Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các cấp quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh ninh bình theo hướng chuẩn hóa luận văn ths giáo dục học (Trang 89 - 91)

lý giáo dục, các trường THPT về yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung, định hướng chuẩn hóa nói riêng và sự cần thiết triển khai áp dụng Chuẩn hiệu trưởng đối với hiệu trưởng các trường THPT

3.3.1.1.Mục tiêu của biện pháp

Tăng cường sự nhận thức, hiểu biết của cán bộ, quản lý, giáo viên, nhân viên về định hướng chuẩn hóa và cụ thể là những chuẩn đã được ban hành trong lĩnh vực giáo dục trong đó có Chuẩn hiệu trưởng. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hiểu nắm vững được mục đích ban hành chuẩn, các quy trình thực hiện đánh giá, xếp loại theo chuẩn đảm bảo công bằng, khách quan, chính xác, nhất là đối với hiệu trưởng nhà trường.

3.3.1.2. Nội dung biện pháp

Đối với các cấp quản lý giáo dục tăng cường chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý các trường đối với công tác triển khai thực hiện chuẩn hóa, chuẩn hiệu trưởng. Đây là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai các quy định về chuẩn hóa, Chuẩn hiệu trưởng trong các nhà trường. Tổ chức cho đội ngũ này nghiên cứu nắm vững về các quy định của Chuẩn hiệu trưởng, quy trình triển khai thực hiện đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn hiệu trưởng. Phát động thi đua giữa các hiệu trưởng về vấn đề học tập, nghiên cứu, phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực hiệu trưởng theo quy định của Chuẩn hiệu trưởng.

- Yêu cầu các nhà trường định kỳ tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập, nghiên cứu về Chuẩn hiệu trưởng, nắm vững các quy trình, quy định đánh giá, xếp loại hiệu trưởng với nhiều hình thức khác nhau như: dành thời để cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường cùng tập trung nghiên cứu; khuyến khích cán bộ, giáo viên tự học tập, nghiên cứu; niêm yết các văn bản quy định ở các bảng tin nhà trường...

3.3.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện tốt biện pháp này cần chú trọng các điều kiện sau:

Một là các cấp quản lý giáo dục cần thường xuyên đưa công tác này vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ từ đầu các năm học bởi công tác thực hiện đánh giá theo

Chuẩn hiệu trưởng được triển khai định kỳ hằng năm.

Hai để việc triển khai thực hiện ở các nhà trường đảm bảo yêu cầu thì cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện ở các nhà trường.

3.3.2. Thực hiện phân cấp quản lý hiệu trưởng các trường THPT triệt để theo quy định

3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Phân cấp quản lý hiệu trưởng các trường THPT triệt để là điều kiện để đổi mới quy trình thực hiện công tác cán bộ (nhận xét, đánh giá, xếp loại, qui hoạch hiệu trưởng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hiệu trưởng, thực hiện chế độ chính sách đối với hiệu trưởng); tăng cường, gắn trách nhiệm của Sở GD&ĐT với việc bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng hợp lý, hiệu quả đội ngũ hiệu trưởng trường THPT.

3.3.2.2. Nội dung biện pháp

Đổi mới, sửa đổi phân cấp triệt để quản lý hiệu trưởng các trường THPT hiện hành phải là biện pháp ưu tiên và quan trọng hàng đầu trong quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT trong thời gian tới, bởi vì nó quyết định hoặc ảnh hưởng đến mọi công tác cán bộ khác, liên quan đến việc thực hiện đổi mới các biện pháp quản lý, phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT.

Phân cấp quản lý triệt để hiệu trưởng trường THPT theo quy trình: Cơ quan có thẩm quyền trong công

tác cán bộ

Vai trò của cơ quan có thẩm quyền trong công tác cán bộ

UBND tỉnh Quyết định phân cấp quản lý hiệu trưởng

trường THPT

Sở Nội vụ

Giúp UBND tỉnh thanh tra, kiểm tra về quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại luân chuyển hiệu trưởng trường THPT

Sở GD&ĐT Quyết định công tác cán bộ đối với hiệu trưởng các trường THPT

Cấp uỷ và lãnh đạo trường THPT (hay

Hội đồng trường) Tham mưu, đề xuất

Tập thể sư phạm trường THPT Lấy ý kiến tham khảo để quyết định về công tác cán bộ

Như vậy, so với phân cấp quản lý cán bộ hiện hành thì việc phân cấp quản lý hiệu trưởng đúng quy định và triệt để, việc bổ nhiệm rút ngắn được quy trình, Sở GD&ĐT không phải xin ý kiến hiệp y của UBND, của huyện ủy nơi trường THPT hoạt động. Sở GD&ĐT là cơ quan được giao thẩm quyền quyết định, là chủ thể quản lý đối với hiệu trưởng các trường THPT. Sở Nội vụ là những cơ quan tham mưu, cơ quan quản lý về công tác cán bộ được giao trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về công tác cán bộ đối với Sở GD&ĐT và các đơn vị trực thuộc Sở, đảm bảo công tác cán bộ thực hiện đúng quy định của Đảng và pháp luật của nhà nước.

3.3.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Biện pháp phân cấp quản lý hiệu trưởng nêu trên có thể thực hiện được với các điều kiện:

Thứ nhất, thực hiện biện pháp phân cấp quản lý hiệu trưởng nêu trên là phù hợp với quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, các định hướng cải cách hành chính; tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị, nhất là đơn vị cơ sở; phát huy vai trò của cấp uỷ cơ sở và lãnh đạo đơn vị, của Hội đồng trường trong công tác cán bộ.

Thứ hai, gắn trách nhiệm của Sở GD&ĐT là cơ quan chủ quản đối với các trường THPT trong việc bố trí nguồn nhân lực, trong đó có việc bố trí, sử dụng đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT.

Thứ ba, năng lực, trình độ, điều kiện làm việc của Sở đã được nâng cao, giúp cho lãnh đạo Sở có cơ sở nhận xét, đánh giá đúng cán bộ do mình quản lý. Đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức của cơ quan Sở phải được tăng cường, đảm bảo đủ về số lượng, có chất lượng cao, nhất là tính trung thực, thận trọng trong công tác cán bộ.

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh ninh bình theo hướng chuẩn hóa luận văn ths giáo dục học (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)