4.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực
- Xu thế hợp tác quốc tế về phát triển kinh tế biển và chủ trƣơng xây dựng hai hành lang, một vành đai kinh tế biển giữa Việt Nam và Trung Quốc là cơ hội cho sự phát triển kinh tế biển Hải Phòng. Điều này đƣợc thể hiện rõ ở một số nội dung chủ yếu sau đây: (1) Hợp tác đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng; (2) Hợp tác phát triển du lịch, hình thành các tua du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch mới độc đáo của từng địa phƣơng; (3) Hợp tác phát triển công nghiệp thuỷ sản; (4) Hợp tác văn hoá, khoa học công nghệ và môi trƣờng; (5) hợp tác phát triển thƣơng mại, cửa khẩu.
- Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc là căn cứ pháp lý quan trọng để phát triển, mở rộng các ngành kinh tế biển, đẩy mạnh hợp tác trên biển giữa Việt Nam nói chung Hải Phòng nói riêng với Trung Quốc và các nƣớc khác. Đây cũng là nền tảng pháp lý để quản lý khu vực biên giới trên biển. Tuy nhiên thời gian qua, hoạt động đánh bắt hải sản của ngƣ dân Việt Nam nói chung, Hải Phòng nói riêng trong vùng biển của Việt Nam có lúc, có nơi vẫn bị cản trở. Chính điều này đã có những tác động tiêu cực nhất định tới phát triển kinh tế.
- Việt Nam đang ở trong cuộc đua tranh trong phát triển kinh tế biển Đông giữa các nƣớc ven biển này - một cuộc đua tranh chiến lƣợc. Trong cuộc đa tranh này, chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn chiến lƣợc kinh tế biển Đông
62
của các nƣớc trong khu vực, ý đồ, lợi ích, động thái tổ chức và triển khai, điểm mạnh, điểm yếu, tính khả thi, tác động đến khu vực và Việt Nam... của các chiến lƣợc đó. Đặc biệt, nơi đây đang có nhiều tranh chấp về chủ quyền. Trung Quốc - một nền kinh tế lớn vào loại hàng đầu thế giới hiện nay - đang triển khai rất mạnh chiến lƣợc phát triển kinh tế Biển Đông và khá bài bản, sức ép cạnh tranh đang ngày càng gia tăng đối với Việt Nam và các nƣớc trong khu vực. Sự chậm trễ hoặc thiếu sót của chúng ta trong vấn đề này chắc chắc sẽ gây cho chúng ta nhiều bất lợi về kinh tế, môi trƣờng, an ninh quốc phòng, chủ quyền quốc gia.
4.1.2. Vị trí địa lý của Hải Phòng trong xu thế phát triển
Vùng biển Hải Phòng thuộc Tây Bắc của Vịnh Bắc Bộ, là một trong những vịnh lớn ở Đông Nam Á và thế giới, nằm ở phía Tây Bắc Biển Đông. Diện tích Vịnh Bắc Bộ khoảng 126.250 km2 (36.000 hải lý vuông), dọc bờ Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam có 43 huyện, thị ven biển thuộc 10 tỉnh, thành phố là Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Ngoài biển có 5 huyện đảo là: Vân Đồn, Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Cồn Cỏ.
Hải Phòng, có chiều dài bờ biển là 125 km, có 5 quận, huyện tiếp giáp với biển là Đồ Sơn, Thủy Nguyên, Kiến Thụy, Hải An, Tiên Lãng và hai huyện đảo là Cát Hải và Bạch Long Vĩ. Nếu lấy vùng nƣớc biển có độ sâu dƣới 20 m thì vùng biển Hải Phòng có diện tích khoảng 4.000 km2 gấp 2,6 lần diện tích đất liền của thành phố. So với các huyện thị có biển của vùng Vịnh Bắc Bộ, các huyện thị ven biển của Hải Phòng chiếm 5,4% diện tích và 10,5% dân số.
Biển Đông, trong đó có vùng biển Việt Nam, do tiềm năng kinh tế của nó, do có vị trí địa lý và địa chính trị rất quan trọng, nên nhiều nƣớc Đông Á đã và đang triển khai chiến lƣợc phát triển kinh tế Biển Đông.
63
Xu thế vƣơn ra biển hiện nay có tác động tích cực đến phát triển kinh tế biển Hải Phòng. Hải Phòng xác định vƣơn ra biển trƣớc hết ở các dải ven biển, lấy thành phố biển làm trọng tâm. Hiện nay, ở Hải Phòng ngoài Khu Kinh tế Đình Vũ - Cát Hải với các khu công nghiệp, đô thị dịch vụ cảng phát triển ra phía biển (nhƣ Nam Đình Vũ, Nam Tràng Cát) còn có khu lấn biển Vinh Quang - Tiên Lãng với diện tích 5.200 ha đủ điều kiện để quy hoạch sân bay quốc tế. Đây là khu vực có ƣu điểm với quỹ đất lớn, ít dân cƣ, điều kiện thời tiết khí hậu, tĩnh không tiếp cận không bị ảnh hƣởng bởi địa hình, địa vật xung quanh, vị trí kết nối giao thông thuận lợi với đƣờng ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đƣờng ô tô cao tốc ven biển và cảng biển...
Vùng biển và ven biển của Hải Phòng do thuận lợi về vị trí địa lý nên có tác động tích cực tới giao lƣu quốc tế và trong nƣớc; có tiềm năng xây dựng nhiều cảng biển và phát triển các dịch vụ hàng hải; có tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển nhiều ngành kinh tế biển.
4.1.3. Xu thế phát triển kinh tế biển tại Việt Nam
Hải Phòng cũng đang và sẽ phải đối mặt với những thách thức từ xu thế phát triển kinh tế biển. Trƣớc hết, ở nƣớc ta chƣa có quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế biển cả nƣớc, hoặc quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng biển, hải đảo cấp quốc gia. Thiếu bình đồ không gian kinh tế biển - ven biển đã dẫn đến tình trạng xây dựng các công trình, các cảng biển, KKT, KCN tràn lan gây lãng phí nguồn lực, giảm hiệu quả đầu tƣ. Một số quy hoạch kinh tế biển tuy đã đƣợc phê duyệt nhƣng còn nhiều bất cập, cần phải điều chỉnh, chẳng hạn nhƣ quy hoạch Vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ đƣợc phê duyệt tại quyết định 34/2009/QĐ-TTg mới chỉ đề cập đến tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng là 2 trong số 10 tỉnh, thành phố của nƣớc ta nằm bên bờ vịnh Bắc Bộ. Hầu hết quy hoạch có liên quan đến kinh tế biển đƣợc phê duyệt mới chỉ quan tâm đến quy hoạch khu vực trong
64
đất liền, chƣa chú ý đến quy hoạch không gian biển, trong khi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong Chiến lƣợc vƣơn ra biển của đất nƣớc.
Kết cấu hạ tầng các vùng biển, ven biển và hải đảo còn nhiều yếu kém, lạc hậu; thiếu hệ thống đƣờng bộ cao tốc chạy dọc ven biển, nối liền và phát huy vai trò của các thành phố, các khu kinh tế khu công nghiệp ven biển thành một chuỗi kinh tế “hƣớng biển” liên hoàn. Hệ thống cảng biển, sân bay ven biển còn nhỏ bé, manh mún, thiết bị nhìn chung còn lạc hậu và chƣa đồng bộ nên hiệu quả khai thác thấp. Đối với Hải phòng, hệ thống giao thông đƣờng bộ các thành phố chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và đang là những tắc nghẽn lớn đối với sự phát triển của thành phố, làm tăng chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, kéo dài thời gian và đôi khi làm nản lòng nhà đầu tƣ. Chỉ tính riêng hệ thống cảng biển trên địa bàn thành phố, khối lƣợng hàng hóa thông qua cảng thực tế năm 2010 đạt gần 40 triệu tấn, lớn gấp 5 lần so với quy hoạch đƣợc duyệt, vƣợt xa mọi dự báo, và để giải phóng khối lƣợng hàng hóa khổng lồ đó, mỗi ngày hệ thống hạ tầng giao thông phải mang trên mình khoảng 14-16 nghìn lƣợt xe tải các loại.
Quy mô kinh tế biển còn nhỏ bé, trong khi đầu tƣ cho một “đơn vị biển” phải rất lớn mới có tác động dài hạn. Theo tính toán năm 2005, tổng sản lƣợng kinh tế biển của Việt Nam chỉ đạt khoảng hơn 10 tỷ USD trong tổng giá trị sản lƣợng kinh tế biển của toàn thế giới ƣớc đạt 1.300 tỷ USD, trong đó, Nhật Bản 468 tỷ USD, Hàn Quốc 33 tỷ USD. So với các nƣớc khác và thế giới, năng lực khai thác biển của Việt Nam còn ở mức rất thấp và kỹ thuật khai thác lạc hậu, chỉ bằng 1/7 của Hàn Quốc, 1/20 của Trung Quốc, 1/94 của Nhật Bản và 1/260 của thế giới. Các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển nhƣ đóng và sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến hải sản bƣớc đầu đã phát triển nhƣng quy mô còn rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 2% kinh tế biển và 0,4% tổng GDP.
65
Phát triển các lĩnh vực kinh tế biển hầu hết đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao, có tri thức về KH-CN. Nhƣng nguồn nhân lực về kinh tế biển nƣớc ta nhìn chung còn thiếu về số lƣợng, yếu về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và kinh nghiệm quản lý. Cơ sở đào tạo và nguồn nhân lực để phát triển dịch vụ logistics hầu nhƣ chƣa có. Công tác nghiên cứu KH-CN biển còn hạn chế. Hệ thống các cơ sở nghiên cứu KH-CN biển còn nhỏ bé, trang bị thô sơ. Những ngành có lợi thế cạnh tranh trong tƣơng lai nhƣ thăm dò, khai thác tài nguyên đáy biển, dầu khí, điện sức gió, năng lƣợng mặt trời, năng lƣợng biển, kinh tế sinh thái (câu cá giải trí, đánh cá giải trí, du lịch lặn,…), chƣa đƣợc đầu tƣ nghiên cứu và phát triển thỏa đáng.
Phát triển kinh tế biển là chiến lƣợc quan trọng, cấp bách đối với Việt Nam hiện nay. Việt Nam có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển kinh tế biển, vấn đề đặt ra là cần có chiến lƣợc và giải pháp thích hợp. Với các đặc thù của phát triển kinh tế biển, với tính phức tạp trong quan hệ kinh tế và chính trị quốc tế trên Biển Đông, với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, chúng ta không thể không chú trọng xem xét các quan hệ kinh tế và chính trị quốc tế liên quan đến chiến lƣợc phát triển kinh tế Biển Đông của Việt Nam, nhất là tiếp cận cạnh tranh chiến lƣợc (địa kinh tế, địa chính trị) trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng, mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế quốc tế và bảo đảo độc lập, tự chủ.
Song song với cuộc đua tranh trong phát triển kinh tế Biển Đông, sự hợp tác khu vực và quốc tế trên Biển Đông cũng đang là một đòi hòi cấp thiết để giải quyết các vấn đề chung, vì các lợi ích chung. Phía Trung Quốc, chẳng hạn, gần đây đã đƣa ra một số đề xuất mới với Việt Nam liên quan đến phát triển kinh tế Biển Đông. Chiến lƣợc phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ cũng mở ra một hƣớng mới
66
trong hợp tác kinh tế Biển Đông. Hàng loạt nƣớc khác trên thế giới hiện cũng đang đặt tầm ngắm vào vùng biển Việt Nam, thậm chí đã xuất hiện ý tƣởng xây dựng dự án hàng trăm tỷ USD đầu tƣ vào một vùng ven biển Việt Nam. Đây vừa là cơ hội lớn, vừa là thách thức lớn đối với Việt Nam, mà sự chần chừ hay từ chối có thể làm mất cơ hội, còn nếu lựa chọn phƣơng án/đối tác hợp tác mà thiếu nghiên cứu kỹ lƣỡng sẽ có thể gây tác hại lớn.
Cần nhận diện và xử lý tốt cơ hội hợp tác khu vực và quốc tế trong phát triển kinh tế biển Đông, song trong hợp tác quốc tế này, yếu tố cạnh tranh vẫn đóng vai trò căn bản. Tiềm lực kinh tế, trình độ phát triển kinh tế biển, từ công nghệ đến thể chế, tổ chức,... của mỗi bên, nhận thức của mỗi bên về thực lực, các ý đồ, các chiến lƣợc của các đối tác là các nhân tố quyết định động thái và tính chất của sự hợp tác đó. Hơn nữa, trong thực tế, những nƣớc đi trƣớc thƣờng có những lợi thế nhất định trong việc áp đặt “luật chơi”, và một nhóm các nƣớc có thể lập các liên kết riêng, đặt các nƣớc khác vào thế bị động chiến lƣợc.
Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc là căn cứ pháp lý quan trọng để phát triển, mở rộng các ngành kinh tế biển, đẩy mạnh hợp tác trên biển giữa Hải Phòng với Trung Quốc và thế giới.
Chủ trƣơng xây dựng hai hành lang và một vành đai kinh tế ven biển là cơ hội, thời cơ mới cho phát triển kinh tế biển Hải Phòng. Hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng, gồm:
- Nâng cấp cải tạo các tuyến đƣờng trục, đạt tiêu chuẩn đƣờng cao tốc nhƣ: Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Hà Khẩu - Côn Minh; Hải Phòng - Hà Nội - Lạng Sơn - Bằng Tƣờng - Nam Ninh; Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái - Đông Hƣng - Hải Nam.
67
- Cải tạo tuyến đƣờng sắt Việt Nam - Vân Nam; Phối hợp trong việc phát triển hệ thống quản lý bay của hai nƣớc, hợp tác trong hoạch định hệ thống đƣờng bay và tổ chức vùng trời trên biển Đông và Vịnh Bắc Bộ; mở đƣờng bay mới Hải Phòng - Hải Nam. Hợp tác nâng cấp các cầu cảng biển nhằm nâng khả năng tiếp nhận tàu hàng và giảm thời gian bốc dỡ hàng hoá. Mở các tuyến mới và nâng cấp các tuyến hiện tại nhằm khai thác tối đa các ƣu điểm của loại hình vận tải đƣờng thuỷ.
- Hợp tác phát triển vận tải hàng hóa và hành khách: Xây dựng các tuyến đƣờng bộ chuyên dụng phục vụ các xe tải trọng lớn, xe công-ten-nơ (container) chạy tốc độ cao; hình thành các tuyến xe buýt (bus) xuyên biên giới; phát triển các tuyến tàu biển cao tốc nhằm rút ngắn thời gian đi lại của hành khách.
- Hợp tác phát triển du lịch; Hợp tác phát triển công nghiệp; Hợp tác phát triển nông - lâm nghiệp; Hợp tác phát triển thủy sản; Hợp tác văn hóa, khoa học - công nghệ, môi trƣờng; Hợp tác phát triển thƣơng mại và kinh tế cửa khẩu.
- Xu thế hợp tác quốc tế về phát triển kinh tế biển sẽ tác động tích cực đến Hải Phòng; xu thế vƣơn ra biển của thế giới và của Việt Nam ảnh hƣởng tích cực tới phát triển kinh tế biển Hải Phòng.
4.2. Quan điểm, định hƣớng về quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng
4.2.1. Đánh giá chung
Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, xây dựng Hải Phòng trở thành địa phƣơng mạnh về biển, giàu từ biển, một trọng điểm thực hiện Chiến lƣợc biển Việt Nam, một trung tâm kinh tế biển của khu vực kinh tế Vịnh Bắc Bộ và cả nƣớc. Kinh tế biển là động lực, là “hạt nhân” tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện kinh tế thành phố để xây dựng thành phố Hải Phòng hiện đại, phát triển bền vững, hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, bảo vệ môi trƣờng; trở thành trung tâm mạnh về khoa học công nghệ biển, trung tâm
68
chuyển giao công nghệ về kinh tế biển, đóng góp ngày càng lớn vào phát triển của khu vực phía Bắc và cả nƣớc; từng bƣớc trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ hàng hải và vận tải biển lớn của Việt Nam, trọng điểm du lịch quốc gia, trung tâm thƣơng mại - tài chính của khu vực Đông Nam Á; một cực tăng trƣởng quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; pháo đài bất khả xâm phạm về quốc phòng, an ninh.
Từ nay đến trƣớc năm 2020 xác định 06 lĩnh vực kinh tế biển trọng tâm theo thứ tự ƣu tiên nhƣ sau: (1) Phát triển hệ thống cảng, dịch vụ hàng hải, vận tải biển; (2) Xây dựng KKT, KCN, khu đô thị ven biển; (3) Công nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu thuỷ và phƣơng tiện nổi; (4) Kinh tế thuỷ sản; (5) Du lịch biển; (6) Phát triển các huyện đảo.
- Phát triển hệ thống cảng, dịch vụ hàng hải, vận tải biển:
Phát triển hệ thống cảng biển: Đẩy nhanh đầu tƣ xây dựng hạ tầng cảng, hiện đại hoá, nâng cao năng lực, chất lƣợng dịch vụ xếp dỡ hàng hoá để đến năm 2015 đảm bảo thực hiện lƣợng hàng thông qua các cảng trên địa bàn đạt