trên cơ sở Chuẩn hiệu trưởng, đảm bảo khách quan, chính xác và dân chủ
3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Việc đánh giá dựa trên Chuẩn hiệu trưởng trường THPT, đảm bảo khách quan, toàn diện, cụ thể, khoa học, công bằng và dân chủ. Đánh giá làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu theo các tiêu chí, tiêu chuẩn của Chuẩn hiệu trưởng và từ đó thấy được chiều hướng phát triển của hiệu trưởng. Đánh giá đúng
cán bộ là cơ sở để bố trí, sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Định kỳ hàng năm, hiệu trưởng được đánh giá định kỳ 01 lần theo Chuẩn hiệu trưởng, được đánh giá khi xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại qua xem xét, phân tích kết quả đánh giá theo Chuẩn hiệu trưởng.
3.3.3.2. Nội dung biện pháp
- Chú trọng công tác đánh giá xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn hiệu trưởng, định kỳ mỗi năm 01 lần, hiệu trưởng trường THPT được đánh giá vào dịp cuối năm học theo Chuẩn hiệu trưởng. Kết quả đánh giá, xếp loại theo chuẩn hiệu trưởng này được lấy để làm cơ sở đưa vào kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ, đảng viên cuối năm theo quy định của Điều lệ Đảng.
- Thực hiện đầy đủ quy trình đánh giá hiệu trưởng theo Chuẩn hiệu trưởng khi được thực hiện khi thực hiện phân cấp quản lý như đã nêu. Quy trình đánh giá thực hiện theo các bước quy định tại Chuẩn hiệu trưởng, cụ thể:
Bước 1: Hiệu trưởng tự đánh giá (theo mẫu phiếu tự đánh giá).
Bước 2: Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tham gia góp ý và đánh giá hiệu trưởng (theo mẫu phiếu của cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia đánh giá).
Bước 3: Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đánh giá, để đảm bảo công bằng, khách quan, dân chủ khâu này ngoài việc tuân theo hướng dẫn đánh giá theo Chuẩn hiệu trưởng cần theo tình hình thực tế của nhà trường theo vùng miền để đánh giá sát thực tế hơn. Do vậy, việc đánh giá của Sở GD&ĐT cần thực hiện theo trình tự:
+ Tập hợp tư liệu, thông tin đánh giá, xếp loại liên quan đến hiệu trưởng cần đánh giá (hiện nay Phòng TCCB Sở đang được giao theo dõi, tập hợp)
+ Thành lập Hội đồng đánh giá hiệu trưởng theo Chuẩn hiệu trưởng (Hội đồng gồm: Giám đốc, Phó giám đốc phụ trách ngành học, đại diện Đảng uỷ cơ quan Sở, Công đoàn ngành, các trưởng phòng Sở có liên quan: Tổ chức cán bộ, Kế hoạch tài chính, Giáo dục trung học ...). Giám đốc Sở GD&ĐT dự kiến đánh giá hiệu trưởng trường THPT thông qua Hội đồng.
+ Thông báo dự kiến đánh giá của Giám đốc Sở cho đối tượng hiệu trưởng được đánh giá.
+ Lấy ý kiến phản hồi của hiệu trưởng được đánh giá. Giải quyết những bất đồng nếu có.
+ Giám đốc Sở GD&ĐT đánh giá chính thức. Kết quả đánh giá được thông báo công khai trong đơn vị và gửi đến cấp uỷ cấp trên của tổ chức cơ sở Đảng trong nhà trường. Thực hiện công khai kết quả đánh giá cán bộ định kỳ, khắc phục tình trạng đánh giá một chiều, vệnh lệch giữa tự đánh giá và đánh giá của cấp trên (hiện nay khâu này vẫn còn đang bị bỏ lửng).
+ Kết quả đánh giá, xếp loại hiệu trưởng phải được lưu trong Hồ sơ cán bộ. Tổng hợp kết quả đánh giá báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ GD&ĐT.
Việc tự đánh giá của hiệu trưởng hiện nay có xu hướng cao hơn so với đánh giá của tập thể sư phạm nhà trường và đánh giá của cấp trên. Đôi khi cũng có trường hợp ngược lại. Do vậy, nếu công tác đánh giá cán bộ không công khai, không làm đúng quy trình, không tham khảo ý kiến của chính cán bộ được đánh giá sẽ dẫn đến thắc mắc, khiếu kiện. Nếu đánh giá không chính xác, như nể nang, cào bằng hoặc trù dập, sẽ bị dư luận phản đối, không đạt được hiệu quả mong muốn.
Sử dụng kết quả đánh giá cán bộ như là một sơ sở quan trọng để xem xét, bố trí, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. Đây là một chỉ số quan trọng nói lên hiệu quả của công tác đánh giá cán bộ chính xác, khách quan, công bằng theo mục tiêu đề ra.
3.3.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Một là, làm tốt biện pháp 3.3.1
Hai là, thực hiện phân cấp quản lý hiệu trưởng triệt để nêu trong biện pháp 3.2.1. Gắn trách nhiệm của người có thẩm quyền đánh giá cán bộ với thẩm quyền bố trí, sử dụng cán bộ. Đồng thời có cơ chế quy trách nhiệm khi cá nhân, tổ chức đánh giá sai cán bộ, từ đó, bố trí sử dụng không đúng cán bộ quản lý.
Ba là, nâng cao năng lực của cán bộ tham mưu về công tác cán bộ ở cơ quan Sở GD&ĐT. Hiệu trưởng các trường THPT cần có thêm người quản lý về công tác cán bộ ở trường. Những người làm công tác cán bộ ở Sở, trường phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác cán bộ và quản lý cán bộ nói chung và nghiệp vụ công tác đánh giá cán bộ nói riêng.