Chuẩn hóa trong giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh ninh bình theo hướng chuẩn hóa luận văn ths giáo dục học (Trang 28 - 29)

Chuẩn hóa trong giáo dục là những quá trình cần thiết làm cho các sự vật, đối tượng trong lĩnh vực giáo dục đáp ứng được các chuẩn đã ban hành và áp dụng chính thức cho giáo dục để tạo thuận lợi hơn cho tiến bộ và phát triển giáo dục.

Một số lĩnh vực chính trong giáo dục phổ thông đã và đang tiến hành xây dựng chuẩn, chuẩn hóa đó là:

+ Đội ngũ và chất lượng giáo viên;

+ Nhân sự cán bộ quản lý, nghiên cứu - thông tin giáo dục; + Trường sở và hạ tầng vật chất - kĩ thuật nhà trường; + Quá trình và hoạt động giáo dục;

+ Các công cụ hành chính, chiến lược và chính sách giáo dục.

Trong lĩnh vực Quá trình và hoạt động giáo dục phát triển và áp dụng các loại chuẩn sau: 1 - Chuẩn học tập gồm: Chuẩn nội dung học vấn, Chuẩn thực hiện và Chuẩn kĩ năng học tập cơ bản; 2- Chuẩn giảng dạy gồm Chuẩn thiết kế giảng dạy, Chuẩn kĩ năng tiến hành giảng dạy, Chuẩn kĩ năng hành vi ứng xử, giao tiếp sư pham và Chuẩn quản lí học tập, học sinh và lớp; 3- Chuẩn học liệu, nguồn lực và phương tiện giáo dục gồm Chuẩn chương trình, sách giáo khoa, Chuẩn các tài liệu nghe - nhìn, Chuẩn phần mềm giáo dục, Chuẩn phương tiện kĩ thuật chung, Chuẩn phương tiện và dụng cụ thực hành, thực nghiệm, Chuẩn đồ dùng học tập, đồ chơi, tài liệu trực quan khác.

- Những chức năng cơ bản của việc chuẩn hóa:

+ Định hướng hoạt động quản lí và việc thực hiện các chức năng, các nhiệm vụ, các biện pháp quản lí khác nhau trên những nguyên tắc nhất quán;

+ Qui cách hóa (unification) các sản phẩm, quá trình thực hiện tạo ra sản phẩm (nguồn lực, công nghệ, phương tiện…), đưa các sự vật vào trật tự nhất định;

+ Khuyến khích phát triển, tạo môi trường chính thức ngày càng thích hợp hơn cho phát triển đồng thời ngày càng hạn chế những nhân tố tự phát, phi chính thức trong phát triển hoặc những nhân tố phản phát triển

- Chu trình chuẩn hóa trong giáo dục gồm các bước: + Phát triển chuẩn (xây dựng và điều chỉnh chuẩn);

+ Áp dụng chuẩn (ban hành và thực hiện chuẩn trong thực tế);

+ Quản lí chuẩn hóa (giám sát, đánh giá việc áp dụng chuẩn và đánh giá hiệu lực của chuẩn để phát triển chuẩn cho chu kì chuẩn hóa tiếp theo).

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh ninh bình theo hướng chuẩn hóa luận văn ths giáo dục học (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)