đang nhúng xuống nớc". Không thể không yêu những con ngời lao động với ánh mắt "phiêu diêu nhìn về phía chân trời". Trong các truyện ngắn của bốn tập truyện đợc khảo sát, chúng tôi còn nhận thấy sự hiện diện của giọng điệu thâm trầm triết lý ở Võ Thị Hảo. Chất triết lý có đợc từ những suy t trăn trở không ngừng của một nhà văn đầy cá tính. Có lẽ chính sự trải nghiệm cá nhân đã làm nên độ chín chắn "già dặn" trong ngòi bút của nữ văn sĩ. ở Mùi Chuột, tác giả đã gọi thành tên thứ mùi uế tạp của một xã hội hỗn độn nhố nhăng, thứ mùi vị ấy đã len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống. Vậy mà nhiều ngời vẫn thờ ơ không nhận ra, phải chăng họ đã bị chai lỳ các giác quan vì mải mê trong những toan tính vị kỷ. Số ít ng- ời tỉnh táo nhận ra sự biến đổi đáng sợ của xã hội lại rơi vào tình trạng khủng hoảng, hoang mang: "Bây giờ hình nh anh ngửi thấy mùi Chuột cả ở những trang sách anh đọc. Bắt đầu nhìn quanh với vẻ ngờ vực. Chao ôi ! Thiên hạ ng- ời ta hân hoan thế kia - chẳng lẽ ngời ta không biết đến mùi Chuột sao?".

Giọng điệu thâm trầm triết lý trong truyện Khát của muôn đời không thể không thức tỉnh nhận thức của ngời đọc về cuộc sống, về tình yêu. Cuộc sống có khổ đau hận thù, có sung sớng hạnh phúc. Những mặt đối lập ấy vốn dĩ vẫn tồn tại chỉ có điều con ngời sống cần có một trái tim vị tha nhân hậu để thấu hiểu thế nào là cuộc sống thực sự có ý nghĩa. Triết lý giản dị ấy đã đợc diễn đạt bằng những từ ngữ giàu chất suy t: "Xa nay Trời lạnh lẽo, chỉ biết giận

chẳng biết yêu. Trái tim của Trời bằng ngọc lam lạnh nh băng, cai quản hạ giới mà chẳng cảm nhận đợc nỗi đau của ngời phàm tục. Từ nay, với trái tim bằng máu thịt, chàng sẽ đau khi ngời phàm trần đau, biết đến mùi vị của đói khổ và sung mãn của ngời hạ giới. Điều đó chẳng tốt lắm sao ?" Giọt buồn

giáng sinh là một truyện ngắn đậm chất triết lý ở đây ngời đọc có thể đồng

cảm với nhiều quan niệm của nhà văn "và nhìn rộng ra mà xem, những đàn ngời chạy long trong trên mặt đất chỉ chạy nhanh hơn chứ có khôn hơn đâu!" hay "Nỗi đau khổ của đàn bà cũng nh một sự cứu chuộc thế giới". Giọng điệu thâm trầm triết lý đã có tác động không nhỏ đến độc giả, với giọng điệu này nhà văn không chỉ làm nhiệm vụ thuật kể, mà quan trọng hơn là mở ra cách tiếp cận với nhiều vấn đề của đời sống, nhằm kích thích t duy ngời tiếp nhận. Giọng chua chát bỡn cợt, giọng trữ tình sâu lắng, giọng triết lý thâm trầm chỉ là những sắc điệu cơ bản trong giọng điệu nhiều sắc thái của truyện ngắn Võ Thị Hảo nói riêng và truyện ngắn sau 1986 nó chung. Sự đa dạng về giọng điệu cho thấy những đổi mới về ngôn ngữ của một giai đoạn văn học với nhiều biến động. Trong đó, đóng góp của mỗi cá nhân nghệ sỹ chính là nền tảng tạo nên những đổi mới tích cực cho văn học.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn võ thị hảo trong bối cảnh đổi mới của truyện ngắn việt nam sau 1986 (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w