Mặc Tử và Nguyễn Bính
Điểm khác nhau đầu tiên trong cách sử dụng lớp từ ngữ trong thơ Hàn Mặc Tử và Nguyễn Bính đó là lớp từ ngữ chỉ không gian. Mặc dù cả hai nhà thơ Nguyễn Bính và Hàn Mặc Tử hầu hết sử dụng từ đa tiết để chỉ không gian nhưng về ngữ nghĩa của lớp từ này ở hai nhà thơ này vẫn có những nét khác nhau. Nếu như từ đa âm tiết chỉ không gian trong thơ Hàn Mặc Tử chủ yếu là để chỉ không gian vũ trụ và không gian cảm xúc, tâm trạng. Không gian vũ trụ trong thơ Hàn Mặc Tử là không gian của trăng, mây, nước, sao,... được tác giả kết hợp lại với nhau thành: trăng sao, mây nước, nước mây, hoa lá, mây
khói,... đó là các từ ghép đẳng lập hoặc nhiều từ phải đặt trong kết hợp danh
từ hóa để chỉ không gian tâm tưởng như: (trong) hư đãng, cõi thanh tịnh, cõi
cực lạc, nguồn khoái lạc, vũng máu đào, ...
Không gian vũ trụ tràn ngập khắp thơ Hàn Mặc Tử, một không gian đẹp, lung linh, huyền ảo nhưng đó chỉ là những không gian tưởng tượng của nhà thơ mà thôi. Không gian vũ trụ càng đẹp bao nhiêu thì không gian đó lại chất chứa tâm trạng đau thương, đau đớn bấy nhiêu. Có lẽ trong văn học Việt Nam không có nhà thơ nào viết về không gian tâm trạng đầy đau đớn, đau thương và “rớm máu” nhiều như Hàn Mặc Tử. Một không gian chìm trong “máu và cuồng điên”.
Ngược lại, từ ngữ đa âm tiết chỉ không gian trong thơ Nguyễn Bính chủ yếu chỉ không gian làng quê, không gian của thành thị phồn hoa, đô hội. Khung cảnh nông thôn trong thơ Nguyễn Bính hiện ra với: vườn chè, vườn
bưởi, vườn cải, vườn lê, thôn Đoài, thôn Đông, ... Đó là những không gian
bình dị, thanh bình của làng quê Việt Nam. Không gian đó gắn chặt với mảnh vườn, ngôi nhà, bến nước, con đê, những không gian được xác định cụ thể, gần gũi trong cuộc sống thường ngày.
Đều viết về hình ảnh người phụ nữ nhưng hình ảnh người phụ nữ ở cả hai nhà thơ vẫn có những nét khác biệt. Nếu như người phụ nữ trong thơ Nguyễn Bính đó là người mẹ, người chị, người yêu, những người gần gũi, gắn bó với nhà thơ.người phụ nữ trong thơ Nguyễn Bính hiện lên trong khung cảnh sinh hoạt đời sống hàng ngày, vẻ đẹp hiện hữu từ lao động, cụ thể sinh động. Ngược lại, trong thơ Hàn Mặc Tử hình ảnh người phụ nữ luôn nhạt nhòa, hư ảo, dễ biến mất chỉ trong một tích tắc. “Trăng” là em, em hòa lẫn trong “trăng”, “hồn em”, “bóng em”, “tình em” là những từ ngữ xuất hiện rất nhiều lần, nó trở thành một nỗi ám ảnh trong thơ Hàn, nhưng lại rất mờ ảo và nhạt nhòa. Người phụ nữ trong thơ Nguyễn Bính là chủ yếu là những danh từ chỉ những người thân thuộc trong gia đình: mẹ, chị,em,... còn người phụ nữ được gọi là “em” trong thơ Hàn Mặc Tử là những người tình, người yêu, hay là những cô gái mà nhà thơ chỉ mới được nghe kể mà chưa từng biết mặt. họ là những nàng thơ trong tâm tưởng của tác giả, nhạt nhòa, mờ ảo, dễ dàng tan biến trong cái rợn ngợp, xa xôi của không gian vũ trụ.