Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh ninh bình theo hướng chuẩn hóa luận văn ths giáo dục học (Trang 96 - 97)

mọi mặt cho hiệu trưởng các trường THPT theo các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn hiệu trưởng

3.3.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Công tác đào tạo, bồi dưỡng hiệu trưởng các trường THPT (bao gồm cả đương chức và dự nhiệm) phải trở thành nhu cầu tự thân, bắt buộc để hiệu trưởng hoàn thiện, phát triển các năng lực lãnh đạo, quản lý một cách toàn diện, phát triển nhân cách, đảm bảo chuẩn Hiệu trưởng theo quy định, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

3.3.5.2. Nội dung biện pháp

- Bổ sung thêm điều kiện bắt buộc để xem xét, bổ nhiệm hiệu trưởng trường THPT: phải có các chứng chỉ (hoặc chứng nhận đang theo học): bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý; Lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; Chứng chỉ Tin học B trở lên; Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ khung B1 Châu Âu trở lên. Đối với Tin học và ngoại ngữ, còn phải có xác nhận của thủ trưởng đơn vị về khả năng sử dụng Tin học, ngoại ngữ vào giảng dạy và công tác. Để khả thi, quy định trên có hiệu lực sau 01 năm, để nguồn dự nhiệm có điều kiện bổ sung kiến thức còn thiếu. Trong trường hợp đặc biệt, người dự nhiệm chưa đạt tiêu chuẩn nêu trên, có thể cho nợ và cam kết sau 01 năm phải hoàn thiện các kiến thức, kỹ năng còn thiếu.

- Cụ thể hoá và tăng thêm chế độ chính sách cho hiệu trưởng đương chức đi học và người dự nhiệm đi học. Chính sách đối với hiệu trưởng đi học hiện nay đã tạo nhiều thuận lợi để học viên hoàn thành nhiệm vụ. Nhiều chế độ, chính sách được giao quyền tự chủ cho hiệu trưởng trường THPT, nên bản thân người đương chức và dự nhiệm được hỗ trợ kinh phí đào tạo khá kịp thời. Khuyến khích hiệu trưởng vừa thực hiện nhiệm vụ, vừa tự học, tự bồi dưỡng, và theo học các lớp đào tạo, bồi dưỡng tập trung nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và của Chuẩn hiệu trưởng.

- Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo cán bộ quản lý, hiệu trưởng trường THPT theo hướng tinh gọn, thiết thực, gắn với Chuẩn hiệu trưởng, gắng với thực tiễn, hấp dẫn, hiệu quả: Các trường có nhiệm vụ bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, hiệu trưởng trường THPT cần bổ sung kịp thời những bổ sung những nội dung bồi dưỡng gắng liền với Chuẩn hiệu trưởng, giúp cán bộ, hiệu trưởng bồi dưỡng năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn hiệu trưởng, nhất là những nội dung của tiêu chuẩn 3 về năng lực quản lý nhà trường; giảm bớt nội dung lý thuyết hàn lâm, chưa thiết thực.

3.3.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Một là, các cơ quan Trung ương, các Học viện có liên quan phải nghiên cứu, đổi mới đồng bộ chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng gắn với các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn hiệu trưởng; các chế độ, chính sách liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ quản lý, hiệu trưởng trường THPT, tạo động lực để cán bộ quản lý, hiệu trưởng các nhà trường tự học và sẵn sàng theo học các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ mọi mặt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Hai là, việc đào tạo, bồi dưỡng gắn với sử dụng hiệu trưởng (dự nhiệm và đương chức) phải được thực hiện trong việc đổi mới triệt để việc phân cấp quản lý cán bộ, gắn với trách nhiệm và quyền lợi của tập thể, của cá nhân cán bộ quản lý, nhất là hiệu trưởng nhà trường, để bản thân hiệu trưởng thực sự phải vận động, học, tự học tập, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đồng thời tạo điều kiện, giúp đỡ người dự nhiệm học tập nâng cao trình độ.

Ba là, tuyển dụng, bố trí đủ giáo viên và phó hiệu trưởng có đủ năng lực giúp việc để hiệu trưởng có thể đi học tập bồi dưỡng tập trung mà yên tâm công việc ở nhà trường đã có người giúp việc, giáo viên thực hiện đảm bảo các hoạt động nhà trường diễn ra bình thường theo quy định.

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh ninh bình theo hướng chuẩn hóa luận văn ths giáo dục học (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)