Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối tương quan giữa sự chuyên nghiệp của nhân viên với mức độ hài lòng của khách hàng tại công ty TNHH kiểm toán và định giá việt nam (VAE) (Trang 40 - 43)

Xuất phát từ thực tế công việc, tác giả đã nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu và tổng hợp lại một số nội dung chính của một số phƣơng pháp mà tác giả đã dùng để tham khảo và thực hiện trong quá trình thực hiện luận văn của mình nhƣ sau:

- Phƣơng pháp nghiên cứu duy vật biện chứng: Xuất phát từ lĩnh vực công việc đang làm và từ nhu cầu thực tế mà khách hàng yêu cầu, ngƣời nghiên cứu phân tích các thông tin từ những mong muốn của đối tác khi tiếp xúc với loại hình dịch vụ kiểm toán nói riêng và các loại hình dịch vụ nói chung, đa phần khách hàng đều có một mong muốn đƣợc làm việc với một đối tác có tính chuyên nghiệp cao trong hầu hết mọi công đoạn của quá trình hợp tác, từ đó giúp cho ngƣời thực hiện định hƣớng nghiên cứu đề tài thực tế hơn xuất phát từ nhu cầu của khách hàng.

39

- Phƣơng pháp nghiên cứu tổng hợp và kế thừa (từ hồ sơ, tài liệu): Ngƣời nghiên cứu tiến hành thu thập và phân tích những tài liệu liên quan từ nhiều nguồn khác nhau, cả trong và ngoài nƣớc, đã có ai làm chƣa, làm đến đâu, còn tồn tại những hạn chế gì, cách tiếp cận nhƣ thế nào, ƣu và nhƣợc điểm của các cách tiếp cận đó. Trên cơ sở đó xây dựng mô hình và lý thuyết nghiên cứu cho đề tài hiện tại.

- Phƣơng pháp phỏng vấn: Việc phỏng vấn các kiểm toán viên trực tiếp thực hiện nghiệp vụ khách hàng lâu năm giúp tác giả củng cố và hoàn thiện lại hệ thống các yếu tố thuộc các nhóm nhân tố chính, để từ đó ghi nhận những yếu tố cùng thể hiện một nội dung tạo thành các nhân tố đó, đồng thời giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quan hơn về thái độ khách hàng đối với họ trong quá trình triển khai thực hiện nghiệp vụ kiểm toán. Thời gian tiến hành trƣớc và sau khi khảo sát chính thức. - Phƣơng pháp điều tra khảo sát và sử dụng phần mềm SPSS (thống kê số học)

(viết tắt của Statistical Package for the Social Sciences) [11], [12]: Đây là phƣơng pháp nghiên cứu chính, việc sử dụng phần mềm SPSS hiện nay đang rất phổ biến trong giới nghiên cứu nhằm lƣợng hóa các nội dung nghiên cứu mà trƣớc đây chỉ có thể thu thập và tiến hành bằng định tính, không mang tính thuyết phục cao. Xuất phát từ mối quan hệ thực tế giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ, xuất phát từ những nhận xét và góp ý kiến từ khách hàng sau khi sử dụng các loại hình dịch vụ nói chung và dịch vụ kiểm toán nói riêng, ngƣời thực hiện tiến hành thiết kế mẫu bảng hỏi, nội dung bảng hỏi đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở mô hình nghiên cứu của đề tài nhằm thu thập thông tin đƣa vào phần mềm để phân tích và kiểm định các giả thiết nghiên cứu. Xử lý và đọc số liệu thu đƣợc từ phân tích của SPSS, sàng lọc và xử lý kết quả từ những nhân tố có ảnh hƣởng nhiều nhất đến nội dung đề tài, để đƣa ra những luận cứ có tính khoa học cho nội dung nghiên cứu trong đề tài luận văn, từ đó có thể nhận đƣợc những mặt hạn chế của đề tài và nhận định các hƣớng nghiên cứu tiếp theo.

- Trình tự nghiên cứu: Ngƣời nghiên cứu tiến hành phỏng vấn thứ cấp đối với các chuyên gia trong công ty, mục đích là để tham vấn các yếu tố liên quan đến tính chuyên nghiệp của chính họ, một phần mà họ vẫn hàng ngày tiếp xúc với khách hàng, nhƣng họ cũng không nghĩ đến việc phải lƣợng hóa những yếu tố đó cho một bộ phận khách hàng thƣờng xuyên đang sử dụng dịch vụ của công ty. Sau khi kết

40

thúc phỏng vấn thứ cấp, tác giả đã rút gọn và đƣa ra một số nhân tố chính đại diện cho sự chuyên nghiệp. Bƣớc tiếp theo, tác giả tiến hành nghiên cứu sơ cấp đối với các khách hàng thông qua việc xây dựng bảng hỏi. Việc tiến hành khảo sát sơ cấp đƣợc tiến hành thông qua các nhóm đi công tác trực tiếp tại văn phòng khách hàng. Sau đó, từ các phiếu phỏng vấn đƣợc khách hàng xác nhận, ngƣời nghiên cứu tiến hành thu thập và thống kê số lƣợng phần tử mẫu để tiến hành phân tích số liệu thông qua phần mềm SPSS. Mục đích của việc phân tích SPSS nhƣ trên là để kiểm định các giả thiết đã đƣợc tác giả đặt ra đối với các nhân tố và các yếu tố thuộc các nhân tố liệu có phù hợp, các số liệu liệu có độ tin cậy và số lƣợng phần tử mẫu liệu có là đại diện cho tổng thể để khẳng định kết quả của mục đích nghiên cứu. Từ đó, tác giả phân tích các số liệu thu đƣợc từ việc chạy các biến số và các hệ số để tìm ra những mặt hạn chế của sự chuyên nghiệp của nhân viên thông qua các biến số mà khách hàng đã đánh giá có trọng số thấp. Kết hợp với thực trạng nhân sự và những đánh giá còn yếu kém từ phía khách hàng để từ đó, tác giả mạnh dạn đề xuất và kiếm nghị một số giải pháp nhằm cải thiện đƣợc những hạn chế về tính chuyên nghiệp của nhân viên trong công ty VAE.

Việc đƣa ra những giải pháp thông qua đề xuất và kiến nghị cũng đƣợc tác giả xây dựng mô hình thực hiện theo mục tiều đề ra của nội dung luận văn, làm căn cứ khảo cứu cho những ai cần quan tâm để có cái nhìn toàn diện về tính cấp thiết của đề tài trong quá trình hội nhập nhƣ hiện nay.

41

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối tương quan giữa sự chuyên nghiệp của nhân viên với mức độ hài lòng của khách hàng tại công ty TNHH kiểm toán và định giá việt nam (VAE) (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)