Ngữ nghĩa của các lớp từ ngữ trong thơ Nguyễn Bính

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ trong thơ hàn mặc tử và nguyễn bính luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 86 - 101)

Cũng giống như Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính đã sử dụng rất nhiều lớp từ ngữ trong thơ, nhưng có 3 lớp từ ngữ được tác giả sử dụng với số lượng nhiều nhất là: Lớp từ ngữ chỉ không gian, lớp từ ngữ chỉ thời gian, lớp từ ngữ chỉ người phụ nữ. Vì vậy, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu ba lớp từ này.

3.2.2.1. Lớp từ ngữ chỉ không gian

Tiến hành khảo sát 41 bài thơ của Nguyễn Bính, chúng tôi thấy lớp từ ngữ chỉ không gian xuất hiện với tần số cao 349 lần.

Bảng 3.5: Thống kê cấu tạo lớp từ chỉ không gian trong thơ Nguyễn Bính

Cấu tạo của lớp từ ngữ chỉ không gian thơ Nguyễn

Bính

Số lượng

Tỉ lệ

(%) Ví dụ

Từ đơn tiết 53 15,2 Vườn, đường, làng, nhà, nước,

bãi, chùa, sông, phố, ao, cầu...

Từ đa tiết 296 84,8 Nhà gianh, bến sông, khung

cửi, ...

Tổng 349 100

Các từ đơn âm tiết trong thơ Nguyễn Bính chiếm tỉ lệ rất ít 15,2 % chủ yếu là các từ chỉ không gian gắn với đời sống, sinh hoạt của con người thôn quê: ao, đường, sông, bãi, vườn, làng... Các từ đa tiết chỉ không gian trong

thơ Nguyễn Bính là những từ cấu tạo từ hai hình vị trở lên: khung cửi, làng

xóm, láng giềng, nhà gianh, bến sông, ... Tất cả những từ ghép đó đều chỉ

những không gian gần gũi, thân thuộc của làng quê Việt Nam.

Ngoài ra, lớp từ chỉ không gian trong thơ Nguyễn Bính còn xuất hiện các nhóm đại từ biểu thị các cặp tương quan không gian: bên nớ - bên này, bên

kia – bên này, bên ấy – bên này, nơi ấy – nơi này, nơi ấy – chốn nào… việc sử dụng nhiều các cặp đại từ tương quan đã tạo ra ý nghĩa, cảm giác đối lập: một bên là gần gũi, yêu thương và một bên là xa lạ, xa cách:

Hai thôn chung lại một làng

Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?

(Tương tư, tr.31)

Canh gà bên nớ giằng sang bên này.

(Một con sông lạnh, tr.65)

Có thể thấy, đại từ đã làm nên những đặc sắc về không gian trong thơ Nguyễn Bính. Không gian vừa xác định vừa không xác định, không gian vừa tương quan, vừa đối lập. Không gian được thể hiện gián tiếp qua đại từ mà không dùng trực tiếp từ chỉ không gian.

Việc sử dụng đại từ để thay thế từ chỉ không gian vừa có ý nghĩa ngữ pháp (tránh lặp) lại vừa có ý nghĩa từ vựng (diễn đạt một phạm vi không gian). Dù nó không phản ánh trực tiếp một không gian cụ thể nào nhưng chính nó đã làm nên sự phong phú đa dạng cho từ ngữ chỉ không gian trong thơ nói chung thơ Nguyễn Bính nói riêng.

Nếu như trong thơ Hàn Mặc Tử sự kết hợp giữa danh từ không gian với từ chỉ vị trí tạo nên ý nghĩa không gian trừu tượng là chủ yếu: (trong) tư tưởng, cõi thanh tịnh, (trong) vũng trăng, giữa không trung, dưới trời sâu,…

thì trong thơ Nguyễn Bính sự kết hợp của danh từ chỉ không gian với từ chỉ vị trí: trên – dưới; trong – ngoài; bên, giữa, cạnh,…tạo nên nhưng ý nghĩa

không gian cụ thể, xác định: bên nhà, trên toa, trên đường cát mịn, sau chùa,

bên bờ giếng, bên Cầu Muối, trước mái hiên, dưới chân giày, ngoài sơn thôn, trên bến sông, trên bến xe, … từ chỉ vị trí chiếm số lượng lớn trong thơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyễn Bính với 54 lần. Xuất hiện nhiều nhất là từ chỉ vị trí “trên – dưới” nhằm định vị, định hướng tọa độ không gian:

Mình em lầm lụi trên đường về ... Hoa xoan đã nát dưới chân giày.

(Mưa xuân, tr5-6) Hai người bạn cũ tiễn đưa nhau Kẻ ở trên toa kẻ dưới tàu.

(Những bóng người trên sân ga, tr.43) Ngoài ra, Nguyễn Bính còn sử dụng nhiều từ chỉ vị trí khác như: “trong – ngoài” để biểu thị ý nghĩa định vị thuộc về không gian: (trong) giấc mơ, (trong) khung cửi, (trong) hiu quạnh, ngoài mái hiên, ...

“Giữa, cạnh, bên,...” cũng góp phần làm nên sự phong phú cho các ý nghĩa không gian:

Nhà nàng ở cạnh nhà tôi

Cách nhau cái dậu mồng tơi xanh rờn

(Người hàng xóm, tr.53)

Từ “cạnh” cho biết khoảng cách không gian địa lý rất gần, chỉ cách nhau mỗi cái dậu mồng tơi mà thôi nhưng đằng sau cách nói đó để nói đến khoảng cách xa xôi trong lòng người.

Hay:

Bờ rào cây bưởi cây hoa

Qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo.

Tất cả đều gợi nên sự gần gũi, thân thuộc. Đó chính là không gian văn hóa làng quê quen thuộc đã ăn sâu vào trong tiềm thức của Nguyễn Bính. Có thể nói, từ chỉ vị trí không gian có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc định hướng không gian. Không gian trong thơ Nguyễn Bính là không gian được biểu hiện vừa được biểu hiện qua miêu tả, vừa được biểu hiện qua ngôn ngữ. Vì vậy, sự có mặt của các từ ngữ chỉ vị trí chiều hướng không gian khác nhau đã tạo cho không gian trong thơ Nguyễn Bính vừa đa chiều, vừa phong phú nhưng cũng rất gần gũi quen thuộc.

Nguyễn Bính sinh ra và lớn lên ở một miền quê đói nghèo nhưng cũng là một miền quê trong cái nôi văn hóa của nền văn minh châu thổ sông Hồng. Nguyễn Bính đã sớm đắm mình trong không gian thôn dã, hấp thụ được những giá trị văn hóa dân gian, dân tộc nơi xóm làng. Quê hương đã nhuộm thắm tâm hồn thi sĩ, ấn định bản sắc của một phong cách thơ chân quê. Trong miền kí ức của Nguyễn Bính đối với làng quê luôn hiện lên hình ảnh làng quê, bình dị chân chất. Làng quê Nguyễn Bính hiện lên với một con đường bụi, một con đê đầu làng thấp thoáng xuất hiện trong thơ Nguyễn Bính. Đó là những hình ảnh hết sức quen thuộc đối với mỗi làng quê Việt Nam để rồi đọc lên ai cũng cảm thấy thân yêu gắn bó. Con đê là nơi hẹn hò của các cặp trai gái, là nơi chia tay, là nơi gặp gỡ của những nguời đi xa về...

Hôm qua em đi tỉnh về

Đợi em đợi mãi con đê đầu làng

(Mưa xuân, tr.5)

Gắn với con đê, là hình ảnh mảnh vườn cũng xuất hiện rất nhiều trong thơ Nguyễn Bính. Với nhà thơ “mảnh vườn” là biểu tượng và là ám ảnh của nông thôn trong thơ. Vườn không chỉ là biểu tượng của thôn quê mà còn là biểu tượng của dân tộc việt Nam. Trong mắt của người dân quê, hình ảnh đầu tiên đọng lại trong tâm hồn khi nhìn ra thế giới là mảnh vườn nhà. Mảnh vườn

là những gì cổ sơ, thiêng liêng của người nhà quê. Chính vì thế, không gian mảnh vườn cứ trở đi trở lại trong thơ Nguyễn Bính. Lớp từ chỉ không gian mảnh vườn xuất hiện 30 lần/ 41 bài thơ: vườn, mảnh vườn, vườn chanh, vườn

cam, vườn dâu, vườn lê, vườn cải, ...

Em ơi! Em ở lại nhà

Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương.

(Lỡ bước sang ngang, tr.18)

Vườn ở đây đồng nghĩa với nhà, quê hương. Nơi gắn bó chặt chẽ với

tâm thức của mỗi người dân Việt Nam. Vườn chính là nơi trở về với cội nguồn của những người con xa quê hương. Trong mảnh vườn bé nhỏ đó lại chứa rất nhiều loại hoa. Đó không phải là các loại hoa đài các như :

hoa hồng, hoa cúc, lay ơn, ... cho các cuộc vui thú điền viên mà chỉ có các

loài hoa hết sức dân giã, bình dị: hoa bưởi, hoa cau, hoa cam, hoa xoan,

hoa cải, ... Đó là những loài hoa gắn với sự phồn thịnh của công việc nhà

nông. Hoa đã đem lại cho bức tranh thiên nhiên nơi thôn dã sự hài hòa về đường nét, màu sắc, hương thơm:

Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thầy u mình với chúng mình chân quê. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Chân quê, tr.38)

“Hoa chanh” loài hoa thân thuộc với làng quê Việt Nam. Ở đây chàng trai đã dùng “hoa chanh” như là biểu tượng của sự mộc mạc bình dị. Thông qua đó chàng trai muốn nhắn gửi với người yêu của mình đừng thay đổi bên ngoài mà hãy là cô gái quê bình dị, mộc mạc như ngày nào. Bên cạnh các loài hoa còn có những “dậu mùng tơi xanh rờn”, “bờ rào cây bưởi không hoa”, “giàn trầu”, “hàng cau”,...Nhìn qua tưởng đó là những không gian hết sức nhưng bình thường những đằng sau nó lại chứa rất nhiều tâm tư tình cảm của những cô gái, chàng trai thôn quê Việt Nam, là mối tương tư trong tình yêu:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào

(Tương tư, tr.31) là khoảng không xa cách trong tình yêu :

Giá đừng có dậu mồng tơi

Đêm nào tôi cũng qua chơi thăm nàng.

(Người hàng xóm, tr.53)

Mảnh vườn quê hương như trở đi trở lại trong nỗi nhớ khắc khoải trong niềm khao khát yêu đương. Mảnh vườn như là nơi níu giữ tình cảm của người ra đi. Để rồi xa quê mà hồn vẫn hướng về quê hương, vẫn sống thổn thức với những kỉ niệm. Không gian làng quê trong thơ Nguyễn Bính luôn có sự xáo trộn giữa thực và ảo; giữa hiện tại và hoài niệm làm cho không gian vừa quen thuộc, vừa gần gũi thân thiết, vừa mới lạ, lung linh, độc đáo khác thường.

Đối lập với không gian làng quê, bình dị, chân chất, đó là sự xuất hiện của không gian thành thị trong thơ Nguyễn Bính. Dù không gian thành thị không xuất hiện nhiều như không gian làng quê, chỉ 23 lần/ 41 bài thơ nhưng nó cứ luôn ám ảnh mãi trong tâm trí của nhà thơ. Làng quê thanh bình, êm ả, đầy hương sắc của thiên nhiên, của sự sống, còn thành thị trong thơ Nguyễn Bính là tiếng còi tàu, tiếng động cơ, những nhà trọ, bến xe, sân ga. Đó là những nơi nhà thơ đã từng đặt chân đến. Nhà thơ đã có ý định phân lập không gian này thành những khoảng riêng biệt, dễ nhận, dễ định hình: xứ này, xứ

người, đất khách,... hoặc là những địa danh cụ thể như: Hà Nội, Sài Gòn, ...

Đây là khoảng không gian nhà thơ đang sống, đang chịu sự bao bọc của nó. Hình ảnh “quán trọ”, “chợ Quán”, “Đa Kao”, “Cầu Muối”,... là những địa điểm thật xa lạ chứ không có cảm giác thân quen như nhắc đến thôn Đoài, Thôn Đông. Đó là những địa danh trên con đường đời đầy vất vả dầm dãi gió sương. Ngoài ra, thành thị còn là “nhà ga”, “con tàu”, “bến xe”,.. là những

không gian diễn ra sự lưu chuyển của con người chốn thành thị. Ở đó, những cuộc chia ly diễn ra đầy cảm động:

Có lần tôi thấy một bà già Đưa tiễn con đi trấn ải xa Tàu chạy lâu rồi bà vẫn đứng Lưng còng đổ bóng xuống sân ga.

(Những bóng người trên sân ga, tr.43) Nếu như khi nói về quê hương, xóm làng âm điệu thơ chứa chan tình cảm yêu thương, thân thương thì khi nói về thành thị âm điệu buồn rầu như chất chứa sự chia li, xa cách. Chính vì thế, nhà thơ luôn cảm thấy lạc lõng, bơ vơ trước những đổi thay của thành thị. Bước vào không gian thành thị trong thơ Nguyễn Bính đó là một thế giới u buồn, ảm đảm, lạnh lùng; tình người thật hiếm hoi chính vì vậy mà tất cả đều thấm đẫm “nỗi sầu đô thị”, không

còn khoảng không gian trong lành, thanh bình của thiên nhiên cây cỏ, không còn hơi ấm áp tình người chốn quê mà chỉ thấy sự phai tàn, tan tác:

Tôi thấy quanh tôi và tất cả Kinh thành Hà Nội chít khăn xô.

(Viếng hồn trinh nữ, tr.32)

Một Hà Nội tràn ngập không gian chết chóc, tang tóc. Một không gian thật ảm đảm, đau buồn. Đời sống đô thị làm cho tâm hồn thi sĩ khô héo, tàn lụi còn đâu những cảm xúc trong trẻo, niềm hân hoan phơi phới trước cuộc đời đô thị hiện đại. Nếu trước khi lên kinh thành với niềm hăm hở của một kẻ khao khát đổi thay, với một giấc mộng công danh rạng rỡ thì giờ đây cuộc sống lạc lõng, xô bồ nơi thành thị đã khiến nhà thơ muốn trở về với : “Thầy u mình với chúng mình chân quê”.

3.2.2.2. Lớp từ ngữ chỉ thời gian

Lớp từ ngữ chỉ thời gian là từ hoặc ngữ cố định dùng để chỉ những gì liên quan đến thời gian.

Lớp từ ngữ chỉ thời gian trong thơ Nguyễn Bính xuất hiện 319 lần/ 41 bài thơ. Trong đó, từ đơn xuất hiện 52 lần chiếm 16,3%: trưa, chiều, đêm,

ngày, sáng, xuân, ... từ đa âm tiết là 267 lần chiếm 83,7%.

Bảng 3.6: Thống kê cấu tạo lớp từ chỉ thời gian trong thơ Nguyễn Bính

Cấu tạo của lớp từ ngữ chỉ không gian thơ

Nguyễn Bính

Số lượng

Tỉ lệ

(%) Ví dụ

Từ đơn tiết 52 16,3 Xuân, sáng, trưa, chiều, đêm,

ngày,... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ đa tiết 267 83,7 Mùa xuân, hôm qua, hôm nay,

đêm qua, đêm nay, ngày mai...

Tổng 319 100

Từ đơn âm tiết chỉ thời gian trong thơ Nguyễn Bính là những từ chỉ mùa hoặc các buổi trong ngày, từ đa tiết là các kết hợp: mùa + xuân/ hạ; đêm + nay/mai/kia, năm/ tháng/ thuở + trước/ ấy/ xưa,...

Thời gian trong thơ Nguyễn Bính còn được tính bằng những con số rất cụ thể (số từ + danh từ chỉ thời gian): một đêm, ba đêm, mười năm, một đêm

hè, một năm, ….

Có một nghìn đêm tôi chiêm bao Ba đêm nay khóc với mưa rào.

(Người con gái lầu hoa, tr.77)

Có lẽ không có nhà thơ Việt Nam nào lại sử dụng những con số trong thơ như Nguyễn Bính. Con số xuất hiện trong tất cả các lớp từ, trong đó có lớp từ ngữ chỉ thời gian. Những con số đó kết hợp với danh từ chỉ thời gian làm cho thời gian càng thêm cụ thể, đo đếm được. Tất cả những khoảng thời gian đo đếm được là những khoảng thời gian đầy đau buồn, đau khổ:

Mười năm gối hận bên giường

Mười năm đưa đám một mình Đào sâu chôn chặt mối tình đầu tiên

Mười năm lòng lạnh như tiền Tim đi hết máu cái duyên không lành.

(Lỡ bước sang ngang, tr.18) “Mười năm” là khoảng thời gian từ ngày chị bước sang ngang theo chồng, là “mười năm” đầy đau khổ, trong nước mắt, “mười năm” chị lẻ loi, một mình, ôm chặt mối tình đầu tiên mà trái tim như khô héo. Đó là khoảng thời gian dài lê thê, đầy nước mắt.

Trong bốn mùa, Nguyễn Bính ít khi nói đến mùa đông, mà chỉ hay nói đến mùa xuân, hạ, thu, đặc biệt là mùa xuân. Lớp từ ngữ chỉ thời gian mùa xuân xuất hiện 35 lần/ 41 bài. Mùa xuân khi được Nguyễn Bính gọi là “xuân”, “Tết”,... Mùa xuân làm sống lại hồn quê và cũng làm sống lại những hoài niệm, những hoài niệm ấy bao giờ cũng song hành với thời gian. Là nhà thơ, hơn ai hết Nguyễn Bính rất nhạy cảm với những biến sinh của vũ trụ vô thường: “Hôm nay còn xuân mai còn xuân”. Thế nên, đằng sau những rộn rã của mùa xuân bao giờ cũng đọng lại những dư vị buồn, của niềm trắc trở:

Mẹ bảo: “Mùa xuân đã cạn ngày” Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày Bao giờ em mới gặp anh đây.

(Mưa xuân, tr.5)

Mưa xuân là cơn mưa đầu tiên của một năm mới. Ngày xuân ở đây được tô điểm bằng khung cảnh bình dị của làng quê với hoa xoan nở. Nó cũng là khởi đầu cho một mối tình buồn, đơn phương của cô gái. Nhưng hầu hết trong thơ Nguyễn Bính, mùa xuân là mùa tràn đầy sức sống, tràn đầy niềm tin, hy vọng và mùa của tình yêu, tuổi trẻ “mùa xanh”.

Thời gian hiện tại trong thơ Nguyễn Bính luôn được nhà thơ sử dụng theo cấu trúc: danh từ chỉ thời gian + nay/ mai/ mốt: đêm nay, đêm mai, hôm

nay, ngày mai, hay “bây giờ”… Lớp từ ngữ chỉ thời gian hiện tại xuất hiện 46

lần/ 41 bài thơ để chỉ khoảng thời gian cụ thể, xác định trong thời điểm hiện tại, hoặc tương lai gần. Thời gian hiện tại là thời gian mà nhà thơ đang sống, đang phải đối mặt. Dù nhà thơ có hoài niệm ngọt ngào đến đâu thì nhà thơ cũng không sống mãi được với nó bởi nhà thơ đang đứng ở bờ của hiện tại. Hiện tại là những ngày tháng sống tha hương nơi đất khách quê người, với cuộc sống của một nhà thơ nghèo. Nếu quá khứ nhà thơ sống mơ màng đắm say không ngày tháng xác định cụ thể, thì hiện tại là một Nguyễn Bính tỉnh táo để chứng kiến cuộc sống đang đổi thay từng phút, từng giây. Hiện tại hiện

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ ngữ trong thơ hàn mặc tử và nguyễn bính luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 86 - 101)