Tình hình phát triển kinh tế biển tại Hải Phòng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh tế biển tại thành phố hải phòng (Trang 41)

3.1.2.1. Về phát triển hệ thống cảng, dịch vụ hàng hải, vận tải biển

Đối với việc phát triển hệ thống cảng, dịch vụ hàng hải, vận tải biển, thực hiện “Đẩy mạnh quá trình phát triển cảng Hải Phòng thành cảng hiện đại, là cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc và cả nƣớc, phục vụ đắc lực cho CNH, HĐH đất nƣớc mà trực tiếp là các tỉnh miền Bắc và thành phố Hải Phòng.

Hiện nay, hệ thống bến cảng công-ten-nơ tại Hải Phòng gồm có 11 bến với tổng chiều dài là 4.926,5m; bến dài nhất khoảng 1.000m và bến ngắn nhất

34

khoảng 150m, bình quân khoảng trên 400m/cầu bến. Các bến đa phần có quy mô nhỏ, chủ yếu thuộc Công ty TNHH MTV Cảng Hải Phòng, một số bến mới do các doanh nghiệp cổ phần khai thác nhƣ bến Hải An, Nam Hải, Đình Vũ… Thị phần khai thác của các cảng cũng có rất nhiều thay đổi kể từ khi các doanh nghiệp cổ phần đi vào khai thác hoạt động, hiện nay thì phần lớn nhất thuộc về Công ty CP Đầu tƣ và Phát triển cảng Đình Vũ, tiếp đến là bến cảng Chùa Vẽ, Xí nghiệp Xếp dỡ Tân cảng Hải Phòng…

Nhìn chung, các cảng biển khu vực Hải Phòng đều là nhỏ lẻ và rất phân tán, hầu hết các cảng chỉ tiếp nhận đƣợc từ 01 đến 02 vị trí tàu vào làm hàng, thậm trí có cảng tiếp nhận 01 vị trí tàu vào làm hàng cũng rất khó khăn nhƣ cảng Nam Hải cũ, chiều dài cầu bến chỉ có 144m, cảng Tân cảng 189 chiều dài cầu bến là 170m.

Tuy nhiên, sản lƣợng hàng hóa thông qua cảng biển Hải Phòng lại tăng đều theo các năm. Tổng sản lƣợng hàng hóa thông qua toàn cảng trong năm 2012 là 44,67 triệu tấn, năm 2013 đạt 57,33 triệu tấn.

Lƣợng hàng hóa thực hiện tại các cảng thuộc khu vực Hải Phòng có mức tăng trƣởng đều và khá cao, trong đó năm 2012 đạt mức 18,06%/năm và đến năm 2013 đạt 19,45%/năm. Điều này cho thấy khu vực cảng biển Hải Phòng vẫn là cảng biển có sức thu hút rất lớn trong cả nƣớc, lƣợng hàng gia tăng không ngừng qua các năm trong đó chủ đạo vẫn là mặt hàng công-ten-nơ.

Mặc dù tình hình kinh tế trong nƣớc, thế giới còn rất nhiều khó khăn thách thức, song hoạt động khai thác kinh doanh hệ thống cảng biển biển Hải Phòng trong thời gian vừa qua vẫn rất khả quan và đạt hiệu quả tƣơng đối tốt, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt cao, nhất là các doanh nghiệp cổ phần nhƣ Công ty Cổ phần Đầu tƣ và phát triển cảng Đình Vũ, cảng Đoạn Xá, cảng Nam Hải, cảng Viconship… Tuy nhiên, quá trình phát triển cũng đã bộc lộ khá nhiều những bất cập, tồn tại thiếu bền vững, từ cơ chế quản lý, tổ chức kinh doanh khai thác đến các hoạt động dịch vụ sau cảng.

35

3.1.2.2. Về xây dựng KKT, KCN, khu đô thị ven biển

Trong quá trình CNH, HĐH, việc mở rộng các điểm dân cƣ đô thị trên lãnh thổ nhằm phát triển mạng lƣới đô thị hoàn chình là một trong những mục tiêu hàng đầu. Hải Phòng xác định vùng ven biển trên lục địa có vai trò hậu cần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế biển nói riêng và toàn ngành kinh tế Hải Phòng nói chung; đây là nơi kinh tế và đô thị phát triển với tốc độ nhanh, quy hoạch trên cơ sở hình thành các khu, cụm công nghiệp tập trung.

Đến nay thành phố đã hình thành nên một hệ thống quy hoạch tổng thể các KCN,CCN với diện tích gần 9.716 ha. Đã có 8 KCN/19KCN theo quy hoạch đƣợc triển khai đầu tƣ với tổng diện tích đất tự nhiên là 4.180ha, gấp 7 lần so với trƣớc năm 2008. Các KCN, CCN đã thu hút đƣợc một lƣợng vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, đặc biệt thu hút đƣợc một số dự án FDI có số vốn đầu tƣ lớn, công nghệ sản xuất hiện đại nhƣ: GE, Bridgestone, Nỉpo Pharma, Fuji Xerox…Các doanh nghiệp hoạt động trong KCN, CCN đã đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thông qua phát triển số lƣợng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm công nghiệp quan trọng, sản phẩm mới tăng kim ngạch xuất khẩu…Đặc biệt đã góp phần giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, kỹ thuật, ngoại ngữ, tay nghề cho đội ngũ ngƣời lao động Việt Nam…

Tuy nhiên, việc phát triển các khu cụm công nghiệp trên địa bàn vẫn còn một số những tồn tại nhất định, các chỉ tiêu về phát triển lấp đầy, xử lý nƣớc thải đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN, CCN chƣa đạt đƣợc mục tiêu mà Nghị quyết và Chƣơng trình hành động đã đề ra; công tác đền bù GPMB, giao đất thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng, phát triển hạ tầng các khu cụm công nghiệp còn nhiều khó khăn vƣớng mắc điển hình nhƣ: VSIP, Nam Cầu Kiền, Tràng Duệ, An Dƣơng…

36

3.1.2.3. Về phát triển ngành công nghiệp đóng tàu

Tiếp tục khẳng định quan điểm công nghiệp đóng tàu là ngành công nghiệp chủ đạo của TP Hải Phòng. Lãnh đạo TP Hải Phòng chỉ đạo đẩy mạnh đầu tƣ, nâng cao năng lực đóng mới và đóng tàu trọng tải lớn trên 1 vạn tấn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Điều này không chỉ mở ra cơ hội để địa phƣơng này trở thành công xƣởng có thứ hạng trong khu vực trên lĩnh vực này mà còn tạo việc làm ổn định và thu nhập cho hàng vạn lao động.

Công nghiệp đóng tầu của Hải Phòng đã hình thành và phát triển từ năm 1961, đến nay ngành công nghiệp này đã khẳng định đƣợc vị thế của mình trong nƣớc và quốc tế. Hiện nay ngành đóng tàu Hải Phòng đã đóng đƣợc những tàu biển lớn có trọng tải lớn đạt tiêu chuẩn kiểm định nghiêm ngặt của hàng hải quốc tế từ 22.500 tấn đến 36.000 tấn, 53.000 tấn và gần đây nhất là kho nổi FSO5 chứa dầu trên biển, trọng tải 150.000 tấn trị giá 170 triệu USD, xuống nƣớc thành công, khẳng định sức bật của Hải Phòng, đánh dấu bƣớc ngoặt lớn cho ngành đóng tàu Việt Nam. Các sản phẩm của ngành đóng tàu Hải Phòng đƣợc xuất khẩu ra thị trƣờng các nƣớc: Singapore, Nhật Bản, Đan Mạch, Hy Lạp, Iraq và đặc biệt là Vƣơng quốc Anh nơi có nền công nghiệp đóng tàu lâu đời và hiện đại hàng đầu thế giới.

Công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển đƣợc xem là thế mạnh của Hải Phòng và đã đƣợc đầu tƣ lớn về thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Từ năm 2001 đến nay, ngành đóng mới và sửa chữa tàu biển đã có bƣớc phát triển đột biến, đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân hằng năm là 48,2%. Hải Phòng đã xuất khẩu đƣợc tàu biển sang các nƣớc nhƣ Xin-ga-po, Nhật Bản, Đan Mạch, Hy Lạp, I-rắc và đặc biệt là xuất khẩu sang Anh. Tuy nhiên, mức độ đầu tƣ còn thấp, trang thiết bị và trình độ công nghệ còn lạc hậu; tỷ lệ nội địa hoá thấp làm hạn chế sức cạnh tranh; trình độ chuyên môn hoá, đa dạng hoá sản phẩm còn thấp, năng lực tài chính thiếu vững chắc làm chậm tốc độ phát triển.

37

Tuy nhiên, thực tế cho thấy đối với ngành này, vấn đề nhân lực vẫn đang là bài toán khó.

3.1.2.4. Về khai thác khoáng sản biển

Hoạt động khai thác khoáng sản nói chung tại Hải Phòng chủ yếu là khai thác trên đất liền. Tuy nhiên, hoạt động khai thác khoáng sản trên biển cũng rất quan trọng, nhất là tiềm năng về khai thác dầu khí và nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng tại khu vực ven biển Hải Phòng. Chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020 coi dầu khí vẫn là ngành ƣu tiên phát triển cao trong số 4 ngành kinh tế biển quan trọng đến năm 2020: dầu khí, hàng hải, thủy sản và du lịch. Mới đây, UBND thành phố Hải Phòng cũng đã họp Hội đồng thẩm định và lấy ý kiến góp ý nội dung Đề án “Điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.Theo đó sẽ tăng cƣờng công tác quản lý phát triển khoáng sản, ngành công nghiệp khai khoáng theo hƣớng sử dụng có hiệu quả tài nguyên khoáng sản của thành phố, bảo đảm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội theo hƣớng bền vững.

Gần đây, hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng vấp phải không ít những vấn đề gây bức súc, nổi cộm. Phần vì trữ lƣợng một số loại khoáng sản ngày càng giảm trong khi nhu cầu để phục vụ các hoạt động phát triển KT-XH ngày càng cao. Mặt khác, dù đã có quy định, chỉ đạo của các cấp, song do các ngành chức năng, địa phƣơng nơi có khoáng sản chƣa thực hiện đúng, đủ, đặc biệt là trách nhiệm hậu kiểm chƣa cao nên dẫn đến tình trạng lộn xộn, vi phạm trong khai thác khoáng sản, thậm chí để xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng. Vì vậy, tăng cƣờng quản lý, lập lại trật tự trong lĩnh vực khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố là điều rất cần thiết.

3.1.2.5. Về phát triển kinh tế thuỷ sản

Nghề khai thác, đánh bắt và nuôi trồng hải sản ở Hải Phòng đã có từ lâu, trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau.

38

Sản lƣợng nuôi trồng, xuất khẩu thuỷ sản của Hải Phòng thuộc vào tốp đầu các tỉnh phía Bắc và sản lƣợng khai thác đứng thứ 3 cả nƣớc. Số cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản của thành phố chiếm tới 75%; hệ thống kho lạnh chiếm 50% sức chứa các kho lạnh trong các cơ sở chế biến thủy sản toàn miền Bắc. Trung bình 1 năm, tổng sản lƣợng thuỷ sản tiêu thụ đạt từ 75 đến 95 nghìn tấn, trong đó giá trị xuất khẩu đạt từ 35 đến 58 triệu USD... Đây là thành tựu vƣợt bậc của ngành thuỷ sản sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị, tạo nền tảng vững chắc để Hải Phòng thực sự trở thành trung tâm thủy sản vùng duyên hải Bắc bộ.

Hiện Hải Phòng đã vƣơn lên làm chủ công nghệ sản xuất một số giống thủy sản có giá trị kinh tế cao, trở thành địa phƣơng duy nhất của phía Bắc sản xuất đƣợc giống thủy sản nƣớc mặn, nƣớc lợ; đặc biệt là các loại giống: cá giò, cá song, cá hồng mỹ, giống tu hài, hàu... Hàng năm, sản xuất gần 1 tỷ con giống thủy sản, trong đó có nhiều loại cho giá trị, chất lƣợng cao nhƣ: Cua biển, tôm rảo, tôm càng xanh, cá chim trắng, rô phi đơn tính…, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng thủy sản của thành phố và một số tỉnh bạn.

Năng lực khai thác thuỷ sản xa bờ của thành phố cũng không ngừng đƣợc tăng cƣờng, cơ sở dịch vụ hậu cần thủy sản ngày càng đƣợc tập trung củng cố mở rộng. Hiện, toàn thành phố có 4.006 tàu thuyền khai thác thủy sản, trong đó có 525 tàu khai thác xa bờ, tăng 160 tàu so với năm 2008 (sản lƣợng khai thác đạt 47.854 tấn, tăng 6,69%/năm).

Nhận thức về tiềm năng, vai trò, vị trí của ngành thuỷ sản đối với phát triển của thành phố của các cấp, các ngành chƣa đầy đủ nên công tác chỉ đạo, điều hành chƣa hiệu quả; các nguồn vốn đƣợc cấp phát hạn chế nhƣng bố trí lại dàn trải nên hầu hết các dự án không kết thúc đúng tiến độ đề ra...Hải Phòng đang thiếu một cơ chế, chính sách hợp lý, một môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn để phát huy hết tiềm năng, lợi thế của ngành thuỷ sản. Để xây dựng Hải

39

Phòng trở thành trung tâm thuỷ sản vùng Duyên hải Bắc bộ, thành phố cần sớm đổi mới, bổ sung một số cơ chế, chính sách cho phù hợp với đặc thù của nghề cá; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm khai thác tốt các nguồn lực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thuỷ sản theo hƣớng CNH-HĐH; đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trƣờng, tranh thủ thu hút các nguồn vốn đầu tƣ, từng bƣớc nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh...

3.1.2.6. Về du lịch biển

Thực hiện chủ trƣơng phát triển du lịch Hải Phòng theo hƣớng du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng vùng ven biển kết hợp với du lịch văn hóa, trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010, UBND thành phố Hải Phòng xác định “du lịch biển sẽ đƣợc phát triển nhƣ một mũi nhọn quan trọng trong mối liên kết với các tỉnh, địa bàn trọng điểm, vùng Bắc Bộ và nƣớc ngoài, xây dựng các tuyến du lịch liên vùng Hà Nội - Đồ Sơn - Cát Bà - Hạ Long, tiếp tục nâng cấp khu du lịch quốc tế Đồ Sơn, xây dựng đảo Cát Bà trở thành trung tâm du lịch biển có tầm cỡ quốc gia, quốc tế.

Trong những năm qua, du lịch Hải Phòng có những bƣớc phát triển mới, chủ yếu là du lịch biển. Số lƣợng khách du lịch đến Hải Phòng bằng tàu biển tăng liên tục qua các năm, trọng điểm là du lịch biển Đồ Sơn và Cát Bà. Duy trì và mở rộng tuyển du lịch bằng đƣờng biển Bắc Hải - Hải Phòng nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc. Thu hút đƣợc nhiều nguồn vốn đầu tƣ và cơ sở hạ tầng du lịch biển, đặc biển là nguồn vốn tƣ nhân.

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng, năm 2000 số lƣợng khách quốc tế đến với Hải Phòng là 193.000 lƣợt ngƣời, qua các năm có sự tăng trƣởng tƣơng đối đồng đều, đỉnh cao là năm 2009 với 720.000 lƣợt khách, nhƣng đến năm 2010 lại có sự suy giảm mạnh (596.400 lƣợt khách).

Nguyên nhân của sự suy giảm này là do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tác động đến việc đi du lịch của khách nƣớc ngoài. Lƣợng khách quốc tế

40

chủ yếu mới chỉ đến du lịch ở các bãi tắm biển nhƣ Cát Bà, Đồ Sơn (trên 87%) mà chƣa biết nhiều đến các vùng đồng quê khác của Hải Phòng.

Lƣợng khách du lịch nội địa đến Hải Phòng ngày càng tăng, chủ yếu là ngƣời dân đến từ Hải Phòng, Hà Nội và các tỉnh phụ cận. Trong đó, có trên 85% du khách đến với du lịch biển nhƣ Cát Bà, Đồ Sơn, chỉ có một tỷ lệ nhỏ khách đến tham quan các điểm du lịch tại Kiến An, An Lão, Vĩnh Bảo…

Mặc dù đạt đƣợc một số kết quả đáng ghi nhận nhƣng cũng phải thẳng thắn nhận định ngành du lịch Hải Phòng nói chung, du lịch biển nói riêng hiệu quả đạt đƣợc còn thấp so với các tỉnh, thành phố khác, nhiều mục tiêu phát triển du lịch đề ra chƣa đƣợc triển khai, chƣa khai thác đƣợc hết thế mạnh về tài nguyên du lịch biển của thành phố, lợi nhuận thấp. Thành phố chƣa có quy hoạch chi tiết cho việc mở rộng và phát triển du lịch biển, nhất là Cát Bà và Đồ Sơn cho tƣơng xứng là trọng điểm du lịch; chƣa có chiến lƣợc đầu tƣ cơ sở hạ tầng và đội ngũ cán bộ quản lý; việc mở các tuyến du lịch mới và nội tuyến chƣa chủ động, kém hiệu quả; thiếu khách sạn sang trọng, công trình vui chơi giải trí mang tính đặc thù của biển.

3.1.2.7. Về phát triển các huyện đảo

Đảo là một bộ phận lãnh thổ quốc gia, là nơi có tiềm năng để phát triển thủy sản, giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản, du lịch biển... Các đảo và quần đảo còn tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, là hệ thống căn cứ để tiến ra biển và đại dƣơng, do đó có khai thác hiệu quả nguồn lợi vùng biển, hải đảo có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của thành phố và đất nƣớc trong hiện tại và tƣơng lai.

Hai huyện đảo của Hải Phòng là Cát Hải và Bạch Long Vĩ có vị trí, vai trò quan trọng cả về kinh tế lẫn quốc phòng an ninh. Phát huy thế mạnh của

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh tế biển tại thành phố hải phòng (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)