7. Kết cấu đề tài
2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tồn tại, hạn chế trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế, nhưng có một số nguyên nhân chủ yếu sau:
* Nguyên nhân thứ nhất: về cơ chế, chính sách
- Việt Nam đang trên con đường chuyển đổi, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Nhà nước đã chủ động ban hành Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành nhưng thực sự vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn, chẳng hạn tháng 7 năm 2007 Quốc hội ban hành Luật quản lý thuế nhưng các văn bản hướng dẫn kiểm tra thi hành luật thì phải đến tháng 5 năm 2008
mới ban hành và quy trình thanh tra thuế phải đến năm 2009 mới có... điều đó đã gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan thuế khi thực hiện hoạt động thanh tra , kiểm tra thuế.
- Việc ban hành các sắc thuế còn thiếu tính rõ ràng, đôi khi cùng một nghiệp vụ nhưng có thể bị điều chỉnh bởi các sắc thuế khác nhau, chính sách thuế còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, tỷ lệ thuế suất còn nhiều mức, gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế.
Chức năng và quyền hạn của thanh tra, kiểm tra thuế còn bị bó hẹp, pháp luật xử phạt về vi phạm thuế còn hạn chế, có phần còn buông lỏng nên các đối tượng vi phạm thuế chưa thực sự thấy e ngại khi vi phạm luật thuế...
* Nguyên nhân thứ hai: về nội bộ ngành thuế
Trong những năm gần đây, ngành Thuế Việt Nam đã thực hiện cải cách, củng cố và hiện đại hoá công tác quản lý thuế, tuy vậy vẫn còn rất nhiều điều chưa hợp lý đã tác động không tốt đến hoạt động của ngành Thuế nói chung và hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng như:
-Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra còn thiếu: Mặc dù ngành thuế đã cố gắng hiện đại hoá bằng nhiều chương trình phần mềm để phục vụ công tác lưu trữ và cập nhật số liệu của ngành, nhưng thực tế cho thấy, các phần mềm hoạt động độc lập với nhau, khi muốn có dữ liệu cán bộ thanh tra phải tìm hiểu ở nhiều ứng dụng khác nhau rất mất thời gian và hay xảy ra sai sót, khi các doanh nghiệp nộp các loại báo cáo về cơ quan thuế thì cơ quan này cũng không đủ nhân lực để nhập số liệu lưu lại vì hiện tại công tác nộp báo cáo vẫn bằng thủ công, in trên bản cứng là chủ yếu.
-Lãnh đạo ngành thuế chưa thực sự sát sao và không kiểm soát được sai sót do quá trình nhập lưu số liệu do cán bộ thuế thực hiện, nhiều thông báo phạt thuế gửi về đơn vị không sai phạm, khi họ khiếu nại, thắc mắc thì cán bộ quản lý thuế mới tìm hiểu lại nguyên nhân...
-Trình độ của cán bộ thuế trong đó có cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý thuế trong giai đoạn hiện nay cả về năng
lực chuyên môn lẫn phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Nhiều người không biết sử dụng máy tính, phần lớn không có trình độ ngoại ngữ cần thiết hoặc không có ngoại ngữ, trong quá trình tác nghiệp còn hay có thái độ sách nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp..
-Lực lượng cán bộ thanh tra, kiểm tra còn thiếu chỉ chiếm khoảng 20,57% tổng số cán bộ công nhân viên ngành thuế trong khi đó tỷ lệ này ở một số nước là 30%, công tác triển khai thanh tra, kiểm tra còn đạt chỉ tiêu chưa cao so với kế hoạch đặt ra.
-Quy trình làm việc của đoàn thanh tra, kiểm tra chưa rõ ràng, mặc dù đây là một yêu cầu rất quan trọng quyết định đến hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra.
-Công tác tuyên truyền, hướng dẫn thuế từ cơ quan quản lý thuế cho đối tượng nộp thuế còn nhiều hạn chế, thông tin về pháp luật thuế trong rất nhiều trường hợp không đến được với người nộp thuế.
* Các nguyên nhân khác
Ngoài nguyên nhân do cơ chế chính sách của Nhà nước và do nội bộ ngành Thuế, chúng ta có thể thấy một số nguyên nhân khác dẫn đến hạn chế hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế như:
-Trình độ nhận thức về pháp luật thuế của người nộp thuế còn chưa cao, chưa thực sự tự nguyện và nghiêm túc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. Vẫn tìm cách trốn lậu thuế, trục lợi tiền thuế.
-Sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành, địa phương còn chưa chặt chẽ, chưa tạo điều kiện để hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế phát huy tối đa chức năng và nhiệm vụ của mình.
Chƣơng 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA ĐỐI TƢỢNG NỘP THUẾ Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI
3.1. Bối cảnh nền kinh tế hiện tại và ảnh hƣởng của nó đến công tác thanh tra, kiểm tra thuế
Kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn trải nghiệm những thách thức quan trọng nhất của cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Cơ chế thị trường đòi hỏi phải được áp dụng toàn diện hơn và sâu sắc hơn trong mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu hơn, toàn diện hơn, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đem lại nhiều cơ hội to lớn cũng như đặt ra không ít thách thức đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Có thể nói đó là những “luồng gió mát” cho những cá nhân, tập thể nào kịp thời thay đổi, thích nghi với môi trường mới nhưng cũng là một thách thức, khó khăn vô cùng lớn lao cho những tổ chức, cá nhân nào đã và đang chậm trễ chuyển mình trong giai đoạn chuyển đổi này.
Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu và mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây ở mức thấp so với kế hoạch năm năm (2011-2015). Các năm 2012,2013,2014 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đều ở mức dưới 6%/ năm, nợ công của Việt Nam ở mức cao, nợ xấu tại các Ngân hàng Thương mại cũng ở mức báo động. Quý I năm 2015, tốc độ tăng GDP đã vượt 6%, nhưng nhìn chung nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn do những biến động khó lường của nền kinh tế toàn cầu và những khó khăn trong nước.
Việt Nam đã bước vào giai đoạn mới của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, đã bước đầu thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế. Thể chế kinh tế thị trường tiếp tục được hoàn thiện, nền kinh tế bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi ổn định và phát triển theo hướng bền vững.
Là một bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế cho nhà nước, Ngành Thuế Việt Nam nói chung, hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng cũng đứng trước nhiều cơ hội thuận lợi cũng như khó khăn, thách thức.
* Những thuận lợi cơ bản:
- Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã thấy rõ vị trí của ngành tài chính, thuế trong tiến trình cải cách và có sự chỉ đạo, quan tâm rất sát sao. Ngành Thuế đã được Chính phủ chọn làm trọng tâm trong chương trình Tổng thể cải cách hành chính của Chính phủ.
- Chính phủ đã quyết định cho ngành Thuế được thực hiện thí điểm cơ chế cơ sở kinh doanh tự khai, tự nộp thuế. Thực hiện các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế mới theo cơ chế này đã bước đầu phát huy tác dụng nâng cao được chất lượng công tác quản lý thuế và tạo thuận lợi cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
- Ngành thuế cả nước đã thực hiện thành công cải cách thuế ở những bước đầu tiên, trong đó có đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra thuế, đã trưởng thành trong thời kỳ đổi mới, có truyền thống đoàn kết nhất trí, có ý thức tổ chức kỷ luật và quyết tâm cao trong việc thực hiện thắng lợi mục tiêu cải cách đã đặt ra.
- Cấp uỷ và chính quyền các cấp đã và đang chỉ đạo cải cách các thủ tục hành chính gắn với việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành nói chung, ngành thuế nói riêng, trong đó có hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế .
- Ngành thuế đã được Nhà nước khoán chi, trên cơ sở đẩy mạnh khai thác nguồn thu, chống thất thu ngân sách Nhà nước tạo điều kiện cho ngành thuế chủ động được nguồn lực tài chính để phục vụ cho quá trình cải cách và hiện đại hoá công tác quản lý thuế. Trong bối cảnh ấy, vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra thuế được nâng lên, điều kiện hoạt động tiếp tục được cải thiện.
- Cùng với quá trình đổi mới và hội nhập, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã xác định và thực thi có hiệu quả chiến lược kinh doanh, văn hoá kinh doanh của mình. Nhận thức về hệ thống thuế, về nghĩa vụ nộp thuế, về trách nhiệm giải trình với cơ quan thanh tra, kiểm tra thuế đã và đang dần tăng lên ở nhiều doanh nghiệp.
- Nhiều nước trên thế giới và trong khu vực đã thực hiện cải cách và hiện đại hoá công tác quản lý thuế trong đó có hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế thành công và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm công cuộc cải cách thuế với Việt Nam.
* Những khó khăn, thách thức.
-Phải sửa đổi và xây dựng cơ chế chính sách thuế sao cho phù hợp với các quy định của WTO, trong đó có việc tổ chức thanh tra, kiểm tra thuế. Thanh tra, kiểm tra thuế phải đổi mới mạnh mẽ hoạt động theo các chuẩn mực quốc tế, phù hợp với thực tế của Việt Nam. Phải có được hệ thống chế độ, chính sách và pháp luật thuế, các quy định pháp lý về thanh tra, kiểm tra thuế sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế mà vẫn đảm bảo không thiệt hại cho đất nước....
-Trình độ của cán bộ ngành thuế là một yếu tố quan trọng và bao hàm nhiều thách thức lớn trong tiến trình hội nhập. Các cán bộ làm công tác quản lý thuế của Việt Nam thường hạn chế về kinh nghiệm, kiến thức kinh tế thị trường, ngoại ngữ.
-Đối mặt với nhiều hình thức, thủ đoạn chiếm đoạt thuế mang tầm quốc tế. - Số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang tăng lên nhanh chóng với nhiều loại hình doanh nghiệp, loại hình sản xuất kinh doanh dẫn đến đối tượng nộp thuế tăng, công tác thanh tra, kiểm tra thuế sẽ khó khăn và phức tạp hơn.
* Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế.
Từ những thuận lợi và khó khăn của ngành Thuế Việt Nam nói chung, công tác thanh tra, kiểm tra thuế của ngành thuế nói riêng trong giai đoạn hiện nay, để nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế cần xem xét trên 2 khía cạnh:
- Đối với cơ quan thuế.
+ Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ thanh tra thuế nhằm tăng khả năng phát hiện tình trạng gian lận, trốn thuế, điều này đòi hỏi phải có cơ chế và định hướng mới cho hoạt động thanh tra, tăng cường đào tạo nhân lực chuyên môn cho cán bộ thanh tra, tăng cường cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của thanh tra thuế các nước tiên tiến.
+ Hiện đại hoá cơ sở vật chất, đẩy mạnh các ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ để phục vụ số liệu kịp thời cho hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế.
+ Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế.
+ Giảm mạnh, đi tới xoá bỏ sự phiền hà khi thanh tra, kiểm tra thuế với người nộp thuế.
- Đối với đối tƣợng nộp thuế.
Nâng cao ý thức trách nhiệm và hiểu biết về pháp luật thuế cũng như thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với nhà nước.
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tƣợng nộp thuế ở Việt Nam tra đối tƣợng nộp thuế ở Việt Nam
3.2.1. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách về thuế
Khi tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra, ngành Thuế phải tuân thủ các quy định của pháp luật, vì vậy nếu hệ thống pháp luật hoàn thiện sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động thanh tra, kiểm tra. Do đó để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế, hệ thống luật pháp cần chuyển biến ở những vấn đề sau:
-Xây dựng được hệ thống chính sách thuế thống nhất, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện, ít thay đổi, điều chỉnh, giảm bớt các tỷ lệ thuế suất và cách tính thuế phức tạp.
-Tăng thêm chức năng, quyền hạn cho cơ quan thanh tra thuế, nhằm hạn chế các hành vi trốn thuế ngày càng tinh vi.
-Tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật kế toán, kiểm toán... để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra bằng cách đưa ra ưu đãi cho những đơn vị thực hiện đầy đủ sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ.
3.2.2. Đổi mới công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế
Việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế là một khâu quan trọng trong công tác thanh tra, kiểm tra của ngành thuế nhằm đạt các mục tiêu:
- Phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực thanh tra, kiểm tra. - Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra.
- Khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện về pháp luật thuế ở đối tượng nộp thuế.
Để làm tốt khâu lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế, cơ quan thuế cần chú ý những vấn đề sau:
-Xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại doanh nghiệp dựa trên tiêu chí đánh giá rủi ro để chọn lọc đối tượng cần thanh tra. Tiêu chí này được xây dựng trên cơ sở tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (tỷ suất doanh thu, lợi nhuận..), tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế (phát sinh thuế, nợ đọng thuế...) và kế hoạch thanh tra sẽ tập trung vào những doanh nghiệp có độ tín nhiệm thấp.
-Cải tiến phương pháp, tiêu chí lựa chọn hồ sơ thanh tra, kiểm tra thông qua các tiêu thức đánh giá độ tín nhiệm và áp dụng hình thức thanh tra, kiểm tra phù hợp, cần trao đổi thông tin đa chiều giữa các đơn vị có liên quan khi lựa chọn hồ sơ thanh tra.
-Xây dựng tốt cơ sở dữ liệu về đối tượng nộp thuế và đối tượng thanh tra. Hồ sơ dữ liệu về đối tượng nộp thuế là nơi lưu trữ những thông tin rất quan trọng của doanh nghiệp, cơ quan thuế dễ dàng hiểu được tình hình của đơn vị khi có hồ sơ đó, do vậy việc cập nhật hồ sơ dữ liệu này cần phải được quan tâm thường xuyên.
-Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu phục vụ hoạt động thanh tra, kiểm tra. Thông tin dữ liệu bao gồm tên, địa chỉ, loại hình kinh doanh, loại hình kinh tế, doanh thu hàng năm, lợi nhuận đạt được, thông tin về tình hình kê khai, nộp thuế... Hệ thống thông tin này càng đầy đủ, công việc thanh tra kiểm tra càng thuận lợi, ít tốn thời gian và kinh phí, mang lại hiệu quả cao cho thanh tra, kiểm tra.
3.2.3. Nâng cao chất lƣợng và tăng cƣờng số lƣợng cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế
3.2.3.1. Tăng cƣờng số lƣợng cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế
Về số lượng cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế, thực tế hiện tại cho thấy, số lượng cán bộ làm công tác này hiện nay đang chiếm 20,57% / Tổng số cán bộ ngành Thuế, theo xu hướng và kinh nghiệm của một số nước tiên tiến, tỷ lệ cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế phải phấn đấu đạt mức 30%/ tổng số cán bộ ngành.