Công tác quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế biển

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh tế biển tại thành phố hải phòng (Trang 25 - 31)

1.2.2.1. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế biển

- Đảm bảo về quốc phòng - an ninh: Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo Việt Nam có vai trò quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nƣớc ra hƣớng biển. Do đặc điểm lãnh thổ đất liền nƣớc ta có hình chữ S, trải dài ven biển từ Bắc vào Nam, chiều ngang hẹp (nơi rộng nhất khoảng 600km, nơi hẹp nhất khoảng 50km), nên chiều sâu phòng thủ đất nƣớc bị hạn chế. Hầu hết các trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của ta đều năm trong phạm vi cách bờ biển không lớn, nên rất dễ bị địch tấn công từ hƣớng biển. Nếu chiến tranh xảy ra thì mọi mục tiêu trên đất liền đều nằm trong tầm hoạt động, bắn phá của vũ khí trang bị công nghệ cao xuất phát từ

18

hƣớng biển. Nếu các quần đảo xa bờ, gần bờ đƣợc củng cố xây dựng thành những căn cứ, vị trí trú đậu, triển khai của các lực lƣợng Hải quân Việt Nam và sự tham gia của các lực lƣợng khác thì biển, đảo có vai trò rất quan trọng làm tăng chiều sâu phòng thủ hiệu quả cho đất nƣớc. Việt Nam cần tăng cƣờng hơn nữa những khả năng quản lý, làm chủ vƣơn ra biển làm động lực thúc đẩy các vùng khác trong đất liền phát triển, chúng ta phải có quyết tâm cao, tập trung huy động mọi tiềm năng và lợi thế của biển, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh trên biển để tạo ra môi trƣờng hòa bình, ổn định, tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam và ngƣ dân các địa phƣơng yên tâm làm ăn trên các vùng biển, đảo, nhất là ở vùng biển xa.

- Đảm bảo xu thế hội nhập khu vực và thế giới về mọi lĩnh vực: Vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đƣờng hàng hải và hàng không huyết mạch thông thƣơng giữa Ấn Độ Dƣơng và Thái Bình Dƣơng, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nƣớc trong khu vực. Việc quản lý tốt vấn đề biển, đảo sẽ góp phần cho phép vùng biển và ven biển nƣớc ta có khả năng chuyển tải hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc một cách nhanh chóng và thuận lợi.

1.2.2.2. Mục tiêu, nội dung và các biện pháp quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế biển

a. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế biển.

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích về địa chính trị, các mục tiêu định hƣớng phát triển KT-XH song song với nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng - an ninh, Hội nghị lần thứ tƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” với mục tiêu đƣa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển gắn với cơ

19

cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53 - 55% GDP, 55 - 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bƣớc đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng chỉ rõ: “Phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh và hợp tác quốc tế”. Tiếp đó, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI một lần nữa khẳng định: “Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN…”.

Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) chỉ rõ: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh; quốc phòng - an ninh với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và trên từng địa bàn”. Để thực hiện Chiến lƣợc biển Việt Nam, từ năm 2008 Chính phủ đã ban hành và phê duyệt nhiều Nghị quyết về một số giải pháp cấp bách trong quản lý nhà nƣớc về tài nguyên và môi trƣờng biển; Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền và quản lý bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo; Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020... và ngày 06/9/2013, Chính phủ đã ban hành Quyết định 1570/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lƣợc khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

b. Nội dung quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế biển.

- Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển kinh tế biển: Hoàn thiện công tác quy hoạch biển, đảo theo ngành, lĩnh vực trong điều kiện hệ thống chính sách, pháp luật về biển, đảo còn thiếu đồng bộ và chồng chéo, hiệu lực thi hành pháp

20

luật yếu, tổ chức triển khai thiếu phối hợp giữa các ngành, các cấp. Đặc biệt đối với hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên và kiểm soát môi trƣờng biển, hải đảo chƣa hoàn thiện để làm cơ sở cho việc quản lý có hiệu quả. Các Bộ, Ngành thực hiện quản lý biển, đảo theo các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành nhƣ Luật Bảo vệ môi trƣờng, Luật Thủy sản, Luật Dầu khí, Luật Hàng hải, Luật Đa dạng sinh học, Luật Du lịch…nên việc ban hành chƣơng trình, kế hoạch liên quan đến khai thác biển và hải đảo mới chỉ đƣợc thực hiện ở từng Bộ, ngành mà chƣa có sự phối hợp chặt chẽ; còn có chồng chéo về quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng biển, hải đảo.

- Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển kinh tế biển: Hoàn thiện bộ máy quản lý về mặt con ngƣời giúp tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc, là sự quản lý về mặt hành chính nhà nƣớc của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền nhằm điều hoà, phối hợp tốt giữa các cơ quan nhà nƣớc từ trung ƣơng đến địa phƣơng trong việc tham gia vào quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch sử dụng và khai thác, bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng biển, hải đảo một cách phù hợp với định hƣớng; yêu cầu phát triển bền vững, đồng thời bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

- Xây dựng cơ chế, chính sách phối hợp liên ngành, phối hợp giữa Trung ƣơng và địa phƣơng: Quản lý nhà nƣớc tổng hợp và thống nhất về biển, đảo nhằm mục đích: đảm bảo phát triển đa ngành, sử dụng đa mục tiêu và bảo đảm lợi ích của các bên liên quan (đa lợi ích). Phải xác định có chồng chéo hay không về các vấn đề về quản lý tổng hợp và thống nhất đối với vùng duyên hải; quản lý ô nhiễm môi trƣờng biển từ nguồn lục địa; quản lý tài nguyên - môi trƣờng hải đảo.

c. Biện pháp quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế biển.

- Tăng cƣờng các biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo, vai trò của kinh tế biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

21

Tổ quốc, phát triển kinh tế biển, đề cao trách nhiệm và ý thức thực thi pháp luật, đồng thuận hành động để phát triển kinh tế biển.

- Nâng cao năng lực thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về biển đảo theo hƣớng nâng cao chất lƣợng công tác tham mƣu, đề xuất các cơ chế chính sách phát triển kinh tế biển. Theo đó, tập trung làm tốt công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và không gian biển, đẩy mạnh hình thức dịch vụ cảng biển và vận tải đa phƣơng thức.

- Đẩy mạnh thu hút các nguồn lực, nhất là các nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI), vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA), để phát triển kinh tế biển, khai thác tốt và sử dụng có hiệu quả các cơ chế hỗ trợ của Trung ƣơng đối với đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế biển.

- Tăng cƣờng kiểm soát, phòng ngừa xử lý ô nhiễm, sự cố môi trƣờng biển thông qua việc xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát và phối hợp với các địa phƣơng ven biển, phát hiện, cảnh báo, thông báo kịp thời về tai biến thiên nhiên và sự cố môi trƣờng biển, các hoạt động gây suy thoái môi trƣờng để kịp thời ngăn chặn, xử lý.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, khu vực và hợp tác giữa các địa phƣơng trong các lĩnh vực giao thông, vận tải biển, thủy sản, du lịch biển, bảo vệ môi trƣờng biển, hợp tác tìm kiếm cứu nạn, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ biển...

- Nghiên cứu áp dụng cơ chế ƣu đãi đầu tƣ cho các địa phƣơng có biển, là trọng điểm kinh tế biển.

- Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ phát triển kinh tế biển. Chú trọng nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề theo hƣớng đạt trình độ cao và nhanh chóng hội nhập trình độ quốc tế.

- Phối hợp chặt chẽ phát triển kinh tế biển với quốc phòng, an ninh trong quá trình triển khai thực hiện.

22

1.2.2.3. Các nhân tố tác động đến công tác quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế biển

- Điều kiện tự nhiên: Không thể phủ nhận vai trò của tự nhiên trong phát triển kinh tế biển vì đây chính là đối tƣợng mà kinh tế biển hƣớng vào. Phát triển kinh tế biển là dựa trên khai thác lợi thế về thiên nhiên, cụ thể là tài nguyên từ biển. Sự phong phú và khả năng khai thác tài nguyên biển phụ thuộc phần lớn vào điều kiện tự nhiên, đặc điểm khí hậu. Sự biến đổi đột ngột của khí hậu, những thay đổi bất ngờ về điều kiện tự nhiên mang những tác động mang tính sống còn đến tài nguyên biển và nền kinh tế biển.

- Vốn đầu tư: Là điều kiện cần hàng đầu để xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị khoa học công nghệ phục vụ cho phát triển kinh tế biển. Quy mô nguồn vốn mang tính quyết định đến quy mô, năng suất và trình độ phát triển của nền kinh tế biển. Trong các nguồn vốn cho phát triển kinh tế biển, vốn từ ngân sách nhà nƣớc thƣờng đóng vai trò chủ đạo.

- Nguồn nhân lực: Có vị trí quan trọng trong tất cả các lĩnh vực. Trong lĩnh vực kinh tế biển, vị trí ấy lại càng đặc biệt to lớn. Để khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển không những cần một đội ngũ nhân lực nhiều về số lƣợng mà còn phải có và trình độ KH-CN đáp ứng đƣợc nhu cầu khai thác, chế biến, quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên biển.

- Tình hình chính trị - xã hội và cơ chế chính sách của Nhà nước: Cũng nhƣ với các lĩnh vực kinh tế khác, tính ổn định chính trị và mức độ hỗ trợ, quan tâm của cơ chế chính sách hỗ trợ đang thực hiện có mối quan hệ thuận chiều với sự phát triển kinh tế biển.

23

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về kinh tế biển tại thành phố hải phòng (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)