Phương pháp nghiên cứu liên ngành

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh tế biển tại thành phố hải phòng (Trang 35)

Nội dung nghiên cứu của đề tài về công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng có nhiều nội dung liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành nhƣ khoa học quản lý, luật học, kinh tế, xã hội, tài nguyên, môi trƣờng... nên trong quá trình triển khai, phƣơng pháp nghiên cứu của các chuyên ngành trên đều đƣợc nghiên cứu áp dụng.

2.3.3. Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, đối chiếu

Có thê áp dụng tổng hợp một số phƣơng pháp đƣợc sử dụng khá phổ biến hiện nay để xử lý số liệu, tài liệu liên quan đến công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng, bao gồm các phƣơng pháp nhƣ phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, đối chiếu.

Sử dụng các phƣơng pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh, đối chiếu để đánh giá các mặt đƣợc, chƣa đƣợc trong công tác quản lý Nhà nƣớc về kinh tế biển tại Hải Phòng.

Phƣơng pháp thống kê cần sàng lọc số liệu, loại đi các số liệu tính trùng lắp hoặc khó so sánh. Nhìn chung nên phân tích theo các giai đoạn 5 năm hay 10 năm, hoặc tùy thuộc vào các chính sách phát triển để các kết luận rút ra có thể mang tính chất xu thế.

2.3.4. Phương pháp phân tích SWOT

Nhằm tận dụng tối đa các thành tựu đã đạt đƣợc trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại Hải Phòng, đề tài tiến hành thu thập các dữ liệu, thông tin, bài nghiên cứu để phân tích theo ma trận SWOT (S - Điểm mạnh, W - Điểm yếu, O - Cơ hội và T - Thách thức) đối với về công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại thành phố Hải Phòng.

28

Vấn đề quản lý nhà nƣớc trong một lĩnh vực cụ thể bao giờ cũng có thể biểu lộ trên các yếu tố của ma trận SWOT, do đó, việc phân tích theo ma trận SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu, tình hình về công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế biển tại Hải Phòng sẽ đƣợc sắp xếp theo một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đƣa ra quyết định, có thể đƣợc sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Các mẫu SWOT cho phép kích thích suy nghĩ hơn là dựa trên các phản ứng theo thói quen hoặc theo bản năng. Mẫu phân tích SWOT đƣợc trình bày dƣới dạng một ma trận 2 hàng 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats.

Mô hình SWOT theo đề tài này sẽ đƣa ra 4 chiến lƣợc cơ bản: (1) SO (Strengths - Opportunities): Để đánh giá điểm mạnh nội lực và cơ hội bên ngoài. Kết hợp các điểm mạnh về điều kiện tự nhiên, thiên nhiên, môi trƣờng của Hải Phòng với các thế mạnh về vị trí địa lý, dân cƣ để tập trung phát triển kinh tế biển trong giai đoạn trƣớc đây, hiện nay và những năm tới; (2) WO (Weaks - Opportunities): Để đánh giá khả năng ứng phó của hệ thống do các yếu kém bên trong làm không tận dụng đƣợc thời cơ bên ngoài. Việc chỉ ra những hạn chế trong điều kiện tự nhiên để phát triển dựa trên những nguồn lực tại chỗ và có sẵn để đảm bảo các mục tiêu phát triển, đề ra các biện pháp quản lý phù hợp, đồng thời, phát huy tính cạnh tranh; (3) ST (Strengths - Threats): Để đánh giá điểm mạnh nội lực và khả năng chống đỡ với thách thức bên ngoài. Vấn đề cơ chế, chính sách, biện pháp để đối phó với những thách thức nảy sinh để vƣợt qua khó khăn và duy trì các mục tiêu phát triển kinh tế biển, tránh các bất lợi của những tác độngtừ bên ngoài; (4) WT (Weaks - Threats): Đánh giá nguy cơ lớn nhất khi bên trong thì yếu kém mà bên ngoài lại có những nguy cơ tác động, có thể làm yếu hệ thống… để phân tích sâu hơn về các giải pháp tận dụng thời cơ, vƣợt qua thách thức. Định vị những trở ngại chính, cấp thiết để có giải pháp quản lý phù hợp nhất theo từng giai đoạn phát triển, đồng thời, có thể kiến nghị những chính sách đột phá để vƣợt qua những khó khăn, tồn tại.

29

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

3.1. Khái quát chung về thành phố Hải Phòng và phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng giai đoạn 2011 - 2015 Hải Phòng giai đoạn 2011 - 2015

3.1.1. Tình hình phát triển KT-XH tại Hải Phòng

Nằm trong vùng năng động nhất của Việt Nam hiện nay, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, gần Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lƣu hàng hoá, công nghệ, lao động kỹ thuật, v.v... gần các tỉnh Đồng bằng sông Hồng nên thuận lợi trong việc cung cấp các sản phẩm công nghiệp, dịch vụ và tiếp nhận các nguồn lƣơng thực, thực phẩm, rau quả từ các tỉnh.

Nằm ở vị trí giao lƣu thuận lợi với tất cả các tỉnh trong nƣớc và quốc tế, từ Hải Phòng có thể rất dễ dàng đến các nơi trong nƣớc và quốc tế bằng đƣờng biển, đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng thủy và đƣờng hàng không, tạo cho Hải Phòng có thể trở thành địa phƣơng đi đầu cả nƣớc trong trao đổi hàng hoá, dịch vụ, tiếp nhận các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới, chủ động tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế và khu vực.

Có cảng, có hệ thống hạ tầng giao thông đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng sông, đƣờng biển và đƣờng hàng không đến các tỉnh trong vùng Bắc Bộ, trong nƣớc và quốc tế. Trong khu vực Đông Nam Á có khoảng 536 cảng biển (trong đó có 5 cảng lớn, 11 cảng trung bình, 73 cảng nhỏ, còn lại là 487 cảng rất nhỏ) thì cảng Hải Phòng và cảng Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam đƣợc xếp vào nhóm các cảng quan trọng cùng với các cảng Manila, Singapore, Klang và Penang (Malaysia), Tanjung Priok (Indonesia), Cao

30

Hùng (Đài Loan), Trạm Giang (Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan), Hongkong (Trung Quốc).

Có thành phố cảng, trung tâm lớn thứ hai (sau Hà Nội) về văn hoá, khoa học, giáo dục, giao dịch quốc tế và là một trung tâm kinh tế lớn với các ngành công nghiệp cơ khí đóng tàu, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ cảng và vận tải biển, du lịch có ý nghĩa vùng và cả nƣớc.

Nhƣ vậy, với lợi thế nổi trội kể trên, vùng biển và ven biển Hải Phòng thực sự đóng vai trò là cửa ngõ lớn nhất để vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và miền Bắc hội nhập với khu vực và quốc tế. Hiện tại và tƣơng lai Hải Phòng là cửa chính của vùng châu thổ sông Hồng, cửa ra biển ngắn nhất và thuận lợi nhất của Thủ đô Hà Nội. Trong hợp tác hai hành lang một vành đai giữa Việt Nam và Trung Quốc, Hải Phòng còn đƣợc xác định là cửa biển “vào - ra” của vùng Tây Nam Trung Quốc, nơi có tới trên 350 triệu dân, gấp khoảng bốn lần dân số Việt Nam.

Năm 2014, thành phố thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nƣớc có dấu hiê ̣u phu ̣c hồi . Trong nƣớc, kinh tế vĩ mô tiếp tục đƣợc duy trì ổn định với tỷ lệ lạm phát ở mức thấp , các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh , hỗ trợ thi ̣ trƣờng , giải quyết nợ xấu tiếp tu ̣c đƣợc tâ ̣p trung chỉ đa ̣o , thƣ̣c hiê ̣n. Nhiều dự án đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc đƣa vào khai thác, phát huy hiệu quả. Môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh tiếp tục đƣợc cải thiện tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tƣ và thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Một số công trình lớn, trọng điểm có tác động thúc đẩy thành phố và cả vùng phát triển đƣợc tập trung thi công.

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, thành phố tiếp tục đối diện với không ít khó khăn, thách thức. Tình hình kinh tế, chính trị thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, căng thẳng với bất ổn chính trị ở nhiều khu vực, nhất là diễn

31

biến tình hình trên Biển Đông phức tạp và khó lƣờng đã ảnh hƣởng đến sự phát triển KT-XH cả nƣớc và thành phố. Bên cạnh đó, tổng cầu xã hội tăng chậm, sức mua chƣa đƣợc cải thiê ̣n , dƣ nợ tín dụng tăng trƣởng chậm đã ảnh hƣởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ƣớc tăng 8,53% so với cùng kỳ, đạt kế hoạch (kế hoạch tăng 8,0 - 9,0%), trong đó: nhóm nông, lâm, thủy sản ƣớc tăng 1,89%; nhóm công nghiệp - xây dƣ̣ng ƣớc tăng 10,72%; nhóm dịch vụ ƣớc tăng 8,2% so với cùng kỳ. Cơ cấu các ngành di ̣ch vu ̣ - công nghiê ̣p, xây dƣ̣ng - nông, lâm, thủy sản tƣơng ứng 54,89% - 35,69% - 9,42%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2014 ƣớc tăng 12% so với cùng kỳ, vƣợt kế hoạch đã đề ra. Số ngành công nghiệp cấp 4 có tăng trƣởng liên tục gia tăng (quý I: 22 ngành, 6 tháng: 24 ngành, 9 tháng: 28 ngành), nhiều dự án sản xuất lớn đi vào hoạt động ổn định và tăng công suất đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trƣởng chung, ngành đóng tàu đã có sự tăng trƣởng trở lại sau một thời gian dài suy giảm.

Hoạt động thương mại, dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,31% so với cùng kỳ, đạt 108,67% kế hoạch. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 10 tháng đầu năm tăng 4,8% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu ƣớc đạt 3,57 tỷ USD tăng 18,03% so với cùng kỳ, đạt 101,81% kế hoạch. Tổng kim ngạch nhập khẩu ƣớc đạt 3,56 tỷ USD tăng 16,35% so với cùng kỳ, đạt 99,95% kế hoạch.

Sản lượng hàng hóa thông qua các cảng trên địa bàn thành phố ƣớc 60,3 triệu tấn tăng 15,04% so với cùng kỳ, đạt 113,77% kế hoạch. Vận tải hàng hóa ƣớc tăng 7,07% và tăng 2% về tấn km so với cùng kỳ. Vận tải hành khách ƣớc tăng 11,7% về ngƣời và tăng 14,25% về ngƣời km so với cùng kỳ.

Tổng lượt khách du lịch đến thành phố ƣớc đạt trên 5,28 triệu lƣợt khách tăng 5,46% so với cùng kỳ, đạt 101,54% kế hoạch năm; trong đó khách quốc tế 601,8 nghìn lƣợt khách tăng 3,58% so cùng kỳ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

32

Sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng các loại cây cả năm là 105,26 nghìn ha, bằng 98,79% năm 2013 (giảm 1.320,3 ha); năng suất lúa bình quân cả năm ƣớc thực hiện 62,96 tạ/ha, đạt 99,84% kế hoạch và tăng 0,51% so với cùng kỳ. Dịch bệnh trên đàn gia súc , gia cầm tiếp tu ̣c đƣợc khống chế. Chăn nuôi: tổng đàn trâu ƣớc giảm 0,86%, đàn bò giảm 4,18%, đàn lợn giảm 2,53%, đàn gia cầm tăng 2,18% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất nông nghiệp ƣớc 10.105,6 tỷ đồng, tăng 0,37% so với cùng kỳ, đạt 91,88% kế hoạch. Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất lâm nghiệp ƣớc đạt 40,5 tỷ đồng, tăng 3,32% so với cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch. Thủy sản: tổng sản lƣợng nuôi trồng và khai thác thủy sản ƣớc tăng 4,11% với cùng kỳ, trong đó sản lƣợng nuôi trồng tăng 3,29%, sản lƣợng khai thác tăng 4,93% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất thủy sản ƣớc đạt 4.053,4 tỷ đồng tăng 8,32% so với cùng kỳ và bằng 100% kế hoạch.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố cả năm 2014 ƣớc đạt 46.448,3 tỷ đồng tăng 5,3% so với cùng kỳ, bằng 99,7% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao, trong đó: thu nội địa 9.300 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ và bằng 103,3% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao, thu Hải quan 34.300 tỷ đồng tăng 4,3% và đạt 97,6% dự toán năm. Tổng chi ngân sách địa phƣơng ƣớc 9.687,8 tỷ đồng, tăng 15,9% so với cùng kỳ và bằng 100,2% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao, trong đó chi đầu tƣ xây dựng cơ bản tăng 10,1%, chi thƣờng xuyên tăng 16,7% so với cùng kỳ.

Tín dụng: Tổng nguồn vốn huy động năm 2014 ƣớc đạt 90.300 tỷ đồng tăng 16,85%, tổng dƣ nợ cho vay ƣớc 54.510 tỷ đồng tăng 7,11% so với cùng kỳ. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc và các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố đã thƣ̣c hiê ̣n cơ cấu la ̣i nợ , miễn giảm lãi suất , tháo gỡ khó khăn trong quan hê ̣ tín du ̣ng giƣ̃a doanh nghiê ̣p với ngân hàng , tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp câ ̣n nguồn vốn tín du ̣ng ngân hàng theo quy đi ̣nh.

33

Đầu tư phát triển: Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội thực hiện đạt 45.234,4 tỷ đồng, tăng 10,72% so cùng kỳ, bằng 106,43% kế hoạch. Thu hút đầu tư trực tiếp nư ớc ngoài tiếp tục đ ạt khá, tính đến ngày 20/10/2014 tổng số vốn thu hút trên đi ̣a bàn đa ̣t 968,3 triê ̣u USD, cả năm 2014 ƣớc đạt 1,1 tỷ USD, bằng 100% kế hoạch. Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư: Tính đến ngày 20/10/2014 đã phê duyệt 41 dự án đầu tƣ, trong đó: 20 dự án đầu tƣ mới với tổng mức đầu tƣ là 689,8 tỷ đồng và 21 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tƣ tăng 195,3 tỷ đồng. Tích cực triển khai thi hành Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Đầu tƣ công. Quản lý và phát triển doanh nghiệp: Cấp đăng ký thành lập mới cho 1.800 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 6.660 tỷ đồng, giảm 6,69% về số doanh nghiệp và tăng 12,78% về vốn so cùng kỳ; cấp đăng ký thành lập 191 chi nhánh, văn phòng đại diện, giảm 0,52% so với cùng kỳ. Làm thủ tục giải thể cho 103 doanh nghiệp và 102 chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định ; thực hiện thủ tục chấm dứt tồn tại do sáp nhập cho 02 doanh nghiệp; thực hiện 2.600 lƣợt rà soát và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của 650 doanh nghiệp. Tính đến 30/9/2014, toàn thành phố có 14.632 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, tạm đóng mã số thuế, chiếm 51,4% số doanh nghiệp toàn thành phố, tăng 6,52% so với cùng kỳ năm 2013.

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế biển tại Hải Phòng

3.1.2.1. Về phát triển hệ thống cảng, dịch vụ hàng hải, vận tải biển

Đối với việc phát triển hệ thống cảng, dịch vụ hàng hải, vận tải biển, thực hiện “Đẩy mạnh quá trình phát triển cảng Hải Phòng thành cảng hiện đại, là cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc và cả nƣớc, phục vụ đắc lực cho CNH, HĐH đất nƣớc mà trực tiếp là các tỉnh miền Bắc và thành phố Hải Phòng.

Hiện nay, hệ thống bến cảng công-ten-nơ tại Hải Phòng gồm có 11 bến với tổng chiều dài là 4.926,5m; bến dài nhất khoảng 1.000m và bến ngắn nhất

34

khoảng 150m, bình quân khoảng trên 400m/cầu bến. Các bến đa phần có quy mô nhỏ, chủ yếu thuộc Công ty TNHH MTV Cảng Hải Phòng, một số bến mới do các doanh nghiệp cổ phần khai thác nhƣ bến Hải An, Nam Hải, Đình Vũ… Thị phần khai thác của các cảng cũng có rất nhiều thay đổi kể từ khi các doanh nghiệp cổ phần đi vào khai thác hoạt động, hiện nay thì phần lớn nhất thuộc về Công ty CP Đầu tƣ và Phát triển cảng Đình Vũ, tiếp đến là bến cảng Chùa Vẽ, Xí nghiệp Xếp dỡ Tân cảng Hải Phòng…

Nhìn chung, các cảng biển khu vực Hải Phòng đều là nhỏ lẻ và rất phân tán, hầu hết các cảng chỉ tiếp nhận đƣợc từ 01 đến 02 vị trí tàu vào làm hàng, thậm trí có cảng tiếp nhận 01 vị trí tàu vào làm hàng cũng rất khó khăn nhƣ cảng Nam Hải cũ, chiều dài cầu bến chỉ có 144m, cảng Tân cảng 189 chiều dài cầu bến là 170m.

Tuy nhiên, sản lƣợng hàng hóa thông qua cảng biển Hải Phòng lại tăng đều theo các năm. Tổng sản lƣợng hàng hóa thông qua toàn cảng trong năm 2012 là 44,67 triệu tấn, năm 2013 đạt 57,33 triệu tấn.

Lƣợng hàng hóa thực hiện tại các cảng thuộc khu vực Hải Phòng có mức

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh tế biển tại thành phố hải phòng (Trang 35)