Cái nhìn mới về cuộc đời trong truyện ngắn Võ Thị Hảo

Một phần của tài liệu Truyện ngắn võ thị hảo trong bối cảnh đổi mới của truyện ngắn việt nam sau 1986 (Trang 31 - 78)

Với mỗi nhà văn cái nhìn về cuộc đời hay con ngời một mặt chịu sự chi

phối của hệ thống t tởng, quan niệm mang tính thời đại, mặt khác lại phụ thuộc vào vốn sống và khả năng nắm bắt cảm nhận hiện thực của chính nhà văn. Điều đó tạo nên nét chung, nhất quán trong cái riêng cá biệt độc đáo ở mỗi cây bút. Toàn bộ đời sống xã hội trong truyện ngắn của Võ Thị Hảo đã đ- ợc tái hiện lại bằng cái nhìn của một nhà văn làm báo nên có những sắc nét riêng. Đó là cái nhìn vừa chân thực nghiêm khắc, vừa tin yêu lạc quan.

Truyện ngắn của Võ Thị Hảo không ôm chứa quá nhiều vấn đề của đời sống nhng những gì nhức nhối của cuộc sống hôm qua hay hôm nay đều đợc nhà văn quan tâm thể hiện. Trong đó, nhiều trang viết nhà văn đặc biệt chú ý đến hiện thực của đời sống trong vòng quay của cơ chế thị trờng với những con ngời, những số phận không lành lặn. Đã qua rồi cái thời đói kém mà xác ngời chết la liệt khắp nơi trong văn của Kim Lân, Nam Cao. Vậy mà cái đói vẫn cha vĩnh viễn chịu rời bỏ con ngời. Nó cứ đeo bám luồn lách vào từng hộ gia đình, từng thôn bản ở vùng cao xa xôi. Trong truyện ngắn Ngày không

mút tay, cái đói đáng sợ vây hãm lấy gia đình một ngời công nhân mất sức lao

động. Tác giả đã tái hiện đến chân thực sự đói nghèo và nỗi đau khổ của nhân vật Ngâu. Ngâu là một ngời cha thấm thía đến tận cùng nỗi xót xa trớc cảnh "ba đứa trẻ đang nhất loạt đa tay lên miệng mút cho đỡ cơn đói. Thằng lớn bảy

tuổi mút ngón tay cái còn hai đứa gái sinh đôi thì chùn chụt mút ngón trỏ của bàn tay phải", là một ngời chồng đau đớn uất nghẹn khi mờng tợng mồn một "khuôn mặt đẹp võ vàng của vợ hắn đang bị phủ dới bản mặt của một gã lạ hoắc nào đó. Xong việc. Một nắm tiền còm". Không khí bức bối của cuộc sống đói nghèo về vật chất khiến ngời đọc dễ đồng thuận với ý nghĩ của Ngâu về hành động của vợ. Khi quằn quại trong cái đói, cái nghèo ngời ta dễ nghĩ về cái xấu, dễ làm việc xấu. Nhân vật Ngâu cũng vậy. Danh dự của một ngời đàn ông khiến cho "nhiều khi hắn muốn: giá nh có ai nuôi giùm lũ trẻ, hắn sẽ khoá trái hết bảy mét vuông rỡi giang sơn của hắn lại, nhốt chặt nàg trong đó. Sẽ tát hối hả vào mặt nàng. Sẽ lại quỳ dới chân nàng. Rồi, úp mặt lên nàng lần cuối hắn sẽ tới xăng lên mình hai đứa. Và phóng hoả". Nhng không thể làm gì để thay đổi hoàn cảnh sống hắn chỉ "đa tay bấu ngực. Ngực rớm máu...". Nỗ lực cuối cùng của Ngâu để cứu vớt cái gia đình bé nhỏ đáng thơng kia là hành động bán máu. Hắn đã đau khổ, dằn vặt và không ít lần phải lấy can đảm còn Ngần, vợ hắn, đã thầm lặng làm cái việc khó khăn kia ba tháng một lần để nuôi chồng nuôi con.

Phút chối chúa không dừng lại ở việc phản ánh thực trạng mà tác giả đã chỉ ra nguyên nhân của thc trạng ấy. Ngời dân Tây Nguyên đời này qua đời khác tin rằng cái nghèo cứ đeo bám lấy buôn làng của họ là do lời nguyền của Thần sông Sê - San. Họ đã kiên nhẫn đói khát đễ chờ đợi. "Ông bà của ông bà ta đã chờ Ngời Khổng Lồ. Cha mẹ ta đã ăn sắn với cỏ tranh thay muối để chờ Ngời. Cứ chờ hoài từ đời này sang đời khác, vẫn cứ đói hoài...Nhng nhất định có ngày...". Cũng với niềm tin thơ ngây ấy ngời dân Tây nguyên đã đến với Đức Chúa Giê Su mong đợc thoát nghèo. Nhng khi cái nghèo còn cha đợc cải thiện thì những giá trị truyền thống đã bị mai một xuống cấp" Những bộ chiêng quý xa ông bà cha mẹ họ đổi đợc bằng trâu bằng voi và bằng máu nay đợc mang đi bán đồng nát. Lễ bỏ mả, lễ đâm trâu bị gọi là man rợ". Ngay cả trong giờ phút từ giã cõi đời, ngời Tây Nguyên cũng quên đi điểm tựa truyền thống, họ tìm đến Đức Cha để xin đợc cứu rỗi linh hồn. Nhng mụ mị tin vào

những lời hứa hẹn cuối cùng họ cũng sực tỉnh bởi tiếng gọi của cha ông. Họ quẫy đạp chối bỏ sự hiện diện của Đấng cứu thế toàn năng.

Trong cơ chế thị trờng mặt trái của đồng tiền đợc phơi bày rõ nhất. Sức mạnh vạn năng của đồng tiền chi phối mọi mối quan hệ, tác động đến số phận của mỗi con ngời. Cô gái xinh đẹp, trong sáng Thuỳ Châu (Vũ điệu địa ngục) đã bớc vào đời với một tấm bằng đại học, một lòng trinh bạch và nắm tay rỗng không. Cô nhanh chóng nhận ra rằng "không có vấn đề đầu tiên thì mọt đời cô cũng không xin đợc việc". Cô đã bán máu, phải bán mình để mong có đợc một công việc ổn định, đợc sống một cuộc sống bình thờng. Song cuộc đời nghiệt ngã đã trả về cho cô sự trống không đáng sợ. Cô tuyệt vọng tìm đến cái chết, ôm trong lòng nỗi uất hận "cuộc đời này chẳng có gì là của con". Đồng tiền khiến cho xã hội biến đổi, làm cho mọi chuẩn mực đạo đức bị xô lệch. Tầng lớp trí thức là đối tợng đầu tiên chịu sự tác động của đồng tiền. Không còn thấy những con ngời hăng say lao động, nhiệt huyết cống hiến, sáng tạo miệt mài mà thay vào đó là những kẻ hởng thụ "sung mãn", "hào hoa", đứng đầu các cơ quan doanh nghiệp khá giả với triết lý sống "một vợ, một nhân tình". Miền bọt là bức tranh rõ nét nhất, sinh động nhất về xã hội đơng thời. Đó là sự hỗn tạp nhố nhăng, ô hợp của nhiều loại ngời, nhiều cách sống nhng cùng gặp nhau trong những thú vui tầm thờng "trí thức, nghệ sĩ, lu manh, quan chức. Họ bình đẳng với nhau trở thành đống bùn nhão nhoẹt trong vòng ôm cô tiếp viên điếm". Đó còn là sự đối lập, sự phân cách giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội. Bên trong cánh cửa khách sạn là những cuộc ăn chơi phè phỡn của đám ngời thợng lu. Còn bên ngoài khách sạn là cuộc sống tối tăm mù mịt của bao ngời lao động lam lũ. Nh một nhà quay phim thực thụ, Võ Thị Hảo đã hớng ống kính đến mọi ngõ ngách của đời sống. Hơn thế, nhà văn còn tái hiện chân thực từng hình ảnh, từng âm thanh và mùi vị của cuộc sống hỗn tạp. Đó là hình ảnh một ngời Khổng lồ đợc dệt nên bởi "đám capôt da ngời, đám ngón tay nhơn nhớt, vỏ lon bia, vỏ những quả cam Trung Quốc, đám ruột cá, chiếc váy ngắn sũng nớc của cô ca ve...", là thứ mùi vị cha từng có "mùi than trộn mùi cá mắm biển. Mùi mồ hôi gái điếm và những gã bỉ lậu vật lộn

trên giờng khách sạn trong giờ hành chính pha lẫn mùi nớc hoa ngoại quốc đắt tiền. Mùi này úp chụp khắp thành phố đang gà gật ngủ, pha vào cửa biển, vào những dòng sông mang đi khắp các miền xa", là âm thanh của tiếng hát ai đó vừa cất lên với "giọng nhừa nhựa đùng đục".Xã hội đang xuống cấp, bao nhiêu tệ nạn, bao nhiêu bất công vẫn nghiễm nhiên tồn tại nh một sự tất yếu. Có ai sẽ lên tiếng tố cáo để đả phá quét sạch bọn tham ô nhũng nhiễu, bọn ng- ời mà tác giả gọi bằng những mỹ từ trang trọng "thần thánh". "Mỗi ngón tay

ngoan hiền" của họ phút chốc có thể "biến thành một con đỉa ngo ngoe rợt theo mùi tanh của máu ngời" (Dệt cỏ). Sự quẫy đạp của những con ngời có l- ơng tri mong lập lại công bằng trong xã hội quá yếu ớt. Bởi vì chính họ cũng đang vật lộn với đời sống cơm áo chật vật. "Sau 20 năm tốt nghiệp đại học và làm phó tiến sỹ chỉ vỏn vẹn có ba trăm tám mơi ngàn đồng chẵn một tháng l- ơng".

Võ Thị Hảo không tham vọng xây dựng một bức tranh xã hội rộng lớn với những đại tự sự mà nhà văn đi vào những tiểu tiết, không cố gắng lên gân cốt bằng những phát biểu lớn lao về cuộc đời mà tác giả để cho mỗi tiểu tiết của đời sống lên tiếng. Dù đó chỉ là nét chấm phá giản đơn nhng đọc truyện của Võ Thị Hảo độc giả đã cảm nhận đợc sự phức tạp bất ổn của hiện thực. Võ Thị Hảo đã không ngại nhìn thẳng vào sự thật, phản ánh đúng sự thật dù sự thật rất nghiệt ngã. Trong chính sự nghiệt ngã ấy chị vẫn tìm ra nhiều điều tốt đẹp để hy vọng, để khẳng định: cuộc đời không phải là một bãi lầy tuyệt vọng bởi ở đó vẫn ấm áp những tia sáng tình ngời.

Xã hội xây dựng trên cơ cấu cả cái ác lẫn cái thiện cũng nh trên cơ sở những điều dự tính đợc lẫn những yếu tố bất ngờ. Vậy mà có lúc chúng ta không khỏi ngạc nhiên về sự kỳ diệu của cuộc sống. Một cô gái mù hai chín tuổi khát khao tình yêu, mỏi mòn chờ đợi phép lạ có ngời đàn ông thiên thần đến đón cô đi trong nụ hôn tình ái, giúp cô chấm dứt mọi nỗi đau khổ của cuộc đời chìm trong bóng tối. Ngời đàn ông ấy đã đến với cô không phải trong giấc mơ, không phải trong ảo tởng. Đó là một chàng trai hàng xóm mở lòng

trắc ẩn khi nghe tiếng khóc nức nở của cô gái tật nguyền. Cậu nhận ra từ trớc tới giờ cậu đã sống rất ích kỷ. "Thế giới của cậu thừa thãi ánh sáng và thừa thãi tiếng cời. Cậu không hề biết đến một thế giới chỉ toàn một màu đen ở ngay bên cạnh. Cậu bỗng có cảm giác ân hận, có thể vì cậu và những ngời bạn của cậu và những ngời khác nữa, trên cuộc đời này đã quá tham lam, đã nhìn thấy quá nhiều, đã lạm dụng ánh sáng để làm những điều xằng bậy, nên đã dồn đem tối cho một vài ngời bất hạnh nh cô hàng xóm mù xinh đẹp kia chăng?"(Làn môi đồng trinh). Sự thức tỉnh ấy quả là đáng quý bởi không phải ai cũng thấy đợc điều đó. Chỉ có những trái tim nhân hậu, biết đồng cảm với nỗi đau của kẻ khác mới có "một cảm giác mới lạ xâm chiếm tâm hồn", "cảm giác không thanh thản" trớc nỗi đau của ngời khác. Cuộc đời có quá nhiều cám dỗ, quá nhiều thú vui hoan lạc, ngời ta mải mê hởng thụ cho mình chứ mấy ai có đủ can đảm "dám cúi xuống bên một ngời tàn tật và mang đi trên đôi cánh tay hữu hạn của mình tình yêu cũng nh nỗi đau của một kiếp khác". Điều kỳ diệu xảy ra trong câu chuyện không dừng lại ở tấm lòng trắc ẩn của chàng trai khi giúp cô gái mù loà lấy lại niềm tin vào cuộc sống mà còn là sức cảm hoá diệu kỳ của cô gái mù, "khi đặt chiếc hôn lên môi ngời con gái mù loà ấy, cậu có cảm giác hoàn toàn thoát ly nhục thể (...) và khi cô gái lả đi trong tay cậu, cậu bỗng có cảm giác muốn đem lồng ngực rộng của mình ra che chở cho nàng (...). Cậu thầm cảm ơn cô, bởi vì trên làn môi ấy, chính làn môi đồng trinh nhạt màu ấy cậu đã đợc nếm trải cái hôn của chúa ban cho loài ngời". Trong truyện ngắn Máu của lá, ngời đọc lại biết đến những con ngời quên mình vì hạnh phúc của ngời khác, những con ngời không thanh thản nhắm mắt khi cha hoàn thành tâm nguyện với ngời ở lại. Tuân, ngời anh trai có cô em gái tật nguyền, trong giờ phút hấp hối không nói về mình, chỉ kể về cô em gái với ánh mắt cầu khẩn nhờ cậy ngời bạn thay mình đóng vai chàng trai ẩn danh viết th tình cho cô em gái - những bức th kéo dài sự sống. Và Huân, ngời bạn đã đợc trao gửi nhiệm vụ thiêng liêng, khi biết mình sắp chết cũng cố công tìm ngời thay thế. "Tìm ngời có đủ lòng tốt để kéo dài một công

việc khá kỳ quặc, nhẫn nại, thêu dệt những cuộc tình thơ mộng không để cho mình". Công việc hơi trái tự nhiên và khó tin kia lại là điều có thật ngay trong cuộc sống nặng "mùi tục luỵ", phố phờng đặc ngầu tiếng chửi thề văng tục. Những bức th ba ngời đàn ông thay nhau viết nh Chiếc lá cuối cùng có sức

mạnh cứu vớt một tâm hồn đa cảm đang hoang mang chống chếnh về lẽ sống.

Chiếc lá cuối cùng ấy còn đem lại cho ngời đọc niềm tin vào những điều

thánh thiện trong cuộc đời này. Trên những trang viết, Võ Thị Hảo luôn chỉ cho ngời đọc thấy những góc khuất trong đời sống xô bồ. Cái đói, cái rét cả nỗi cô đơn sẽ có thể vợt qua nếu con ngời tìm đợc sự cảm thơng nơi đồng loại. Hai con ngời đáng thơng nh "hai cái cây bị đánh bật hết rễ" trong truyện Ngời

gánh nớc thuê đã "biết tựa vào nhau để đỡ đần", họ tìm đợc hơi ấm tình ngời

trong những ngày tháng cuối cùng "ở trọ" trần gian. Sống không biết ngày mai sẽ ra sao, tơng lai đối với những ngời đàn bà có bàn tay "to xù và sần sùi nh tay đàn ông" không có gì khác với những ngày buồn thảm mà họ đang sống. Nhng cái làng Đẽo, "làng Goá" ấy vẫn sẽ tồn tại, sẽ là nơi gắn bó của những ngời đàn bà bất hạnh không còn chốn nơng thân. Cuộc sống nơi đây "không biết đến điện đóm, ti vi, nhà hàng, đặc sản" không có trờng lớp chữ nghĩa nh- ng ai đến đây cũng có cơm để ăn, có áo để mặc, có ngời để "khóc góp", "giỗ chung" cho vơi bớt nỗi nhọc nhằn đau khổ.

Thế giới hiện thực luôn tồn tại trong nó những mặt đối lập, con ngời chém giết lẫn nhau rồi yêu thơng nhau, ngời tốt lẫn kẻ xấu, vị ngọt ngào lẫn đắng chát... Tất cả những mặt nghịch dị ấy làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của cuộc sống. Sức hấp dẫn đó khiến ngay cả một vị s dù muốn lánh xa cõi đời cũng chạnh lòng. S Tuệ Giác trong Lửa lạnh đã chạy trốn khỏi cuộc đời, chạy trốn khỏi những ham muốn xác thịt "tôi nhìn thấy thằng tôi cuống cuồng bỏ chạy lên non. Mua một cuốc, một thuổng và lặc lè khuân một vựa sách", tu luyện hun đúc trong lửa lạnh. Nhng trớc một đôi mắt đa đoan, trớc cái nhìn bí ẩn của nữ thí chủ tinh quái "rắp đem sóng tình khuấy động cửa Thiền", nhà s "rợn ngời", "nửa vai trần rung lên trong áo cà sa", thảng thốt cất tiếng gọi "Tôi

không bỏ am đâu nhng đêm nay có trăng. Sao thí chủ không ở lại?". D âm của cuộc đời ngoài kia vẫn cha thôi xao động trong lòng vị s đã bỏ công tu luyện mời một năm. Khát vọng nhập thế ở một tâm hồn xuất thế không khiến ngời đọc nghi ngại, ngợc lại nó nh một sự khẳng định về khát vọng sống của con ngời, về vẻ đẹp vĩnh cửu của cuộc đời trần thế.

Võ Thị Hảo trong các truyện ngắn của mình đã bộc lộ một cái nhìn khá biện chứng về cuộc đời. Tác giả không cực đoan mà nhìn cuộc đời nh nó vốn có, sẵn sàng vạch trần cái xấu xa tàn ác dù cho nó đợc che đậy bằng những vỏ bọc tinh vi nhất. Nhng chính tác giả, hơn ai hết cũng lại cố công đi tìm để phát hiện ra những gì tốt đẹp, đáng trân trọng mong giữ cho ngời đọc còn lòng tin vào cuộc đời. Có thể chính điều này đã làm nên nét khác biệt của truyện ngắn Võ Thị Hảo trong số rất nhiều truyện ngắn của các tác giả khác.

2.1.2.2. Cái nhìn mới về con ngời trong truyện ngắn Võ Thị Hảo

Cái nhìn về con ngời trong truyện ngắn Võ Thị Hảo không nằm ngoài

quan niệm nghệ thuật về con ngời của truyện ngắn nói riêng và văn xuôi Việt Nam nói chung sau 1986. Nhng với vốn sống cộng với cá tính riêng của một

Một phần của tài liệu Truyện ngắn võ thị hảo trong bối cảnh đổi mới của truyện ngắn việt nam sau 1986 (Trang 31 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w