Tăng cường xây dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển đội ngũ hiệu

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh ninh bình theo hướng chuẩn hóa luận văn ths giáo dục học (Trang 99)

trưởng trường THPT đáp ứng yêu cầu mới

3.3.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, quy chế, điều lệ liên quan đến giáo dục THPT phù hợp, chặt chẽ, đồng bộ theo hướng tăng cường tính tự chủ cho trường THPT; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hiệu trưởng trường THPT, thực hiện khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh; nâng cấp phương tiện, điều kiện làm việc; mở rộng giao lưu, học hỏi; bổ sung chế độ, chính sách khuyến

khích hiệu trưởng vươn lên, tự hoàn thiện mọi mặt để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác lãnh đạo, quản lý trường THPT trong thời gian tới.

3.3.7.2. Nội dung biện pháp

- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện pháp luật và các quy định liên quan đến giáo dục THPT, chú trọng đẩy mạnh phân cấp quản lý, thực hiện tự chủ về nhân sự, về tài chính cho trường THPT, gắn quyền quản lý, sử dụng nhân lực, vật lực, tài lực với trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được giao cho hiệu trưởng trường THPT. Biện pháp này được thực hiện triệt để sẽ giúp cho vị thế của hiệu trưởng trường THPT được tăng cường, vai trò của hiệu trưởng lớn hơn, có trọng lượng hơn trong việc tham mưu với cấp uỷ và chính quyền địa phương, trong việc phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức, thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục, đem lại hiệu quả quản lý cao hơn. Đây cũng là yếu tố giúp khắc phục tính ỷ lại, thụ động, trông chờ vào cấp trên, tăng cường tính năng động, sáng tạo của đội ngũ hiệu trưởng.

- Tiếp tục bổ sung một số chế độ, chính sách phù hợp đối với đội ngũ hiệu trưởng trường THPT. Đảng và Nhà nước đã và đang nghiên cứu đưa ra các chính sách thu hút nhân tài vào ngành giáo dục, các chính sách động viên khuyên khích nhà giáo trong quản lý, giảng dạy như: Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) về GD&ĐT và Khoa học và Công nghệ, Đảng và nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách cụ thể để đầu tư, phát triển giáo dục, trong đó có chính sách lương, chính sách ưu đãi cho giáo viên đứng lớp; Chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo (Nghị định số 54/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo)vv.. Hiệu trường trường THPT cũng được hương các chính sách này

Tuy vậy, chế độ lương đối với cán bộ, giáo viên nói chung, chưa đáp ứng được nhu cầu trong điều kiện lạm phát tăng cao, giá cả leo thang nhanh hơn mức điều chỉnh mức lương cơ bản. Vấn đề này đang được Bộ GD&ĐT và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, trình Chính phủ để bổ sung, sửa đổi.

Hay việc tôn vinh các nhà giáo có nhiều đóng với danh hiệu Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú trong những năm qua cũng có một số hiệu trưởng các trường THPT được vinh dự nhận danh hiệu này.

- Đồng thời với việc thực hiện các chế độ chính sách ưu đãi, chính sách kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo cho hiệu trưởng, phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết dứt điểm những đơn thư khiếu tố, khiếu nại liên quan đến trách nhiệm của hiệu trưởng, của nhà trường; tiến hành quy trình xử lý kỷ luật (nếu có vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật) chặt chẽ, nghiêm minh, không bao che khuyết điểm của cán bộ. Đây là khâu tất yếu của bất kỳ quá trình lãnh đạo, quản lý nào. Hiệu trưởng có khuyết điểm không bị xử lý sẽ làm mất niềm tin của tập thể sư phạm, của cộng đồng dân cư, trong đó có học sinh. Điều đó hết sức bất lợi cho việc giáo dục học sinh - mà việc giáo dục học sinh là nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả của nhà trường nói chung.

- Tăng cường điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác của quản lý của hiệu trưởng. Hiện nay, ở Ninh Bình tất cả các trường THPT đều đã kết nối internet. Các văn bản hành chính (báo cáo, công văn, giấy mời, tờ trình ...), các văn bản quy phạm pháp luật về cơ bản được gửi, nhận qua mạng (trên Website của Sở GD&ĐT) đem đến lợi thế rất lớn cho công tác quản lý, chỉ đạo: chuyển tải thông tin, báo cáo, thống kê số liệu được nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm được nhiều thời gian. Tuy nhiên, khi mới thực hiện triển khai gửi văn bản qua mạng, cũng gặp nhiều rắc rối như mất điện lưới, kẹt mạng do quá tải hoặc cấu hình máy tính thấp, trình độ và kỹ thuật thao tác sử dụng mạng còn hạn chế, trong khi tốc độ phát triển của công nghệ thông tin rất nhanh ... Vì vậy, phải thường xuyên bổ sung, nâng cấp mạng máy tính cho nhà trường, tăng cường thêm các trang thiết bị hiện đại để thực hiện ứng dụng các tiện ích mà công nghệ thông tin đem lại cho đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp làm việc và cách thức quản lý mới của hiệu trưởng.

Tỉnh Ninh Bình đến giữa năm 2008 mới chỉ có 01 trường THPT đạt chuẩn quốc gia đến nay được 06 trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Điều đó nói lên điều kiện cơ sở vật chất tối thiểu của nhiều trường chưa đạt mức chất lượng tối thiểu. Thiếu phòng học, thiếu các phòng chức năng, thiếu máy tính, máy điều hoà. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất làm việc của hiệu trưởng.

Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cho nhà trường để hiệu trưởng có điều kiện làm việc tốt hơn, ngoài sự đầu tư của nhà nước, sự quan tâm của chính quyền địa phương, thì chính hiệu trưởng có vai trò hết sức quan trọng và chủ yếu trong việc tham mưu cho cấp có thẩm quyền bố trí nguồn lực xây dựng và

phát triển nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường, phải xây dựng được kế hoạch đầu tư, mua sắm hợp lý, tiết kiệm, đầu tư đón đầu nhu cầu phát triển theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tránh lãng phí, làm đi làm lại. Hiệu trưởng nhà trường còn phải biết huy động các nguồn lực đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân ngoài xã hội cùng chăm lo xây dựng cơ sở vật chất trường học. Đây là một nội dung cần thiết trong việc thực hiện xã hội hoá giáo dục.

- Tăng cường giao lưu với các trường THPT điển hình, tiên tiến, tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm giáo dục THPT ở tỉnh bạn, ở nước ngoài. Đây là một biện pháp quan trọng nhằm giúp hiệu trưởng mở rộng tầm nhìn, biết so sánh nhận ra những điểm phù hợp, tương đồng, sự khác biệt và nguyên nhân, học hỏi kinh nghiệm hay, cách làm tốt của trường bạn. Từ đó vận dụng vào thực tiễn của nhà trường mình. Việc vận dụng kinh nghiệm quản lý ở đơn vị khác cần phải hết sức chú ý, tìm hiểu đầy đủ các yếu tố khác biệt, điều kiện riêng của mỗi nơi, phải phân tích, so sánh, khi thực hiện phải có khảo nghiệm, thận trọng vận dụng từng bước, nhưng cũng phải biết mạnh dạn đổi mới, nếu thấy hiệu quả, phù hợp. Mở rộng giao lưu, học hỏi và biết vận dụng kinh nghiệm quản lý mới cũng là một cách học hỏi, tự học để mỗi hiệu trưởng trưởng thành, phát triển thêm, từ đó nâng cao khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu của Chuẩn hiệu trưởng. Vì vậy, đương nhiên cũng phải đầu tư kinh phí (từ ngân sách nhà nước, kinh phí tự có và cá nhân bỏ ra).

Đôi khi, muốn vận dụng được những cách làm hay, làm tốt ở địa phương, cơ sở khác, phải có sự đồng thuận, giúp đỡ, tạo điều kiện của cấp có thẩm quyền. Vì vậy, cần chú ý không chỉ mở rộng tầm nhìn của chính đội ngũ hiệu trưởng, mà còn phải biết vận động để mời những tổ chức, cá nhân có liên quan đến phát triển nhà trường để giúp họ chứng kiến và chấp nhận biện pháp đề xuất mới của nhà trường.

Thực tiễn những năm qua, việc tổ chức tham quan học tập, nhất là tổ chức đoàn ra nước ngoài của hiệu trưởng trường THPT của tỉnh rất hiếm hoi, hoặc có tổ chức nhưng hiệu quả ít. Mục đích thực sự để học hỏi kinh nghiệm về thực thi ở trong nước đôi khi lại đặt xuống hàng thứ yếu, mà coi chuyến đi nước ngoài như là một ân huệ đi du lịch dành cho hiệu trưởng cao tuổi, chuẩn bị nghỉ hưu mà thôi. Vì vậy, phải chú ý tính hiệu quả trong việc đầu tư học tập kinh nghiệm, nhất là tổ chức đoàn ra nước ngoài.

Tóm lại, mạnh dạn đầu tư để cán bộ quản lý, hiệu trưởng các trường THPT được tham quan, học hỏi là một biện pháp cần thiết, nhưng phải chú ý tính hiệu quả và cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn, khắc phục một số hạn chế nêu trên trong thời gian tới.

3.3.7.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Một là, các biện pháp nêu trên sẽ dễ dàng được thực hiện khi nền kinh tế đất nước và địa phương tăng trưởng tốt, nhà nước, người dân và xã hội có điều kiện đầu tư trở lại cho phát triển giáo dục.

Hai là, Hiệu trưởng, phải có kế hoạch cụ thể, hợp lý, từng bước chuẩn hoá, hiện đại hoá trên cơ sở thực hiện xã hội hoá giáo dục, được sự đồng thuận của tập thể sư phạm và của cả cộng đồng.

Ba là, phải xây dựng được mục tiêu chiến lược của nhà trường và tuyên truyền để mục tiêu đó trở thành nhu cầu cần thiết của cả cộng đồng dân cư. Đây chính là một chức năng của người lãnh đạo, quản lý. Ví dụ, đặt mục tiêu xây dựng thương hiệu nhà trường, nâng cao vị thế của nhà trường; định hướng và mục tiêu xây dựng trường đạt chuẩn, trong đó có chuẩn về đội ngũ giáo viên và hiệu trưởng. 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp quản lý hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Ninh Bình trình bày trong đề tài là những biện pháp chủ yếu để quản lý hiệu trưởng các trường THPT theo định hướng chuẩn hóa. Ngoài ra, còn có các biện pháp, biện pháp cụ thể khác tác động đến quá trình quản lý, phát triển của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, mà chúng tôi chưa đề cập đến, hoặc đã nêu nhưng chưa thật đầy đủ hướng đến định hướng chuẩn hóa đội ngũ hiệu trưởng trường THPT.

Các biện pháp chủ yếu nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ràng buộc lẫn nhau, vừa là tiền đề, điều kiện, vừa là kết quả của nhau, cụ thể:

Biện pháp thứ nhất Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các cấp quản lý, các trường THPT về yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung, định hướng chuẩn hóa nói riêng và sự cần thiết triển khai áp dụng Chuẩn hiệu trưởng đối với hiệu trưởng các trường THPT làm tiền đề, điều kiện giúp cho các biện pháp khác được thực hiện thuận lợi, thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp khác, đảm các quy trình thực hiện được thực hiện đúng, đủ theo các quy định của nhà nước, ví dụ: biện pháp một được thực hiện là điều kiện để biện pháp ba thực hiện tốt, đầy đủ

đúng quy định, hiệu quả bởi cán bộ, giáo viên, nhân viên đã nắm được chủ trương, quy trình thực hiện hay đây cũng là kết quả mong muốn của các cấp quản lý...

Trong bẩy biện pháp đề xuất, mỗi biện pháp đều có vị trí quan trọng, không thể xem nhẹ trong quá trình quản lý hiệu trưởng các trường THPT. Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn, yêu cầu cụ thể của cá nhân mỗi hiệu trưởng mà vận dụng, thực hiện một số biện pháp nào đó mà thôi. Ví dụ, trong biện pháp đào tạo, bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo tiêu chí, tiêu chuẩn của Chuẩn hiệu trưởng thì yêu cầu chung là phải đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt theo quy định của Chuẩn, nhưng hiệu trưởng mà có trình độ chuyên môn là Tin học hay ngoại ngữ thì chỉ việc cập nhật, bổ sung những kiến thức, yêu cầu mới đối với tiêu chí này chứ không cần phải đào tạo tập trung...

Trong xu thế đổi mới quản lý giáo dục hiện nay, chúng tôi cho rằng biện pháp cấp thiết số 1, mang tính tiền đề cho sự đổi mới, nâng cao hiệu quả của các biện pháp khác để đội ngũ hiệu trưởng trường THPT ở tỉnh Ninh Bình đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa, chính là thực hiện phân cấp quản lý triệt để: giao cho Giám đốc Sở GD&ĐT thẩm quyền quản lý (quyết định đánh giá, qui hoạch, bố trí, sử dụng, thực hiện chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật) đối với hiệu trưởng và đặc biệt chú trọng đánh giá, xếp loại hiệu trưởng trường THPT theo Chuẩn hiệu trưởng thực sự công bằng, khách quan, dân chủ mới thúc đẩy, nâng cao chất lượng của đội ngũ này.

3.5. Trưng cầu ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hiệu trưởng các trường THPT theo hướng chuẩn hóa đã đề xuất lý hiệu trưởng các trường THPT theo hướng chuẩn hóa đã đề xuất

Kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề tài đề xuất 7 biện pháp quản lý hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Ninh Bình theo định hướng chuẩn hóa, đó là:

BP1: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các cấp quản lý, các trường THPT về yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung, định hướng chuẩn hóa nói riêng và sự cần thiết triển khai áp dụng Chuẩn hiệu trưởng đối với hiệu trưởng các trường THPT

BP2: Thực hiện phân cấp quản lý cán bộ một cách triệt để, phù hợp và tăng cường trách nhiệm quản lý của Sở GD&ĐT.

BP3: Đổi mới, chú trọng công tác đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng trường THPT trên cơ sở Chuẩn hiệu trưởng, đảm bảo khách quan, chính xác và dân chủ.

BP4: Công tác quy hoạch hiệu trưởng trường THPT phải được gắn với đánh giá cán bộ giáo viên theo hướng chuẩn hóa.

BP5: Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng mọi mặt cho hiệu trưởng các trường THPT theo các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn hiệu trưởng

BP6: Đổi mới công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và luân chuyển hiệu trưởng trường THPT;

BP7: Tăng cường xây dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường THPT đáp ứng yêu cầu mới, yêu cầu của Chuẩn hiệu trưởng;

Để khẳng định giá trị khoa học của các biện pháp đề xuất, trên cơ sở thực nghiệm tại thực tiễn quản lý giáo dục tại địa phương bằng phương pháp chuyên gia, đề tài khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hiệu trưởng trường THPT đề xuất.

Quy trình xin ý kiến chuyên gia gồm các bước sau:

Bước 1. Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho chuyên gia (Phụ lục

II).

Bước 2. Lựa chọn chuyên gia là những người có kinh nghiệm chỉ đạo trường

THPT; Cán bộ quản lý các trường THPT có trình độ, có kinh nghiệm.

Số lượng: 57 người, bao gồm cán bộ lãnh đạo Sở, chuyên viên Sở GD&ĐT và các hiệu trưởng trường THPT có kinh nghiệm lâu năm.

Bước 3. Lấy ý kiến chuyên gia và xử lý kết quả nghiên cứu.

Trên cơ sở mẫu phiếu đã xây dựng xin ý kiến các chuyên gia một cách độc lập theo mẫu phiếu đánh giá gồm 2 khía cạnh:

- Đánh giá về tính cần thiết của các giải pháp đề xuất với 3 mức độ: Rất cần thiết; Cần thiết; Không cần thiết.

- Đánh giá về tính khả thi của các giải pháp đề xuất ở 3 mức độ: Rất khả thi; Khả thi; Không khả thi.

Cách thức xử lý kết quả: Cho thang điểm đánh giá: + Rất cần thiết / Rất khả thi: 6 điểm.

+ Cần thiết / Khả thi: 5 điểm.

Kết quả khảo nghiệm:

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp

TT Các biện pháp Rất cần thiết Cần thiết

Không cần thiết Tổng điểm x SL % SL % SL % 1 Biện pháp 1 45 78,9 12 21,1 0 0,0 330 5,79

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh ninh bình theo hướng chuẩn hóa luận văn ths giáo dục học (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)