Phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế biển

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh tế biển tại thành phố hải phòng (Trang 87)

Xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể để thu hút, đào tạo, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển.Trong đó cần tập

80

trung đầu tƣ cho đào tạo các ngành kinh tế biển trọng tâm, mũi nhọn. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế, mở cửa cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong đào tạo nhân lực biển để tiếp thu đƣợc công nghệ đào tạo tiên tiến, trang bị huấn luyện hiện đại. Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao (cả lực lƣợng ra quyết định, lực lƣợng tham mƣu, lực lƣợng thực hiện quyết định), đạt tiêu chuẩn khu vực và tƣơng thích với điều kiện phát triển; phát triển tiềm lực KH- CN để tạo thành lực lƣợng vật chất thực sự cho tăng trƣởng.

Tập trung vào các nhóm ngành, lĩnh vực trọng điểm theo nhu cầu phát triển lớn gồm: (1) nhân lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo; (2) nhân lực đội ngũ công chức viên chức; (3) đội ngũ doanh nhân; (4) đội ngũ cán bộ KH-CN; (5)

đội ngũ giáo viên, giảng viên; (6) đội ngũ cán bộ y tế; (7) nhóm nhân lực ngành văn hóa thể thao; (8) nhân lực ngành tƣ pháp; (9) nhân lực ngành toà án; (10) nhân lực ngành kinh tế biển; (11) nhân lực ngành quốc phòng an ninh. Do đó cần chú ý:

Làm tốt quản lý nhà nƣớc về đào tạo nhân lực, nhất là công tác thống kê, dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực. Để có một chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực đúng đắn, điều quan trọng nhất là phải dự báo đúng nhu cầu của thành phố, của vùng trong thực hiện chiến lƣợc biển.

Tổ chức đào tạo theo ngành nghề phù hợp, đáp ứng về quy mô và loại hình nhân lực đã chỉ ra ở trên. Do sự phát triển rất nhanh của các lĩnh vực liên quan đến kinh tế biển, đảo và tính bao phủ lớn, liên quan đến hầu khắp các lĩnh vực, vì vậy, khi đào tạo nguồn nhân lực cần xác định ngành nghề hoặc nhóm ngành nghề cho đúng để tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời học và ngƣời tuyển dụng. Tập trung mở những ngành mới có nhu cầu về nhân lực cao; tăng quy mô tuyển sinh ở những ngành liên quan đến kinh tế biển đang có nhu cầu. Xác định rõ tiêu chuẩn đào tạo. Các trƣờng cần nhanh chóng chọn lựa và triển khai đào tạo dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế. Thống nhất về nội dung

81

chƣơng trình, quy trình đào tạo và cách thức đánh giá chất lƣợng đào tạo. Ở bình diện cả nƣớc, hiện có rất nhiều đơn vị tham gia đào tạo nguồn nhân lực với nhiều cấp độ khác nhau nhƣng chƣa thống nhất về tiêu chuẩn. Điều này dẫn đến tình trạng bằng cấp không đƣợc công nhận lẫn nhau. (Hiện Hải Phòng có 4 trƣờng đại học, 16 trƣờng cao đẳng, 26 trƣờng trung cấp chuyên nghiệp, chỉ có Trƣờng Đại học Hàng hải là trƣờng duy nhất của Việt Nam có bằng cấp đƣợc công nhận tại tất cả các nƣớc trên thế giới).

Đa dạng hóa phƣơng thức đào tạo. Do đặc thù của thị trƣờng lao động trong kinh tế biển liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau nên ngoài kiến thức về biển, hàng hải, logistics,… cần đòi hỏi các kiến thức chuyên môn và những kỹ năng khác nhau nên việc đào tạo lại là rất cần thiết. Theo mô hình đào tạo truyền thống, nguồn cung ứng nhân lực chủ yếu đến từ các trƣờng đào tạo nghề hoặc các trƣờng đại học và bao gồm các bậc học phổ biến nhƣ trung học nghề, cao đẳng, cử nhân, kỹ sƣ, thạc sĩ và tiến sĩ. Cần chú ý đến loại hình đào tạo tại chức, tại chỗ.

Đa dạng hoá việc huy động nguồn kinh phí đào tạo. Nguồn kinh phí đào tạo chủ yếu vẫn là từ nhà nƣớc, vì vậy, chính quyền các cấp phải quyết tâm phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế biển thông qua việc ƣu tiên nguồn vốn từ ngân sách cho hoạt động này. Song song, cần làm tốt việc huy động vốn trong dân thông qua các hình thức xã hội hoá giáo dục, đào tạo.

4.3.6. Tăng cường hợp tác quốc tế, khu vực và với các địa phương

Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, cần tiếp tục nhấn mạnh chủ trƣơng đa phƣơng hoá. Về công nghệ, thúc đẩy tiếp cận công nghệ của các nƣớc phát triển. Việc khai thác các nguồn lực biển vì thế đòi hỏi một trình độ công nghệ cao, tiềm lực tài chính mạnh. Muốn vậy, cần phải có hệ thống chính sách thông thoáng để thu hút đầu tƣ từ các tập đoàn kinh tế biển quốc tế.

82

Tăng cƣờng hợp tác quốc tế khai thác tiềm năng, nguồn lợi từ biển trên cơ sở bảo đảm chủ quyền quốc gia và tôn trọng lợi ích các bên có liên quan. Trong hợp tác quốc tế, cần chú trọng thực hiện một số công việc sau đây: điều tra địa chất công trình, địa động lực và địa chất khảo cổ các vùng biển, thềm lục địa; chính sách, luật pháp biển, tăng cƣờng năng lực KH-CN biển và quản lý nhà nƣớc về biển và hải đảo; xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu biển, áp dụng các giải pháp thích ứng giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng đến môi trƣờng và tài nguyên biển; kiểm soát môi trƣờng biển, hải đảo, bao gồm cả ô nhiễm; duy trì và mở rộng việc tham gia các diễn đàn, các tổ chức đối tác và mạng lƣới, các nhóm công tác khu vực và quốc tế liên quan đến biển và đại dƣơng.

4.3.7. Hình thành một hệ thống các sản phẩm chủ lực có tầm chiến lược

Hình thành hệ thống sản phẩm chủ lực có tầm chiến lƣợc, có sức cạnh tranh cao trong các ngành và lĩnh vực có lợi thể so sánh, đồng thời phát triển kinh tế đối ngoại, tạo bƣớc ngoặt về hội nhập kinh tế. Kinh doanh dịch vụ cảng, vận tải biển; thƣơng mại (quá cảnh, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, ủy thác, kho bãi); du lịch biển và nghỉ dƣỡng cao cấp; cơ khí đóng tàu, sản phẩm cơ khí chế tạo (thiết bị bốc dỡ, thiết bị phục vụ cảng và đóng tàu,...), động cơ, thép cao cấp, sản phẩm tự động hoá, vật liệu mới và cao cấp, phần mềm, thiết bị tin học, thuỷ sản chế biến cao cấp. Tăng cƣờng nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ tiên tiến để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế và hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng biển.

4.3.8. Một số giải pháp khác

- Cần nghiên cứu tiến hành các biện pháp mạnh bạo hơn, nhƣ lập các KĐT ven biển(với thể chế cởi mở hơn), lập các công ty lớn trong đánh bắt xa bờ (mà bƣớc đầu có thể do nhà nƣớc sở hữu hoặc tham gia chính).

83

- Đột phá trong cải cách hành chính, triển khai quản lý tổng hợp phát triển kinh tế biển.

- Cổ vũ sáng kiến của doanh nghiêp, thúc đẩy tinh thần kinh doanh, hiện đại hoá doanh nghiệp, tăng cƣờng liên kết, hợp tác. Thay vì trợ cấp cho các ngành và doanh nghiệp, hãy hỗ trợ để họ hiện đại hoá.

- Thúc đẩy phát triển KH-CN biển, phát triển các ngành mới, đặc biệt là công nghệ thông tin vào công tác quan lý và khai thác cảng; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính cảng biển, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ hàng, chủ tàu tiết kiệm thời gian, giải phóng tàu nhanh, giảm chi phí vận tải và tăng hiệu quả vốn đầu tƣ

- Xây dựng chính sách đảm bảo an toàn, an ninh cho các hoạt động kinh tế biển:

+ Đầu tƣ cho hệ thống dự báo thời tiết khí hậu, nhất là bão, sóng thần, hình thành các trung tâm tránh bão, các trung tâm quan sát và cung cấp thông tin cho ngƣời dân hoạt động trên biển cũng nhƣ ngƣời dân các tỉnh ven biển.

+ Hình thành lực lƣợng đủ mạnh để hỗ trợ một cách tích cực, có hiệu quả cao cho ngƣ dân khi gặp nạn. Bảo đảm cho mọi lực lƣợng hoạt động trên biển đƣợc an toàn, an ninh. Đồng thời, cần chú trọng phát triển các hoạt động bảo hiểm cho lĩnh vực kinh tế biển.

+ Đầu tƣ cho các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển. Phối hợp, kết hợp mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả, ƣu tiên các hoạt động để cứu ngƣời bị nạn và bảo vệ môi trƣờng. Chủ động xây dựng các phƣơng án chuẩn bị sẵn sàng lực lƣợng hoạt động ứng phó theo từng khu vực, từng tính chất vụ, việc. Tổ chức thu nhận, xử lý thông tin báo nạn kịp thời, ƣu tiên bảo đảm thông tin cho hoạt động ứng phó, báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền khi xét thấy tình huống vƣợt quá khả năng của lực lƣợng ứng cứu.

84

KẾT LUẬN

Hiện nay, vấn đề quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển đang ngày càng nhận đƣợc sự quan tâm theo dõi của không chỉ các nhà làm chính sách, các nhà quản lý mà còn của các học giả, nhà nghiên cứu cũng nhƣ của ngƣời dân cả nƣớc nói chung và tại thành phố Hải Phòng nói riêng. Phần Chƣơng 1, Luận văn đã nêu tổng quan vấn đề nghiên cứu, đƣa ra một số khái niệm để làm rõ phạm trù công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng. Việc nêu lên các khái niệm giúp hiểu rõ hơn, từ đó tiếp cận vấn đề quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng. Phần Chƣơng 2, Luận văn đã nêu khái quát cách thức tiến hành nghiên cứu, các khó khăn, vƣớng mắc chính và cách thức xử lý các tình huống. Chƣơng 3 và 4 lần lƣợt nêu lên đƣợc thực trạng vấn đề quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng, các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, với phƣơng pháp nghiên cứu, Luận văn nêu lên cách thức tiếp cận từng vấn đề trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng và đề ra các giải pháp xử lý cho vấn đề này. Hơn nữa, Luận văn đã chứng minh vai trò quan trọng của công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển và tính thiết yếu của việc cần hoàn thiện hơn nữa vai trò quản lý của nhà nƣớc.

Việc nghiên cứu đề tài quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng góp phần nâng cao nhận thức đối với vai trò của công tác quản lý nhà nƣớc, tầm quan trọng của kinh tế biển tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đất nƣớc ta chuẩn bị bƣớc vào Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12, đất nƣớc chuẩn bị các yếu tố cần thiết để định hƣớng cho giai đoạn phát triển mới./.

85

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam, 2007. Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Hà Nội. 2. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam, 2007. Nghị quyết

số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Hà Nội.

3. Bộ Chính trị, 1997. Chỉ thị số 20-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 22/9/1997 về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hà Nội.

4. Đan Đức Hiệp, 2010. Hải Phòng với mục tiêu hướng ra biển lớn, làm giàu từ biển, góp phần xây dựng Việt Nam thành quốc gia mạnh về biển. Kỷ yếu Hội nghị XTĐT Kinh tế biển Việt Nam, tháng 7/2010.

5. Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng, 2009. Nghị quyết số 01/2009/NQ-HĐND ngày 29/4/2009 về phát triển kinh tế biển thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Hải Phòng. 6. Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng, 2013. Nghị quyết số 08/2013/

NQ-HĐND ngày 25/7/2013 về nhiệm vụ, giải pháp phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Hải Phòng.

7. Phan Ngọc Mai Phƣơng và cộng sự, 2014. Phát triển kinh tế ven biển ở nƣớc ta theo tinh thần chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020. Tạp chí Thông tin đối ngoại, số tháng 7 năm 2014.

8. Trần Hồng Quang và Hồ Công Hƣờng, 2014. Phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, đảo của Việt Nam. Tạp chí Nhịp cầu Tri thức, số tháng 7/2014.

86

9. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2012. Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13 thông qua ngày 21/6/2012. Hà Nội.

10.Nguyễn Văn Thành, 2011. Phát triển kinh tế biển trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế- nhìn từ thực tiễn Hải Phòng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11 của Đảng, tháng 02/2011.

11.Trần Đình Thiên, 2010. “Chiến lƣợc kinh tế biển của Việt Nam”, Tạp chí Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, số 35, trang 31-34.

12.Trần Đình Thiên, 2011. Về chiến lƣợc phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Tạp chí Tia sáng, Bộ KH&CN, số tháng 6/2011.

13.Thủ tƣớng Chính phủ, 2010. Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020. Hà Nội.

14.Thủ tƣớng Chính phủ, 2010. Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020. Hà Nội.

15.Thủ tƣớng Chính phủ, 2013. Quyết định số 1570/QĐ-TTg ngày 06/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội.

16.Thủ tƣớng Chính phủ, 2014. Quyết định số 1517/QĐ-TTg ngày 26/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Hà Nội.

17.Lê Đăng Tuấn, 2015. Để phát triển kinh tế biển Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 04, trang 30-32.

18.Lê Đăng Tuấn, 2014. Để các khu kinh tế ven biển Việt Nam phát triển nhƣ kỳ vọng. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 2014, số 17, trang 20-22. 19.Trần Minh Tuấn, Để phát triển mạnh mẽ và bền vững kinh tế biển ở

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh tế biển tại thành phố hải phòng (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)