Kiến nghị với Quốc hội và Chính phủ Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở việt nam hiện nay (Trang 78 - 81)

7. Kết cấu đề tài

3.3.1. Kiến nghị với Quốc hội và Chính phủ Việt Nam

Thực tiễn nước ta và kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy một bộ phận tổ chức, cá nhân cố tình trốn thuế, gian lận, chiếm đoạt tiền thuế bằng nhiều thủ đoạn tinh vi. Hành vi vi phạm pháp luật về thuế không chỉ diễn ra ở một đơn vị, cá nhân, mà móc nối nhiều tổ chức, cá nhân ở các địa phương trong nước, thậm chí liên quan đến nhiều quốc gia. Các vi phạm đó sẽ gia tăng nếu cơ quan quản lý thuế không có chức năng và không được áp dụng các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn. Điều tra trốn thuế nhằm phát hiện kịp thời các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, chiếm đoạt tiền thuế, để thu đủ tiền thuế vào ngân sách nhà nước, đảm bảo chống thất thu ngân sách nhà nước có hiệu quả; đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế. Do cơ quan thuế có nguồn nhân lực với chuyên môn, nghiệp vụ về thuế, kế toán, tài chính, nắm giữ các thông tin về người nộp thuế, có sự hợp tác quốc tế về thuế, nên việc trao quyền điều tra, khởi tố các vụ vi phạm về thuế cho cơ quan thuế là cần thiết, để việc đấu tranh, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế được kịp thời và hiệu quả.

Hiện nay, chức năng và quyền hạn của thanh tra, kiểm tra thuế còn bị bó hẹp, chưa trở thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách, răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế. Chức năng điều tra các hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa được quy định là một chức năng của cơ quan thuế. Để tăng cường tính pháp lý cho việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi thực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế, đòi hỏi phải tăng thêm quyền cho cơ quan thuế, trong đó có quyền điều tra thuế người nộp thuế, khởi tố các vi phạm pháp luật thuế đối với một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân; hoặc cần có giám định của cơ quan chuyên môn… Tuy nhiên, theo quy định của Luật quản lý thuế, cơ quan thuế không được giao chức năng khởi tố, điều tra các vi phạm pháp luật thuế mà phải chuyển hồ sơ qua cơ quan công an. Trong khi đó, lực lượng công an lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều tra do thiếu thông tin về người nộp thuế; thiếu chuyên môn về quản lý thuế. Khi chuyển từ cơ quan thuế sang cơ quan điều tra,

việc tiếp cận tài liệu, chứng từ sổ sách kế toán và các hồ sơ khác có liên quan đến hành vi trốn thuế của người nộp thuế phải bắt đầu lại từ đầu, dù đã có những kết quả sơ bộ sau quá trình thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế. Do vậy, công tác điều tra các trường hợp vi phạm về thuế của người nộp thuế tiến hành rất chậm và hiệu quả chưa cao.

Như vậy, việc trao thẩm quyền điều tra và khởi tố về thuế cho thanh tra thuế là cần thiết và cũng phù hợp với thông lệ quốc tế đang được nhiều nước áp dụng. Tuy nhiên, cần quy định rõ về phạm vi, đối tượng điều tra, tổ chức điều tra, trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong điều tra, phân biệt rõ giới hạn hoạt động điều tra thuế với hoạt động điều tra của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Đồng thời, quyền điều tra về thuế của thanh tra thuế là điều tra hành chính, phù hợp với doanh nghiệp nhưng phải được nghiên cứu và quy định rõ để tránh ảnh hưởng tới uy tín và hoạt động của doanh nghiệp, môi trường kinh doanh, nhất là khi doanh nghiệp không trốn thuế hay gian lận thuế.

Hai là, nghiên cứu và trƣng cầu dân ý trƣớc khi ban hành luật thuế:

Nghiên cứu tình hình thực tế và trưng cầu dân ý trước khi ban hành các luật thuế đã được nhà nước Việt Nam thực hiện. Tuy nhiên việc trưng cầu dân ý chưa thực sự đi sâu điều tra, nghiên cứu nhu cầu cũng như nguyện vọng của người dân. Gần đây nhất có thể nói đến thực trạng trưng cầu dân ý trước khi Quốc hội ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân. Rất nhiều ý kiến đóng góp và nguyện vọng của người dân được nêu nhưng Quốc hội vẫn xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội tư vấn thuế Việt Nam. Ví dụ khi xây dựng mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế là 4 triệu đồng đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối, không phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, Luật thuế thu nhập cá nhân vẫn được thông qua và sau này đã phải điều chỉnh lại lên mức 9 triệu đồng (năm 2013). Việc ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân cũng như các thông tư và văn bản hướng dẫn thi hành đã gặp nhiều khó khăn, bất cập, liên tục phải sửa đổi bổ sung.

Do vây, Quốc hội và Chính phủ cần nghiên cứu và thực hiện trưng cầu ý kiến người dân một cách khoa học, đi sâu vào tình hình thực tế để Luật thuế thực sự

công bằng, phù hợp với tất cả người nộp thuế. Có như vậy, ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của người dân mới được nâng cao, công tác quản lý thuế nói chung và thanh tra thuế nói riêng mới thực sự hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở việt nam hiện nay (Trang 78 - 81)