Bảng 2.1: Từ ngữ trong thơ Hàn Mặc Tử xét về mặt cấu tạo
Từ vựng theo cấu tạo Số lượng Tỉ lệ (%) Ví dụ
Từ đơn 3046 72 Trăng, sao, mây, nước, em, chị, …
Từ ghép 1005 23,7 Trăng sao, mây nước, hoa lá, mĩ nhân, …
Từ láy 182 4,3 Hây hây, lặng lờ, ngất ngây, chang chang,
Tổng 4237 100
Bảng 2.2: Từ ngữ trong thơ Nguyễn Bính xét về mặt cấu tạo
cấu tạo lượng (%)
Từ đơn 3326 75 Em, mẹ, chị, sông, ghen, yêu, nhà, bay...
Từ ghép 1034 23 Nhà tranh, bến sông, láng giếng, thôi đê,…
Từ láy 88 2 Lớp lớp, lỡ làng, lầm lụi, thong thả, dở
dang, xác xơ, nhí nhảnh, …
Tổng 4448 100
Nhìn vào bảng thống kê 2.1 và 2.2, chúng tôi nhận thấy: Trong thơ Hàn Mặc Tử và Nguyễn Bính, số lượng từ đơn chiếm tỉ lệ lớn nhất chiếm trên 70% trong các lớp từ xét về mặt cấu tạo. Từ đơn trong thơ của Hàn Mặc Tử và thơ Nguyễn Bính là những từ cơ bản trong tiếng Việt, chủ yếu để chỉ sự vật, hiện tượng: thuyền, hoa, sông, suối, trăng, sao, mây, nước,… hay để chỉ các hoạt động của con người như: ngủ, ghen, say, gánh… Số lượng từ ghép chiếm số lượng lớn thứ hai sau từ đơn với từ, trong đó có cả từ ghép hợp nghĩa và từ ghép phân nghĩa. Nói chung, cách sử dụng từ đơn trong thơ Hàn Mặc Tử và Nguyễn Bính cũng không khác so với các nhà thơ khác. Vì vậy, chúng tôi không đi sâu tìm hiểu các lớp từ này.
Trong các lớp từ xét về mặt cấu tạo, chúng tôi nhận thấy điểm nổi bật nhất trong thơ Hàn Mặc Tử và Nguyễn Bính chính là lớp từ láy. Lớp từ láy mặc dù số lượng chiếm tỉ lệ không cao như từ đơn và từ ghép. Nhưng đây là lớp từ có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ cũng như thể hiện được tính nhạc trong thơ. Việc sử dụng lớp từ này thành công và sáng tạo đã tạo nên những giá trị nghệ thuật đặc sắc, đó cũng là những nét đặc trưng về từ ngữ trong thơ Hàn Mặc Tử và Nguyễn Bính.