Kiến nghị với Bộ Tài Chính và Tổng cục thuế

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở việt nam hiện nay (Trang 81 - 89)

7. Kết cấu đề tài

3.3.2. Kiến nghị với Bộ Tài Chính và Tổng cục thuế

Để công tác quản lý thuế nói chung và công tác thanh tra, kiểm tra nói riêng đạt kết quả cao hơn nữa, xin đưa ra một số kiến nghị với Bộ Tài Chính và Tổng cục thuế như sau:

Một là, rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về thuế sao cho phù hợp và thống nhất:

Cần tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về thuế và quản lý thuế cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Trước khi ban hành văn bản hướng dẫn Luật thuế cần tham khảo ý kiến của đông đảo cán bộ thuế, những người trực tiếp tham gia quản lý thuế. Việc tham gia ý kiến đóng góp hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp quy về thuế hiện vẫn đang được tiến hành nhưng vẫn mang nặng tính hình thức, với thời gian nghiên cứu rất gấp nên hiệu quả chưa cao, chưa tập hợp được những đề xuất mang ý nghĩa thực tiễn tiến bộ. Trong thời gian tới, khi hàng loạt các quy định về thuế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cần phải được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước thì việc tham gia ý kiến đóng góp của cán bộ thuế lại càng mang ý nghĩa thiết thực, đòi hỏi phải tập trung và đi sâu vào thực tiễn thực hiện công tác quản lý thuế.

Thực tế ngành thuế nước ta hiện nay đang tồn tại hiện tượng có quá nhiều văn bản hướng dẫn chồng chéo, phức tạp, thiếu tính hệ thống, thậm chí cùng là văn bản hướng dẫn của Tổng cục thuế nhưng lại có nội dung không thống nhất, hay trái ngược nhau. Điều này gây khó khăn trực tiếp cho người nộp thuế khi muốn thực hiện đúng nghĩa vụ thuế của mình và khó khăn cho cả cán bộ thuế khi thực hiện theo văn bản hướng dẫn. Điển hình nhất vẫn là hệ thống Luật, Nghị định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn liên quan đến thuế thu nhập cá nhân. Có quá nhiều thông

tư, công văn hướng dẫn của Bộ Tài Chính và Tổng cục thuế với nội dung liên tục sửa đổi, bổ sung hay thay đổi về mẫu biểu, cách thức hoàn thuế, bù trừ thuế, nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế... gây ra những phản ứng thiếu tích cực từ phía người dân. Hệ thống văn bản liên quan đến thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp cũng liên tục thay đổi khiến cho doanh nghiệp khó theo dõi và thực hiện cho đúng. Công tác quản lý thuế nói chung và thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng cũng bị ảnh hưởng.

Hai là, tăng cƣờng lực lƣợng cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế:

Do số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng nhanh cùng với sự đa dạng, phong phú, phức tạp của các loại hình, ngành nghề kinh doanh nên công tác thanh tra, kiểm tra thuế ngày càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế được bổ sung hàng năm rất ít, không đủ nhân lực để thực hiện tốt công việc được giao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế hàng năm chưa cao

Ba là, xây dựng hệ thống phần mềm nối mạng toàn quốc về lƣu trữ và tra cứu thông tin hồ sơ khai thuế của ngƣời nộp thuế:

Hiện nay, các Cục thuế chỉ có thể lưu trữ và tra cứu thông tin hồ sơ khai thuế của người nộp thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố do Cục thuế quản lý. Thực tế, hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của người nộp thuế lại trải rộng trên phạm vi quốc gia, thậm chí quốc tế. Sự hạn chế về công nghệ thông tin trong nội bộ ngành thuế đang cản trở công tác quản lý thuế và thanh tra thuế đối với người nộp thuế. Ví dụ như bảng kê hàng hoá dịch vụ mua vào, bán ra kèm theo tờ khai thuế giá trị gia tăng đã được mã vạch hoá nhưng chưa có phần mềm nhận dữ liệu đủ lớn để lưu trữ các thông tin này. Các cơ quan thuế muốn thực hiện xác minh hoá đơn phải gửi công văn yêu cầu cơ quan thuế nơi quản lý người nộp thuế trả lời xác minh, gây mất thời gian và tốn nhiều công sức.

Do vậy, kiến nghị Tổng cục thuế xây dựng trung tâm lưu trữ thông tin với hệ thống phần mềm cho phép lưu trữ và tra cứu, khai thác dữ liệu về người nộp thuế

được nối mạng nội bộ ngành thuế trên toàn quốc để phục vụ thiết thực cho công tác quản lý và thanh tra thuế.

Bốn là. kiến nghị Tổng cục thuế sớm ký kết quy chế phối hợp giữa Tổng cục thuế và Tổng cục hải quan:

Việc ký kết quy chế phối hợp giữa Tổng cục thuế và Tổng cục hải quan có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình chống gian lận thuế, gian lận thương mại. Khi quy chế này được thực hiện, việc xây dựng phần mềm kết nối mạng giữa Tổng cục thuế và Tổng cục hải quan được xúc tiến, cán bộ hai ngành đều có thể tra cứu thông tin xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, phối hợp trong việc truy thu thuế hay hoàn thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu cho doanh nghiệp.

Hiện nay, cơ quan hải quan thực hiện thu thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu của doanh nghiệp. Nhưng khi doanh nghiệp nộp thừa, nộp sai thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu thì cơ quan thuế có trách nhiệm giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn cho cơ quan thuế khi cơ quan thuế không thực thu nhưng phải thực hiện hoàn thuế.

Đồng thời, dữ liệu về thực xuất, thực nhập hàng hoá của doanh nghiệp được thể hiện trên hệ thống phần mềm sẽ giúp cán bộ thuế nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách chính xác, tránh hiện tượng doanh nghiệp kê khai trốn doanh thu xuất khẩu. Hiện tượng doanh nghiệp đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng cho hàng hoá xuất khẩu trong khi chưa thực xuất, chưa hoàn thành thủ tục hải quan, chưa đáp ứng điều kiện để được hưởng thuế suất thuế giá trị gia tăng đầu ra 0% sẽ được kiểm soát tối đa.

Năm là, tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuế:

Kiến nghị Tổng cục thuế thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về quản lý thuế và thanh tra thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các chuyên gia thuế nước ngoài. Mời chuyên gia nước ngoài giảng dạy trực tiếp các chương trình thanh tra thuế nâng cao cho cán bộ thuế nhằm bắt kịp với kinh nghiệm và kỹ thuật thanh tra tiên tiến của nước bạn.

Cử cán bộ thuế có trình độ chuyên môn giỏi, cam kết thời gian cống hiến lâu dài cho ngành thuế tham gia các chương trình du học, chương trình trao đổi, chương trình đào tạo ngắn hạn, dài hạn về thuế ở nước ngoài, nhất là các nước đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với Việt Nam.

Kết quả hoạt động chống gian lận thuế qua định giá chuyển nhượng, một hoạt động có liên quan đến các cơ sở kinh doanh nước ngoài và cơ quan thuế nước ngoài, phụ thuộc khá nhiều vào khả năng hợp tác quốc tế của cơ quan thuế Việt Nam. Thông qua việc trao đổi thông tin thuế với cơ quan thuế nước ngoài, cơ quan thuế Việt Nam sẽ nắm được những chứng cứ, tài liệu để đấu tranh chống gian lận thuế qua định giá chuyển nhượng. Sự hợp tác hiệu quả giữa cơ quan thuế Việt Nam và cơ quan thuế nước ngoài sẽ giúp chống thất thu thuế trong lĩnh vực thương mại quốc tế cũng như tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Do đó, trong thời gian tới, cơ quan thuế Việt Nam cần xúc tiến soạn thảo, đàm phán các điều ước quốc tế, các hiệp định song phương hoặc đa phương về thuế; tăng cường trao đổi thông tin thuế với cơ quan thuế các nước, hợp tác chống gian lận thuế quốc tế.

KẾT LUẬN.

Cùng với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước, ngành Thuế Việt Nam đã có những bước chuyển đổi nhằm thích ứng với tình hình thực tiễn. Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế cũng đã và đang đổi mới theo xu thế trên, đã có sự biến chuyển cả về phương pháp hoạt động và lực lượng thanh tra nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra, nâng cao ý thức trách nhiệm của của đối tượng nộp thuế trong hoạt động thực thi pháp luật thuế.

Thông qua những nội dung đã phân tích như trên, tác giả đã cố gắng bám sát đề tài và đã làm sáng tỏ được cơ sở lý luận về hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế và đánh giá được tình hình thực tiễn hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế trong công tác quản lý thuế ở Việt Nam thời gian qua, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế của hoạt động này.

Dựa trên tình hình thực tiễn đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan quản lý thuế.

Thuế là nguồn thu chủ yếu cho Ngân sách Nhà nước để duy trì và phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, thực hiện các chính sách điều tiết vĩ mô và thực hiện công bằng xã hội. Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế là một hoạt động quan trọng góp phần tăng nguồn thu về ngân sách và có liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ban ngành, do đó việc tiếp tục đổi mới hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế để nâng cao hiệu quả là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách…

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Vân Anh (2008), Một số biện pháp đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong điều kiện thực hiện Luật Quản lý thuế ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

2. Lê Thu Anh (2006), Quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác

thanh tra, kiểm tra thuế, Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh (MBA), Viện công

nghệ Châu Á (AIT), Thái Lan.

3. Bộ Tài Chính (2003), Quyết định số 189/2003/QĐ-BTC ngày 14/11/2003 của Bộ Tài chính về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục

thuế trực thuộc Tổng cục Thuế, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2003), Quyết định số 1682 TCT/QĐ-TCCb ngày 14/11/2003 của Tổng cục Thuế quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Chi

cục Thuế trực thuộc Cục thuế, Hà Nội.

5. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 48/2007/QĐ-BTC ngày 15/06/2007 của Bộ Tài chính quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Ban và

Văn phòng thuộc Tổng cục Thuế, Hà Nội.

6. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 489/2007/QĐ-BTC ngày 15/06/2007 của Bộ Tài chính quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Cục thuế

trực thuộc Tổng cục Thuế, Hà Nội.

7. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 729/QĐ-TCT ngày 18/06/2007 của Tổng cục thuế quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Chi cục

thuế trực thuộc Cục Thuế, Hà Nội.

8.Chính phủ (2001), Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 06/12/2004 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính

nhà nước giai đoạn 2001-2010, Hà Nội.

9.Chính phủ (2004), Quyết định số 201/2004/QĐ- TTg ngày 06/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình cải cách hệ thống thuế đến

10. Chính phủ (2007), Quyết định số 76/2007/QĐ-TTg ngày 28/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

của Tổng cục thuế trực thuộc Bộ Tài chính, Hà Nội.

11. Diễn đàn doanh nghiệp (2008), Thanh tra thuế: Không chỉ xử lý vi phạm của doanh nghiệp.

12. Nguyễn Đẩu (2005), Hiện đại hoá công tác thanh tra thuế - Kinh nghiệm

quốc tế và giải pháp cho Việt Nam, Tạp chí Thuế Nhà nước, kỳ 2 tháng 2.

13. Hoàng Thị Giang (2004), Cơ chế tự khai, tự nộp thuế ở Việt Nam, Tài chính doanh nghiệp, số 11.

14.Học Viện Tài Chính(2008), Giáo trình Nghiệp vụ Thuế,Tài chính, Hà nội. 15. Phương Hạnh (2003), Tự kê khai, tự nộp thuế - Những điều cần biết, Thuế quốc tế (Lưu hành nội bộ), số 2.

16.Học Viện Tài Chính(2008), Giáo trình Nghiệp vụ Thuế,Tài chính, Hà nội. 17. Nguyễn Vân Hùng (2007), Cải thiện dịch vụ công trong cơ quan thuế để

nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Tài

chính, Hà Nội.

18. Nguyễn Huy Hồng (2007), Vận dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Luận án thạc sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Kim Hồng (2008), Nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế, Báo Hà Giang điện tử số ngày 30/06/2008.

20. Nguyễn Thị Liên (2004), Hậu kiểm trong quy trình tự tính, tự khai, tự

nộp thuế, Thuế Nhà nước, số 9

21. Nguyễn Văn Ninh (2005), Cải cách quản lý thuế và hiện đại hoá ngành thuế, Thuế Nhà nước, kỳ 1 tháng 1.

22. Hoàng Phê (2000), Từ Điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng

23. Nguyễn Thị Lan Phương (2008), Nâng cao tính tuân thủ của đối tượng

nộp thuế trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện

24. Quỹ tiền tệ quốc tế (2002), nâng cao tính tuân thủ của đối tượng nộp thuế - Nghiên cứu kinh nghiệm các nước, Mỹ

25. Quốc hội (2010), Luật Thanh Tra 2010, Hà nội

26. Tổng cục thuế (2005), 60 năm xây dựng và phát triển 1945-2005, Nxb Tài chính, Hà Nội.

27. Tổng cục thuế (2004), Báo cáo kết quả khảo sát tại Vương Quốc Anh về công tác quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế, hà Nội.

28. Tổng cục thuế (2004), Quyết định số 1270/TCT/QĐ-HTQT ngày 16/08/2004 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy chế công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế, Hà Nội.

29. Tổng cục Thuế (2004), Quyết định số 1322 TCT/QĐ-HTQT ngày 30/08/2004 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp thực hiện cơ chế tự kê khái, tự nộp thuế, Hà Nội.

30. Tổng cục Thuế (2005), Quyết định số 1166 TCT/QĐ-HTQT ngày 31/10/2005 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, Hà Nội.

31. Tổng cục Thuế (2008), Quyết định số 528 /QĐ-TCT ngày 29/05/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình kiểm tra thuế, Hà Nội.

32. Tổng cục Thuế (2009), Quyết định số 460 /QĐ-TCT ngày 05/05/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình thanh tra thuế, Hà Nội.

33. Tổng cục Thuế (2005), Đề án “ Xây dựng mô hình quản lý Thuế theo cơ chế người nộp thuế tự khai, tự nộp thuế”, Hà Nội.

34. Tổng cục Thuế (2006), Đề án “Đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác quản lý Thuế năm 2005 để thực hiện kế hoạch cải cách hiện đái hoá hệ thống thuế giai đoan 2005-2010”, Hà Nội

35. Tổng cục Thuế(2010), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2009; phương hướng và biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2010 cơ quan Tổng cục Thuế, Hà Nội.

36. Tổng cục Thuế (2011), Báo cáo Tổng kết công tác thuế năm 2010; chương trình, nhiệm vụ công tác thuế năm 2011 cơ quan Tổng cục Thuế, Hà Nội.

37. Tổng cục Thuế (2007-2010), báo cáo kết quả công tác thanh tra, kiểm tra ngành Thuế 2007-2010, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở việt nam hiện nay (Trang 81 - 89)