Đặc điểm địa lý, kinh tế, văn hoá xã hội tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh ninh bình theo hướng chuẩn hóa luận văn ths giáo dục học (Trang 42 - 43)

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thực hiện Nghị quyết Quốc hội khóa VIII, tại kỳ họp thứ 10, phiên họp ngày 26/12/1991 về việc điều chỉnh phân định lại địa giới tỉnh Hà Nam Ninh, tỉnh Ninh Bình được tái lập trên cơ sở giữ nguyên trạng vị trí địa lí, địa giới hành chính của tỉnh Ninh Bình thời điểm hợp nhất thành lập tỉnh Hà Nam Ninh (2-1976). Ngày 01/4/1992, tỉnh Ninh Bình chính thức hoạt động theo đơn vị hành chính mới.

Tỉnh Ninh Bình nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, có ranh giới hành chính giáp với các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thanh Hoá, Hoà Bình và phía Đông nam là biển Đông. Địa hình của tỉnh chia làm ba vùng khá rõ là: vùng đồng bằng, vùng bán sơn địa và vùng ven biển. Tổng diện tích đất tự nhiên của Ninh Bình là 1378,1 km2, bao gồm 8 huyện, thị xã và thành phố (6 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố), toàn tỉnh có tổng số 145 xã, phường, thị trấn (122 xã, 7 thị trấn và 16 phường, trong đó có 57 xã, phường, thị trấn được công nhận miền núi). Dân số toàn tỉnh là 915. 391 người, mật độ dân số 662 người/km2. Có 24.000 người là dân tộc Mường chiếm 2,6% dân số, tập trung chủ yếu ở huyện Nho Quan, người theo đạo Công giáo là 137.391 chiếm 15% tập trung chủ yếu ở huyện Kim Sơn và Nho Quan (năm 2012). Ninh Bình là một địa bàn chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

2.1.1.2. Về kinh tế, văn hóa, xã hội

Thực trạng kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình thời điểm tái lập tỉnh năm 1992 có nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế quy mô nhỏ bé, cơ cấu lạc hậu. Sản xuất nông - lâm - thủy sản chiếm tới 69,9% GDP; sản xuất lương thực bình quân đầu người năm 1992 mới đạt trên 300 kg thóc. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhỏ bé, phân tán, manh mún. Thu nhập của người lao động thấp. Một bộ phận nhân dân đời sống khó khăn. Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ sản xuất và đời sống xã hội trong tình trạng

lạc hậu thấp kém. Hệ thống giao thông, các công trình thủy lợi bị xuống cấp nghiêm trọng. Hệ thống trường học, bệnh viện, trạm y tế xã cũng thiếu và xuống cấp...

Bằng những nỗ lực to lớn của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, sau hơn 20 năm tái lập, Ninh Bình đã phát triển nhanh chóng, giành những thành tựu rất đáng tự hào. Kinh tế liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, nhất là giai đoạn từ 2005-2010 trung bình đạt 16,5%/ năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực (dịch vụ chiếm 38,4%; công nghiệp, xây dựng 46,4%; nông, lâm nghiệp và thủy sản 18,2%); Cơ sở vật chất - kĩ thuật được tăng cường; Văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ; Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao thu nhập bình quân đầu người. Các ngành dịch vụ có bước phát triển mới, nhất là dịch vụ du lịch. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được triển khai sâu rộng. Các cấp, các ngành đã quan tâm chỉ đạo, tập trung lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Vị thế tỉnh Ninh Bình được khẳng định và nâng cao là điều kiện thuận lợi để giữ vững ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh ninh bình theo hướng chuẩn hóa luận văn ths giáo dục học (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)