Qua khảo sát, thống kê, chúng tôi thấy: Hàn Mặc Tử sử dụng rất nhiều lớp từ ngữ khác nhau trong thơ nhưng có 3 lớp từ ngữ được sử dụng với số lượng nhiều nhất đó là: lớp từ ngữ chỉ không gian, lớp từ ngữ chỉ tâm trạng, lớp từ ngữ chỉ người con gái đẹp. Vì vậy, luận văn đi sâu tìm hiểu những lớp từ này.
3.2.1.1. Lớp từ ngữ chỉ không gian trong thơ Hàn Mặc Tử
Tiến hành khảo sát các bài thơ trong thơ Hàn Mặc Tử, chúng tôi thấy lớp từ ngữ không gian là lớp từ ngữ xuất hiện với tần số cao nhất trong thơ Hàn Mặc Tử. Lớp từ ngữ này gồm 341 từ với 692 lần xuất hiện.
Từ ngữ chỉ không gian xuất hiện rất nhiều trong thơ Mới nói riêng, thơ ca Việt Nam nói chung. Cụ thể là trong thơ của các nhà thơ như: Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính...nhưng hầu hết cấu tạo của lớp từ những từ ngữ chỉ không gian mà các nhà thơ này sử dụng là từ đơn âm tiết. Chẳng hạn, trong tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận có 343 từ ngữ chỉ không gian, trong đó
có 240 từ ngữ đơn âm tiết chiếm 64%: mộ, trời, sông, bãi, suối,... Và trong thơ Nguyễn Bính, từ ngữ chỉ không gian cũng xuất hiện với tần số rất lớn, với 275 từ. Trong đó từ đa âm tiết lại có số lượng lớn là 172 từ, chiếm 62,5% từ đơn tiết có 102 từ, chiếm 37,5%. Điểm khác biệt về cách sử dụng từ giữa thơ Nguyễn Bính và thơ Hàn Mặc Tử thể hiện ở chỗ, các từ đa tiết trong thơ Nguyễn Bính và thơ Hàn Mặc Tử là ở chỗ, các từ đa âm tiết trong thơ Nguyễn Bính chủ yếu là chỉ làng quê: giầu không, bến sông, ...
Từ ngữ chỉ không gian trong thơ của Hàn Mặc Tử thì từ đa âm tiết chiếm số lượng lớn hơn từ đơn âm tiết, nhưng chủ yếu là để chỉ không gian thiên nhiên và không gian tâm trạng.
Bảng 3.1: Cấu tạo lớp từ chỉ không gian trong tập thơ Đau thương
Cấu tạo của lớp từ ngữ chỉ không gian thơ Hàn
Mặc Tử
Số
lượng Tỉ lệ Ví dụ
Từ đơn tiết 240 34,7 Trăng, sao, mây, nước, trời,
sông, hồ, núi, đồi, gió...
Từ đa tiết 452 65,3 Trăng sao, mây nước, (trong)
hư đãng, cõi thanh tịnh,...
Tổng 692 100
Các từ đơn âm tiết xuất hiện trong thơ Hàn Mặc Tử chủ yếu chỉ thiên nhiên như: trăng, sao, mây, nước... Các từ đa âm tiết chủ yếu là sự kết hợp của 2 hoặc 3 âm tiết, thuộc cùng trường nghĩa, như: Trăng sao, hoa gió, mây
nước, trời đất, mây núi,... Việc sử dụng một danh từ không gian kết hợp với
một danh từ chỉ không gian là để xác định địa điểm hay hạn định phạm vi không gian, qua đó, nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của mình. Cách sử dụng này không mới nhưng trong thơ Hàn Mặc Tử sự kết hợp này
được nhà thơ sử dụng với tần số cao, đã tạo nên một không gian vừa đẹp, vừa thơ mộng, huyền ảo.
Hoặc nhiều từ phải đặt trong kết hợp được danh từ hóa: (trong) hư đãng, (trong) tư tưởng, cõi thanh tịnh, (trong) hiu quạnh,, (trong) niềm thương nhớ, nguồn khoái lạc,... dùng để chỉ những không gian thuộc về lĩnh vực tinh thần,
đó là không gian của tâm tưởng, không gian của tâm trạng.
Lớp từ ngữ chỉ không gian trong thơ Hàn Mặc Tử có rất nhiều nhóm ý nghĩa, nhưng có 3 nhóm ý nghĩa chính sau: Không gian vũ trụ; Không gian của tâm tưởng; Không gian của tri nhận.
a) Không gian chỉ thiên nhiên
Thiên nhiên là đề tài muôn thuở của thi nhân, là khởi nguồn của nghệ thuật, rất gần gũi, quen thuộc nhưng có khi cũng rất đỗi xa xôi đối với chúng ta. Không gian đặc biệt là thiên nhiên rất quan trọng đối với con người, vốn dĩ gần gũi với mỗi chúng ta. Không ai có thể sống ngoài không gian, không ai tồn tại mà không hít thở khí trời. Cuộc sống con người sẽ trở nên tẻ nhạt, tâm hồn con người sẽ trở nên chai sạn, khô cằn nếu thiếu thiên nhiên, tạo vật. thiên nhiên có thể là mối đe dọa đáng sợ đối với con người nếu chúng ta không bảo vệ và lãng quên nó. Ngược lại, thiên nhiên là một yếu tố tích cực tác động đến sự trưởng thành đến tâm hồn, tâm trạng của con người. Với lí do đó, Hàn Mặc Tử tìm thấy tiếng nói đồng cảm ở nhân vật “thiên nhiên – không
gian”. Nhà thơ mượn phương tiện là thiên nhiên để nói hộ tâm tư tình cảm
của chính mình.
Với Hàn Mặc Tử một con người rất nhạy cảm và có ý thức về không gian, nên trong thơ ông có những phát hiện vô cùng độc đáo, đặc sắc về không gian. Nhà thơ đã sử dụng một lớp từ không gian gắn liền với thiên nhiên trong vũ trụ: trăng, sao, mây, nước, sông Ngân Hà, trời, đất… Không gian thiên nhiên đó là nơi để nhà thơ bộc lộ nỗi lòng, tâm trạng. Trong thơ
Hàn Mặc Tử không gian này xuất hiện 142 lần: Trăng, sao, mây, nước, gió… Đây là những không gian thiên nhiên, không gian vữ trụ không xa lạ trong thơ văn Việt Nam. Huy Cận cũng là nhà thơ luôn chọn trăng, sao…là những không gian tạo cảm giác rộng, bao la làm cho con người luôn bé nhỏ, rợn ngợp, cô đơn trong chính không gian đó. Không gian trong thơ Hàn Mặc Tử chủ yếu là không gian vũ trụ nhưng cái mới của loại không gian này trong thơ ông là: không gian vũ trụ mà ông tạo ra trong thơ chính là thế giới mộng mà thi sĩ tạo ra cho chính mình, đặc biệt là cách sử dụng từ ngữ độc đáo và đặc sắc đã làm cho không gian trong thơ ông luôn luôn đa dạng, biến ảo đến lạ kì.
“Trăng” là không gian được nhà thơ lựa chọn sử dụng nhiều nhất. Thiên nhiên không chỉ phong phú về loại mà còn đa dạng về màu sắc. “Trăng” được
nhà thơ miêu tả với các sắc thái: vàng, mờ, mơ, thơm…những sự kết hợp ấy đã làm cho thiên nhiên trong thơ Hàn Mặc Tử luôn đầy màu sắc, đẹp và đầy biến ảo. Tính từ vốn chỉ là từ loại chỉ tính chất của sự vật nhưng trong thơ Hàn Mặc Tử nó trở thành chất men giao thoa giữa ngũ quan và tứ chi. Vì thế, không gian chỉ thiên nhiên, vũ trụ trong thơ Hàn Mặc Tử hiện lên không chỉ như trạng thái, tính chất vốn dĩ của nó mà các giác quan đặc biệt đã được nhà thơ tung ra, làm cho sự vật vô tri cũng trở nên hữu tình: sương nhạt, sương
lam, nắng hường, nắng chang chang, mây lam, cánh đồng cao, nắng hồng đào, ánh trăng ngà, … và mang tất cả những tâm tư tình cảm chân thành nhất
của thi nhân trước không gian bao la của vũ trụ. Sự kết hợp giữa danh từ không gian với tính từ cũng nhằm làm nổi bật các thuộc tính của không gian làm không gian thiên nhiên trong tập thơ này như được khoác lên mình một lớp áo mới với đầy đủ màu sắc.
Không gian đó không chỉ dừng lại ở không gian thiên nhiên trong vũ trụ mà còn là không gian của làng quê rất đỗi mộc mạc như trong bài thơ: Đây
thôn Vĩ Dạ, Mùa xuân chín, Mơ… là những bức tranh đẹp, tiềm ẩn nhiều chất
sống của làng quê:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
(Đây thôn Vĩ Dạ, tr.53)
Đây thôn Vĩ Dạ là một bức tranh thiên nhiên với không gian đa chiều.
Không gian được mở rộng ra từ một vườn cây tươi tốt của một vùng quê, một bến sông trăng quyến rũ và một ảo ảnh về một không gian xa xôi. Còn thời giian thì có một vẻ đẹp bình minh dạt dào sức sống, có cả xế trưa, chiều và chiều tối. Thiên nhiên hiện lên rất sinh động, tươi tắn với: nắng, hàng cau, lá
trúc, dòng nước, hoa bắp lay, mây gió, thuyền trăng, sông trăng, bến trăng.
Câu thơ cuối cùng: Ai biết tình ai có đậm đà, là câu hỏi cho một sự thật, không biết có thực hiện được hay không sự trở về với kỉ niệm yêu thương – nơi có vùng quê thơ mộng, đẹp hiền hòa một thời đã sống. Đó cũng có thể là thiên nhiên hết sức tươi tắn, thanh tao mà ý nhị của làng quê Việt Nam trong
Mùa xuân chín:
Trong làn nắng ửng khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý, bóng xuân sang.
(Mùa xuân chín, tr.43) b) Không gian của tâm tưởng
Lớp từ ngữ chỉ không gian tâm tưởng tuy không phải là một sáng tạo mới của Hàn Mặc Tử, bởi trong thơ lớp từ này đã được các nhà thơ sử dụng nhiều, nhưng trong thơ Hàn Mặc Tử, lớp từ này xuất hiện với tần số rất lớn:
361 lần và trở thành một ám ảnh nghệ thuật làm người đọc phải chú ý. Thơ Hàn Mặc Tử là thơ của các cung bậc tâm trạng: vui, buồn, đau đớn, điên cuồng, và cả say mê nữa. Là một người khao khát yêu và được yêu đến cháy bỏng, say mê, cuồng nhiệt nhưng cũng là người phải chịu bất hạnh nỗi đau của bệnh tật nên tâm trạng của thi nhân càng trở nên điên dại, đau đớn hơn, cuồng loạn hơn. Chính thời điểm này thi nhân lại càng ý thức được rõ về thơ chuyên chở sự đau thương điên dại của mình: “Không rên xiết nghĩa là thơ vô
lý”. Do luôn thường trực trong tâm trạng đó nên không gian trong thơ ông
cũng nhuốm chung tâm trạng của buồn, tiếc nuối, đau thương, điên loạn... Khát khao tình duyên bị chững lại khi đời sống của nhà thơ luôn chịu dày vò của những trận giày vò của căn bệnh đã tạo ra mặc cảm của sự chia lìa. Mặc cảm này ăn sâu vào nội tâm, tâm trạng của nhà thơ thể hiện nỗi sầu vô hạn.
Tập Gái quê là tâm trạng của một chàng trai luôn khát khao đi tìm tình yêu của mình với “cô gái thôn quê” chân chất mà mộc mạc. Tình cảm của chàng trai đang yêu ở đây khi thì rạo rực, say đắm, nồng nàn đến cháy bỏng nên không gian ở đây dường như cũng nhuốm chung tâm trang đó:
Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu, Đợi gió trăng về để lả lơi.
(Bẽn lẽn, tr.37)
“Trăng” ở đây như là cô gái đầy gợi tình, lả lơi đầy dục tình. Từ ánh trăng cành liễu, mặt hồ, cơn gió đến những hình ảnh táo bạo, khơi gợi đến suồng sã như nằm “sóng soãi, lả lơi, ngây tình”. Tất cả đều có nhiệt độ nồng nàn của da thịt, tất cả đều tương giao trong nguồn ân ái bởi trăm ngàn dây đê mê quấn riết lấy nhau.
Nhưng bước sang tập Đau thương thì không gian tâm trạng đã mang sắc thái tâm trạng hoàn toàn khác hẳn. Tràn ngập Đau thương là không gian đầy đau đớn, không gian “rớm máu” mà nhà thơ muốn quên đi, muốn xóa đi:
Tôi giết thời gian trong nắm tay Tôi vo tiếc mến như vo lụa…
(Chơi trên trăng, tr.77)
Hơn ai hết, Hàn Mặc Tử là người biết trước rõ bệnh tật của chính mình, biết được trước cái chết sẽ đến với mình trong một ngày không xa. Lúc đầu cái chết đối với nhà thơ là một nỗi kinh hoàng nhưng cuối cùng nó cũng là một ước mơ, nài nỉ trong thế giới mộng tưởng: cái chết là chỗ phải đến. Vì thế, những cảm giác cô đơn sợ hãi lẫn những tưởng tượng về cõi chết xuất hiện rất nhiều, đó là không gian của nỗi đau, của bệnh tật :Một mai tôi chết
bên khe ngọc Tuyền (Một miệng trăng, tr.78)
Mang một thể xác bị tàn phá, cảm giác bị tê liệt tâm can bị dày vò, nhà thơ muốn trút bỏ tất cả những cái hữu hình, cái vật chất kinh tởm để vươn ra ngoài một thế giới lạ, thế giới chỉ có trong tưởng tượng, trong giác mộng. Nhà thơ đã đi, đã vui buồn hờn giận, đã đứng trong vườn thơ rộng “rung rinh” mà tượng tượng nhìn về thế giới thực tại bằng con mắt trần gian:
Anh đứng cách xa ngàn thế giới
Lặng nhìn trong mộng miệng em cười.
(Lưu luyến, tr.55)
Không gian tâm trạng, không gian tưởng tượng trong thơ Hàn Mặc Tử chủ yếu là không gian của một con người chất chứa nhiều nỗi đau, nhiều tâm sự đi tìm hạnh phúc bất tuyệt nhưng thế giới bất tuyệt đó chỉ là thế giới hư vô trong tượng tưởng của nhà thơ mà thôi, những cơn đau về thể xác đã làm cho tâm trạng của nhà thơ luôn lo lắng, chập chờn, lo âu chờ đợi cái chết đang gần kề: Tiếng rú ban đêm rạn bóng mờ
Tiếng rú hồn tôi xô sóng vỡ ... Chao ôi ghê quá trong tư tưởng
(Cô liêu, tr.82)
Cô liêu là tiếng kêu thảm thương trong nỗi cô đơn rùng rợn. Con người
như lạc vào thế giới xa lạ, tách biệt hẳn với đồng loại, tách biệt hẳn với đồng loại. Không gian chỉ là “vũng cô liêu”, thế gian đã “cũ” và chìm sâu đến “vạn
đời”. Có thể nói trí tưởng tượng của nhà thơ thât mạnh mẽ và hết sức phong
phú. Thế giới trong con mắt nhà thơ là một cảnh tượng bị xáo trộn đến rung cả tầng không khí, tròng trành cả bầu hạo nhiên.
c) Không gian của tri nhận
Trong thơ Hàn Mặc Tử không gian tri nhận xuất hiện ở hầu hết các tập thơ. Các vật vốn vô tri vô giác nhưng dưới ngòi bút nhân hóa của thi sĩ Hàn Mặc Tử đã biến thành nhưng vật có tri giác, cảm xúc, mang dáng dấp của con người. Thiên nhiên trong thơ Hàn Mặc Tử được khai thác như con người thật. Nhà thơ đã thổi cho thiên nhiên một sức sống mới, khác lạ: từ cái nghiêng ngả rất gợi cảm, tình tứ nhưng cũng rất kín đáo theo kiểu phương Đông đến cảm giác “đê mê”, “ngất ngây” rất phương Tây. Trăng, sao, trời vốn là những vật để chỉ thiên nhiên nhưng dưới ngòi bút của Hàn Mặc Tử, thiên nhiên đã mang dáng dấp của con người. Nhà thơ đã kết hợp các danh từ không gian kết hợp với động từ, sự kết hợp này xuất hiện 86 lần. Trời trong thơ Hàn Mặc Tử như một vị Thiền sư nhân từ, biết cảm thương mủi lòng trước những bất hạnh của con người và tạo vật trần thế phải trải qua.
“Trăng” trong thơ hàn Mặc Tử không chỉ là người bạn tâm giao, mà còn là người tình trong mộng của thi sĩ. Vì thế, “trăng” trở thành hình tượng được nhắc đến nhiều nhất trong tập thơ. Hàn Mặc Tử không chỉ ngắm không gian mà còn sờ, hít ngửi được; không gian trong thơ Hàn Mặc Tử không chỉ có vẻ đẹp thanh khiết của thiên nhiên tạo vật muôn đời mà nó còn kêu gào, động đậy, hoạt động, tỏa hương, cũng có cảm xúc, tâm trạng như con người vậy. Chẳng hạn, “Trăng” trong thơ Hàn Mặc Tử có màu sắc (danh từ + tính từ):
vàng, bạc...có mùi: thơm, có nhạc: tiếng vàng,... có những hoạt động (danh từ
+ động từ): nằm, ngả ngửa, chết đuối, tử tự, ngã, rụng, say... có cảm xúc tâm trạng: choáng váng, lỏn lẻn, hững hờ, ngất ngây, thổn thức, ghen, thẹn thò, ...
... Chao ôi chúng tôi rú lên vì kinh động
Vì trăng ghen, trăng ngã, trăng rụng xuống mình hai ta.
(Rượt trăng, tr.75)
Việc tạo ra sự kết hợp giữa: danh từ + động từ làm cho sự vật được nhân hóa, ở đó, chúng ta có thể nhìn thấy bóng dáng của con người với tất cả biểu hiện tinh tế sinh động nhất của con người. Chẳng hạn, “trăng” ở đây đã được
nhà thơ nhân hóa biến thành một con người thật, mang những tính chất đặc trưng của con người khi đang yêu. Danh từ kết hợp với tính từ: mây (lặng lờ),
nước (ngất ngây), nắng (chang chang), nắng (hồng đào), nắng (hường)... Với
dạng kết hợp này làm cho không gian không còn bó hẹp trong một khoảng không gian cụ thể nữa mà được mở rộng ra với các kích thước (trăng mỏng,
ánh trăng), trạng thái, màu sắc khác nhau. Sự kết hợp của danh từ không gian
với tính từ cũng làm nổi bật các thuộc tính của không gian:
Chị ấy năm nay còn gánh thóc Dọc bờ sông trắng nắng chang chang.
(Mùa xuân chín, tr.58)
Không gian ở đây là không gian của vùng quê dân dã Việt Nam. Không