Cơ cấu và chức năng nhiệm vụ của cơ quan thanh tra, kiểm tra thuế trong

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở việt nam hiện nay (Trang 40)

7. Kết cấu đề tài

2.1.1. Cơ cấu và chức năng nhiệm vụ của cơ quan thanh tra, kiểm tra thuế trong

thuế trong bộ máy quản lý Thuế ở Việt Nam

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của thanh tra, kiểm tra Thuế

Nguồn: Tổng cục thuế, Bộ Tài chính

CHI CỤC THUẾ

Thanh tra thuế 12 vụ chức năng TỔNG CỤC THUẾ CỤC THUẾ - Các phòng thanh tra - Các phòng kiểm tra Các phòng chức năng

Các đội chức năng - Các đội kiểm tra

BỘ TÀI CHÍNH

- Các VP đại diện - Các cục, trường

Nhìn vào sơ đồ trên ta có thể hình dung được tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra thuế ở Việt Nam được tổ chức theo hệ thống dọc từ cấp cao xuống cấp thấp. Thanh tra, kiểm tra thuế được chia thành 3 cấp, mỗi một cấp có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng, cụ thể như sau:

* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Tổng cục Thuế

-Vị trí và chức năng:

Thanh tra Tổng cục Thuế là tổ chức thuộc Tổng cục Thuế, thực hiện chức năng thanh tra thuế, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế; thanh tra giải quyết tố cáo về hành vi trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế trong phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục Thuế.

Thanh tra Tổng cục Thuế chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và sự chỉ đạo về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính.

Thanh tra Tổng cục Thuế có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.

- Nhiệm vụ và quyền hạn.

Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính các chiến lược, kế hoạch dài hạn và trung hạn về công tác thanh tra, kiểm tra thuế, lên kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm đối với người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế.

Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế, giải quyết tố cáo về việc trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch đã được duyệt; hoặc đột xuất theo yêu cầu của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế hoặc của cấp có thẩm quyền.

Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra cơ quan thuế các cấp triển khai thực hiện các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ, kỹ năng về kiểm tra thuế, thanh tra thuế, giải quyết tố cáo về việc trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế.

Chỉ đạo triển khai việc thu thập, xử lý, sử dụng thông tin từ người nộp thuế, cơ quan thuế và từ bên thứ ba thuộc lĩnh vực quản lý.

Tổ chức phân tích đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, xác định các lĩnh vực rủi ro, chỉ đạo cơ quan thuế các cấp thực hiện thanh tra thuế; trực tiếp hoặc hỗ trợ các Cục thuế thanh tra các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn, doanh nghiệp có quy mô kinh doanh đa dạng, phức tạp, công ty đa quốc gia.

Tổ chức phúc tra kết quả thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan thuế các cấp theo kế hoạch hoặc khi có đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh tra thuế.

Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành, hoặc huỷ bỏ những quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật, hoặc kiến nghị việc sửa đổi bổ sung các chế độ, chính sách không còn phù hợp được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế.

Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thuế của Tổng cục Thuế.

Là đầu mối đề xuất cử giám định viên thực hiện giám định tư pháp về thuế theo quy định của pháp luật.

Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế, giải quyết tố cáo về việc trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế trong toàn ngành; nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế, giải quyết tố cáo về việc trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao. - Cơ cấu tổ chức

Thanh tra Tổng cục Thuế có Vụ trưởng vụ Thanh tra, một số Phó phó vụ trưởng và một số phòng chức năng.

Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thanh tra Thuế; Phó vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và Tổng cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công phụ trách.

Thanh tra Tổng cục Thuế có các phòng: 1. Phòng Thanh tra thuế doanh nghiệp lớn.

2. Phòng Thanh tra thuế doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3. Phòng Tổng hợp và Thanh tra thuế các đối tượng khác. 4. Phòng Phúc tra, Giải quyết tố cáo và Giám định về thuế.

Nhiệm vụ cụ thể của các phòng do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định.

* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra, Kiểm tra Cục Thuế

- Phòng thanh tra thuế:

Phòng Thanh tra thuế thuộc cục Thuế thực hiện các chức năng thanh tra chuyên ngành thuế trong phạm vi quản lý nhà nước địa phương của Cục Thuế.

Phòng Thanh tra thuế chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Cục trưởng Cục Thuế và chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của thanh tra Tổng cục thuế.

Phòng Thanh tra thuế có nhiệm vụ giúp Cục trưởng Cục thuế triển khai thực hiện công tác thanh tra người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế, giải quyết các tố cáo về hành vi gian lận, trốn lậu thuế của người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế.

Phòng Thanh tra thuế thuộc cục thuế có Trưởng phòng thanh tra và các phó phòng thanh tra cùng với chuyên viên chính và kiểm soát viên chính, chuyên viên và kiểm soát viên thuộc biên chế của phòng thanh tra thuế. Lực lượng cán bộ của

phòng Thanh tra thuế thường là chuyên viên chính hoặc kiểm soát viên chính hay thanh tra viên thuế.

- Phòng Kiểm tra thuế:

Phòng Kiểm tra thuế thuộc hệ thống tổ chức thanh tra, kiểm tra thuế là đơn vị thuộc Cục thuế, thực hiện các chức năng kiểm tra chuyên ngành thuế trong phạm vi quản lý địa phương của Cục thuế.

Phòng Kiểm tra thuế chịu sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của Cục trưởng cục thuế và chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của thanh tra Tổng cục thuế.

Phòng Kiểm tra thuế có nhiệm vụ giúp Cục trưởng Cục thuế kiểm tra, giám sát kê khai thuế của người nộp thuế, chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế.

Phòng Kiểm tra thuế thuộc Cục thuế có Trưởng phòng và các Phó phòng cùng với các chuyên viên chính, kiểm soát viên chính, chuyên viên, hoặc kiểm soát viên thuộc biên chế của Phòng kiểm tra thuế.

Việc sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra thuế đều phụ thuộc vào tình hình cụ thể thực tế tại từng địa phương mà đại diện là các Cục thuế. Hiện nay, ở các địa bàn lớn như thủ đô Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh đều có không quá 06 phòng Kiểm tra và khoảng 04 phòng Thanh tra, tuy nhiên số lượng phòng có thể thay đổi tuỳ thuộc vào số lượng doanh nghiệp tăng giảm hoặc phục thuộc vào chỉ tiêu thu nộp Ngân sách để Cục thuế có quyết định bố trí phòng ban phù hợp với yêu cầu đặt ra. Ví dụ theo quy định của Nhà nước nếu số thu của Cục thuế có số thu nộp Ngân sách hàng năm nhỏ hơn 3.000 tỷ đồng (không tính thu thuế từ khai thác tài nguyên và đất đai) hoặc số doanh nghiệp nằm trong sự quản lý của Cục Thuế nhỏ hơn 2.000 sẽ không được bố trí quá 02 phòng Thanh tra và 03 phòng Kiểm tra.

* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kiểm tra Chi cục thuế

Tại các Chi cục Thuế không tổ chức Đội thanh tra mà chỉ thành lập Đội kiểm tra; đội kiểm tra thực hiện chức năng quản lý thuế đối với các doanh nghiệp thuộc địa bàn được phân công quản lý.

Đội kiểm tra thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế. Đội kiểm tra thuế chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Chi cục trưởng Chi cục Thuế và sự chỉ đạo về nghiệp vụ kiểm tra của Phòng kiểm tra Cục thuế. Đội kiểm tra có Đội trưởng, các Phó Đội trưởng và cán bộ kiểm tra thuế thuộc biên chế của Chi cục thuế.

2.1.2. Lực lƣợng thanh tra, kiểm tra đối tƣợng nộp thuế ở Việt nam

Suốt hơn một thập kỷ qua, ngành thuế không ngừng đẩy mạnh công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuế về nghiệp vụ, phong cách ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, ngoại ngữ, ứng dụng tin học... Đặc biệt, sau khi Luật Quản lý thuế ra đời, ngành thuế đã hình thành hệ thống quản lý thuế theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp, tạo điều kiện áp dụng, phát triển ứng dụng tin học vào từng chức năng quản lý và hạn chế tiêu cực do cách quản lý khép kín gây ra. Cán bộ công chức được bố trí, sắp xếp lại, đã và đang được đào tạo, đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên sâu trong từng lĩnh vực. Thông qua việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy, đã luân chuyển, luân phiên được hơn 30.000 lượt người vào các vị trí công tác mới; ngoài ra, còn giảm được 2.838 đầu mối không cần thiết.

Nhằm mục đích thực hiện tốt chỉ đạo của Bộ Tài chính trong công tác quản lý thuế nói chung và công tác thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng, ngoài việc tập trung tăng cường số lượng đội ngũ cán bộ thuế có trình độ cao, ngành thuế đã chú trọng hơn vào việc nâng cao chất lượng cán bộ thông qua hình thức đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thuế theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp, bồi dưỡng kỹ năng quản lý thuế đối với từng ngạch công chức, theo từng chức năng quản lý thuế,

ngoài đào tạo về chuyên môn đã triển khai đào tạo về đạo đức nghề nghiệp và văn hoá ứng xử của cán bộ, công chức thuế. Đã có hơn 80 nghìn lượt cán bộ, công chức được đào tạo, trong đó có gần 70 nghìn lượt đào tạo chuyên môn nghiệp vụ quản lý thuế, khoảng gần 10 nghìn lượt đào tạo về tin học, đào tạo tại nước ngoài theo các chương trình hợp tác quốc tế, đào tạo lý luận chính trị, quản lý nhà nước, đào tạo về ngoại ngữ. Đặc biệt đã phối hợp với Thanh tra Chính phủ để đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình thanh tra cơ bản cho gần 1.000 cán bộ làm công tác thanh tra.

Nhận thức thanh tra, kiểm tra là một chức năng cực kỳ quan trọng trong công tác quản lý thuế. Vì vậy ngay từ khi thành lập, Tổng cục Thuế đã chú trọng xây dựng hệ thống thanh tra trong phạm vi cả nước. Lực lượng thanh tra ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, khi triển khai áp dụng cơ chế tự khai tự nộp thuế trên toàn quốc, do chức năng thanh tra, kiểm tra được tăng cường và ngành thuế có điều kiện để bố trí, sắp xếp nguồn lực hiệu quả nên một số lượng lớn công chức thuế có trình độ chuyên môn cao được ưu tiên tăng cường cho lực lượng thanh tra, kiểm tra.

Tính đến 31/12/2013, tổng số công chức thuế làm công tác thanh tra, kiểm tra là 8.546 người, chiếm 20,57% tổng số cán bộ ngành thuế, trong đó số cán bộ thanh tra là: 1.286 người (chiếm 15,05% tổng số cán bộ thanh tra, kiểm tra), số cán bộ kiểm tra là: 7.260 người (chiếm 84,95% tổng số cán bộ thanh tra, kiểm tra). Ngoài lực lượng nòng cốt này, hàng năm tuỳ theo yêu cầu quản lý và tình hình thực tế, hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế còn được bổ sung một lượng tương đối lớn công chức từ các bộ phận nghiệp vụ cho công tác phối hợp kiểm tra, thanh tra hoàn thuế GTGT, kiểm tra quyết toán thuế...

Với ưu thế về số lượng, chất lượng và cơ cấu như vậy, lực lượng thanh tra thuế đã đáp ứng được phần lớn các yêu cầu đa dạng của hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị mà ngành thuế đặt ra trong thời gian này.

nhưng lực lượng thanh tra, kiểm tra thuế vẫn còn mỏng (chiếm 20,57 % trong tổng số cán bộ thuế). Ở các nước trong khu vực và thế giới thường từ 25% đến 30%. Thực tế cho thấy đối tượng quản lý thuế tăng lên rất nhanh nhưng biên chế cán bộ ngành thuế tăng lên không đáng kể. Mặc dù các Cục thuế đã quan tâm nhiều đến công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhưng do khó khăn chung về biên chế cán bộ nên việc tăng cường cán bộ để phục vụ cho công tác này còn nhiều hạn chế. Cục thuế Bình Dương, Đà Nẵng bình quân mỗi cán bộ kiểm tra từ 90-130 hồ sơ thuế một tháng; ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội là 160-200 hồ sơ khai thuế.

Bên cạnh đó, trình độ cán bộ thanh tra còn yếu so với yêu cầu thực tế, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý hiện đại, số lượng chuyên viên chính, kiểm soát viên chính ở các phòng thanh tra ít (ở Hà Nam, Lai Châu, Trà Vinh phòng thanh tra chỉ có 5 đến 6 người). Tại Thanh tra Tổng cục Thuế có 56 người trong đó 3 người là thanh tra viên cao cấp, 5 người là chuyên viên chính, 18 thanh tra viên chính, 3 kiểm soát viên chính, 27 thanh tra viên.

Mặc dù Tổng cục Thuế đã rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ thuế nói chung và cán bộ thanh tra, kiểm tra nói riêng song nhìn chung trình độ chuyên môn của cán bộ thanh tra, kiểm tra các cấp còn thấp. Ở tất cả các cấp, cán bộ thuế còn rất yếu về kỹ năng và nghiệp vụ thanh tra và về khả năng sử dụng các thiết bị tin học, trình độ ngoại ngữ kém nên không chú ý nhiều đến mảng có vốn đầu tư nước ngoài. Số lượng cán bộ trẻ thiếu kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra lớn (do chiến lược cải cách ngành thuế, những năm vừa qua ngành đã tuyển dụng hơn 1.000 cán bộ trẻ). Thậm chí một số cán bộ thanh tra, kiểm tra còn chưa nắm vững chính sách thuế, chưa thành thạo về kế toán doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp để phát hiện các gian lận về thuế. Ngoài ra, phong cách ứng xử của một số cán bộ thanh tra, kiểm tra chưa văn minh, lịch sự, cách thức làm việc thiếu tính khoa học và chuyên nghiệp.

2.2. Tình hình hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tƣợng nộp thuế ở Việt Nam

Trên cơ sở kế hoạch thanh tra, kiểm tra do cơ quan thuế phê duyệt, theo đề nghị của thanh tra thuế các cấp, cơ quan thuế tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra. Khi xem xét thực trạng thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế người ta thường xem xét ở hai khía cạnh chính như sau:

2.2.1. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về chế độ, sổ sách, chứng từ kế toán chứng từ kế toán

Đây là một khâu rất quan trọng trong quá trình thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra, nếu doanh nghiệp có hệ thống sổ sách chứng từ kế toán đảm bảo yêu cầu của chế độ kế toán, ghi chép trung thực đầy đủ, kịp thời, rõ ràng các nghiệp vụ phát sinh đúng với tình hình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp thì khi tiếp cận tìm hiểu số liệu của đoàn thanh tra, kiểm tra sẽ gặp thuận lợi.

Theo báo cáo của thanh tra, kiểm tra thuế trong những năm gần đây hầu hết

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở việt nam hiện nay (Trang 40)